MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vì sao chuyên gia kinh tế tin rằng thế giới vẫn có thể hồi phục hình chữ V?

Không có gì đáng ngạc nhiên khi hầu hết các chuyên gia tin rằng nền kinh tế khó có khả năng phục hồi từ cú sốc với quy mô lớn như COVID-19. Tuy nhiên, các chỉ số kinh tế quan trọng theo tuần và tháng cho thấy nền kinh tế vẫn có khả năng phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ.

Từ tháng 3, các chuyên gia vẫn giữ tinh thần lạc quan về khả năng cao nền kinh tế sẽ phục hồi hình chữ V (tuy nhiên họ vẫn liên tục cảnh báo về những thách thức cơ cấu mà nền kinh tế sẽ phải đối mặt trong thập kỷ tới). Nhưng sự lạc quan không kéo dài được bao lâu. Đến tháng 7, Kinh tế trưởng Ngân hàng Trung ương Anh Andy Haldane cho biết, nhiều chỉ số kinh tế ngắn hạn của các ngành chủ đạo vẫn có dấu hiệu chỉ ra sự phục hồi hình chữ V.

Mặc dù COVID-19 đã gây ra những diễn biến phức tạp trong nền kinh tế, thì các chỉ số kinh tế theo tuần và tháng vẫn không bị ảnh hưởng nặng nề. Ông Jim O'Neill, Cựu Bộ trưởng Tài chính Anh đã đồng xây dựng chỉ số GLI – chỉ số dẫn đầu toàn cầu, được thiết kế với độ chính xác tương đương nhưng cho ra kết quả nhanh hơn nhiều so với chỉ số lâu đời của OECD, cũng như dự đoán nhiều hơn về hành vi trên thị trường tài chính.

Ông Jim O'Neill vẫn tiếp tục phát triển những dữ liệu được công khai trên thị trường của GLI hàng tháng kể từ khi rời khỏi ngành tài chính 7 năm trước. Những dữ liệu này bao gồm: chỉ số quản lý thu mua tại Hoa Kỳ (PMI); đơn hàng trong vận hành kho; đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần tại Hoa Kỳ; chỉ số niềm tin kinh doanh tại Bỉ; và số liệu xuất khẩu hàng tháng tại Hàn Quốc. 

Các chỉ số PMI hay điển hình như chỉ số khí hậu doanh nghiệp (CBI) ở Đức đều có thể dễ dàng theo dõi từ mọi nơi trên thế giới. Đáng chú ý hơn, nhiều chỉ số tương tự có thể áp dụng cho Trung Quốc và nhìn chung, những chỉ số này xác thực hơn so với những gì mà các nhà phê bình nghĩ.

Vì sao chuyên gia kinh tế tin rằng thế giới vẫn có thể hồi phục hình chữ V? - Ảnh 1.

Ngoài những chỉ số kinh tế ngắn hạn, còn có các chỉ số liên quan rộng hơn đến tình hình tài chính. Từ cuối tháng 2 đến xuyên suốt tháng 3, khi Hàn Quốc và Ý phải gánh chịu những hậu quả nặng nề từ COVID-19, cuộc khủng hoảng đã biến thành một cú sốc đối với thị trường tài chính. Thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh và tình hình tài chính toàn cầu thắt chặt đáng kể.

Kết quả là tất cả các chỉ số kinh tế đã được đề cập trước đó đều suy sụp. Trong tháng 3 và tháng 4 tại Hàn Quốc, xuất khẩu giảm mạnh. Mặc dù chính phủ trên nhiều quốc gia ra sức đưa ra những chủ trương nhằm củng cố tình hình, chỉ số PMI vẫn suy giảm nhanh chóng, tỷ lệ thất nghiệp (không chỉ riêng Hoa Kỳ) tăng vọt. Đúng như dự đoán, tình hình này lây lan nhanh chóng và rộng rãi trên khắp thế giới, từ những quốc gia có tỷ lệ nhiễm bệnh tăng cao và phải đóng cửa nền kinh tế.

Đại dịch đã hoành hành trên khắp nền kinh tế của các quốc gia đang phát triển cũng như một số khu vực của Hoa Kỳ. Tình trạng đáng báo động về sức khoẻ toàn cầu cũng như sự thiếu kinh nghiệm trong việc duy trì đóng cửa nền kinh tế trên thế giới đã dẫn đến một cuộc khủng hoảng nặng nề toàn cầu. Không đáng ngạc nhiên khi những kịch bản lạc quan về nền kinh tế sẽ phục hồi hình chữ V không còn đáng tin cậy nữa.

Tuy vậy, các chỉ số kinh tế vẫn cho thấy cơ hội về một nền kinh tế phục hồi hình chữ V. Sau cùng, chính phủ các nước trên thế giới cũng đã xem xét phản hồi về những chính sách kinh tế trên diện rộng, can thiệp bằng các chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ đáng chú ý. Nhiều quốc gia đã thành công trong công cuộc đối phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2010.

Vì sao chuyên gia kinh tế tin rằng thế giới vẫn có thể hồi phục hình chữ V? - Ảnh 2.

Sự thật là các nhà hoạch định chính sách đang tập trung nhiều vào việc ngăn chặn các tình huống khẩn cấp về sức khoẻ và kinh tế hơn là kích thích nền tài chính. Tuy nhiên, nhiều sáng kiến của chính phủ sẽ có tác dụng dài hạn trong việc ứng phó với cuộc khủng hoảng này. Ví dụ như nhiều hộ gia đình được trợ cấp trong thời gian cách ly xã hội. Điều này đã làm tăng tỷ lệ tiết kiệm, từ đó có thể dẫn đến  tăng chi trong thời gian tương lai (khi hoàn cảnh cho phép). Và đó cũng là lý do tại sao các chỉ số trên thị trường tài chính tăng mạnh trong những tuần gần đây.

Đây là một giai đoạn khó khăn, tuy nhiên nó cũng sẽ là một đòn bẩy kích thích phục hồi nền kinh tế. Thêm vào đó, nhiều chỉ số kinh tế cũng đang được cải thiện – một vài chỉ số đã phục hồi đáng kể. Hai tháng liên tiếp, tỷ lệ việc làm và các chỉ số PMI của Hoa Kỳ, châu Âu và châu Á đều có xu hướng tăng.

Đáng chú ý hơn nữa, mặc dù Trung Quốc vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức, vào tháng 6, chỉ số PMI dịch vụ của Caixin đã tăng lên 58.6 – mức cao nhất trong mười năm gần đây. Đối với những cá nhân vẫn hoài nghi về tính hợp lệ của dữ liệu ở Trung Quốc, hãy nhớ rằng chỉ số này đã giảm xuống ở mức 26.5 vào tháng hai. Xuất khẩu ở Hàn Quốc cũng đã tăng mạnh đáng kể so với các tháng trước đó (mặc dù vẫn thấp hơn 11% so với các năm)

Hiển nhiên là những tác động đối với sự phục hồi nền kinh tế hình chữ V vẫn đang là tạm thời. Nếu các nền kinh tế lớn buộc phải đóng cửa một lần nữa, chắc chắn rằng các chỉ số kinh tế và tình hình tài chính trên diện rộng sẽ rẽ sang hướng xấu hơn. Nhưng nếu duy trì đóng cửa nền kinh tế chỉ trong cục bộ và tạm thời, nếu hệ thống y tế tiếp tục mở rộng các thử nghiệm và đặc biệt là nếu vắc-xin hoặc các phương pháp điều trị hiệu quả hơn được phát huy, triển vọng phát triển kinh tế sẽ không còn tiêu cực như những nhận định từ trước.

Nếu nền kinh tế thực sự phục hồi hình chữ V, thế giới cần chuyển sang hướng phát triển khác, chẳng hạn như tập trung vào tăng trưởng chất lượng trong tương lai. Không thể để những sai lầm của 2009-2010 được lặp lại, khi nền kinh tế chỉ tập trung vào việc tăng năng suất và tăng trưởng toàn diện. Các nhà hoạch định chính sách sẽ cần phải xem xét kỹ lưỡng và triệt để hơn so với những gì diễn ra 10 năm trước đây.

Q.L

Project Syndicate

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên