Vì sao các chuyên gia kinh tế thường rất tệ trong việc dự báo suy thoái?
Các nhà dự báo chuyên nghiệp cảm thấy an toàn hơn khi cùng quan điểm với đám đông. Không có nhiều động lực để một người chọn cách đi ngược.
- 23-04-2019Ngoài tình trạng đường cong lợi suất đảo ngược, đâu là những dấu hiệu đáng ngại khác cảnh báo về suy thoái kinh tế?
- 05-04-2019Trung Quốc: Bí quyết vượt Nhật Bản và chặng đường bước ra dưới ánh mặt trời từ đống tro tàn suy thoái kinh tế
- 25-03-2019Lo ngại về tình trạng suy thoái kinh tế, chứng khoán châu Á không thoát được sắc đỏ
- 09-03-2019Giới chuyên gia lo kinh tế Nhật suy thoái khi thuế tiêu dùng chuẩn bị tăng mạnh
- 19-02-2019Chủ nhân Nobel kinh tế Paul Krugman: Thế giới sẽ chứng kiến một cuộc suy thoái kinh tế vào năm nay
Lịch sử không ủng hộ
Khi bóng ma suy thoái đang trở lại ám ảnh thị trường tài chính và hành lang các ngân hàng trung ương, một cái nhìn về quá khứ cho thấy những người được trả tiền để dự báo cái gọi là bước ngoặt trong tăng trưởng kinh tế có một "lịch sử ảm đạm". Không giống như thị trường chứng khoán, các chuyên gia thà bỏ lỡ các cuộc suy thoái hơn là dự báo về một điều không bao giờ xảy ra.
Thất bại tồi tệ nhất xảy ra với cuộc suy thoái năm 2008. Gần như không ai có thể dự báo kinh tế toàn cầu sẽ sụp đổ vào tháng 12/2007, 9 tháng trước khi Lehman Brothers nộp đơn xin phá sản, kích hoạt quân domino đầu tiên làm chao đảo cả thế giới.
Hồi tháng 2, Andrew Brigden, chuyên gia kinh tế trưởng của Fathom Consulting có trụ sở ở London, Anh đã tìm ra 469 cú sụt giảm của các nền kinh tế kể từ năm 1988. Tuy nhiên, Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) chỉ dự đoán được 111 lần. Các nhà kinh tế của IMF không đơn độc. Trong một báo cáo gần đây, Ziong An, Joao Tovar Jalles và Prakash Loungani phát hiện ra 153 cuộc suy thoái ở 63 quốc gia trong giai đoạn từ 1992 đến 2014. Tuy nhiên, chỉ có 5 trong số đó được dự đoán đúng và nhận sự đồng thuận. Các nhà kinh tế cũng có xu hướng đánh giá thấp mức độ của sự sụt giảm.
Các thống kê cho thấy sự thiếu chính xác trong việc dự đoán suy thoái đang làm dấy lên lo ngại trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang ở một giai đoạn nhạy cảm. Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc hạ nhiệt trong khi nền kinh tế châu Âu nhìn có vẻ mong manh. Italy đã bị suy thoái trong khi Đức và Pháp có nguy cơ đình trệ.
Vào ngày 22/3, thị trường trái phiếu Mỹ lóe lên tín hiệu cảnh báo khi đường cong lợi suất đảo ngược với trái phiếu kỳ hạn 10 năm có mức lãi suất thấp hơn so với trái phiếu kỳ hạn 3 tháng. Sự đảo ngược này thường xảy ra phía trước một cuộc suy thoái. Tuy nhiên, thời gian từ khi xảy ra hiện tượng đó tới lúc suy thoái luôn khác nhau.
Trong một cuộc khảo sát nội bộ gần đây của Hiệp hội Kinh tế Kinh doanh quốc gia Mỹ, 42% số người dự đoán suy thoái kinh tế Mỹ sẽ xảy ra trong năm tới. 10% số người nói rằng suy thoái có thể xảy ra trong năm nay và 25% dự đoán năm suy thoái là 2021.
Vì sao các chuyên gia kinh tế thường dự đoán sai?
Lý do đơn giản là vì công việc này vô cùng khó khăn. Thông tin về nền kinh tế luôn tới không đầy đủ và thường có độ trễ nhất định. Trong khi đó, những bước ngoặt trong nền kinh tế thường xảy ra đột ngột. Một số nguyên nhân của suy thoái đến từ các cú sốc tài chính, chẳng hạn như sự hoảng loạn trên thị trường chứng khoán. Bản thân những điều này vốn rất khó đoán.
Loungani, một chuyên gia làm việc tại IMF, cho biết, sự thiếu ưu tiên cũng có thể là một phần nguyên do. Không giống như các nhà quản lý danh mục đầu tư, các nhà kinh tế không phải những người buộc phải đưa ra dự đoán chính xác những cuộc suy thoái. Việc đoán sai cũng không phải là dấu chấm hết cho sự nghiệp của họ.
Tâm lý đám đông cũng là trở ngại. Các nhà dự báo chuyên nghiệp cảm thấy an toàn hơn trong một đám đông hơn là thò cổ ra ngoài với việc dự báo suy thoái. Chính vì thế, người ta thường thiên vị hơn cho bên không suy thoái, ngay cả khi có những tín hiệu cảnh báo rõ rệt. Chính ông Loungani cũng nhấn mạnh không dự báo được suy thoái là lỗi phổ biến hơn nhiều so với việc cảnh báo suy thoái nhưng nó không xảy ra.
Mặt khác, có một cách để đảm bảo rằng bạn sẽ không bao giờ bỏ lỡ một cuộc suy thoái đó là liên tục phát ra những cảnh báo về nó. Điểm mơ hồ duy nhất trong dự báo này chính là khi nào suy thoái xảy ra. Khoảng thời gian 18 tới 24 tháng trong tương lai là một quãng thời gian hợp lý cho việc dự đoán suy thoái. Kể từ năm 1959, trong bất cứ tháng nào, khả năng xảy ra suy thoái với kinh tế Mỹ là 13%.
Loungani vẫn nhìn thấy những chỗ dành cho sự lạc quan trong các nhà kinh tế học hành vi hiện nay. Trong các chu kỳ trước, rất nhiều phân tích được đưa ra quanh việc thời gian thay đổi như thế nào và tại sao chu kỳ kinh doanh lại được thuần hóa, với những pha hạ cánh mềm mại hơn cũng như ít xảy ra suy thoái toàn phần hơn. Do thất bại trong việc dự đoán các cuộc suy thoái kinh tế trong quá khứ, nghề này chuyển sang nghiên cứu về phạm vi suy thoái cũng nhưng các công cụ chính sách cần có để ổn định nền kinh tế đang chậm lại. Các nhà kinh tế của JPMorgan Chase & Co. đang cảnh báo khách hàng rằng 40% khả năng suy thoái xảy ra trong năm tới.
"Đó là cách nói hoa mỹ hơn so với việc tuyên bố chúng ta đang ở trong một nền kinh tế mới và các chu kỳ kinh doanh đã chết", Loungani nhấn mạnh.