Vì sao doanh nghiệp khuyến khích nhân viên trải nghiệm 'hành xác'?
Xu hướng dân văn phòng tham gia các hoạt động thể thao mang tính thử thách cao, hay leo núi, trekking… bắt đầu rầm rộ trong khoảng 3 năm gần đây.
Thời tiết Phong Nha (Quảng Bình) tháng 5 khô ráo. Những thung lũng xanh ngắt bao quanh bởi đồi núi trập trùng vừa nên thơ, vừa ẩn chưa nhiều thách thức. Bất chấp tiết trời đầu hạ nắng to, Khánh An và đồng đội vẫn hì hục chèo thuyền vượt sông Rào Nan, băng rừng, leo núi đá vôi để chinh phục chặng thử thách diễn ra trong hệ thống hang động Tú Làn.
Thoạt nhìn, nhiều người nghĩ đây là hoạt động rèn luyện của một đoàn thể thao chuyên nghiệp. Nhưng thực tế, Khánh An cùng 100 người tham gia đều làm việc tại ngân hàng VPBank và cuộc đua đó mang tên Tú Làn Commandos 2018 – chương trình thể thao thường niên do cơ quan của cô tổ chức.
VPBank không phải doanh nghiệp đầu tiên triển khai và khuyến khích nhân viên trải nghiệm những hoạt động mang tính thử thách, thậm chí “hành xác” như vậy. Đây gần như là xu hướng trong hoạt động doanh nghiệp, ngày càng được nhiều đơn vị triển khai.
Dân văn phòng hào hứng “hành xác”
Không khó để nhận ra rằng các chương trình thể thao quy mô ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Trong khoảng 3 năm gần đây, người Việt đón nhận hàng loạt sự kiện như Ironman, Champion Dash, các giải chạy lớn (Hà Giang Marathon, Tam Đảo Moutain Trail)… Ngoài giới vận động viên bán chuyên hoặc không chuyên, phần lớn người chơi là nhóm đồng nghiệp được công ty tạo điều kiện tham gia. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp cũng thường xuyên tổ chức leo núi và trekking (đi bộ đường dài) cho nhân viên.
Điểm chung kiểu hoạt động này là diễn ra ngoài trời, có tính thử thách cao, cả về mặt thể lực lẫn ý chí, nói nôm na là trải nghiệm “hành xác”.
Ban đầu, xu hướng khuyến khích nhân viên trải nghiệm “hành xách” được khởi xướng bởi các công ty ở lĩnh vực công nghệ, có nhân sự trẻ. Những năm gần đây, xu hướng đó bùng nổ trong giới start-up và dần lan ra đến những ngành nghề "cứng" hơn như tài chính - ngân hàng, mà nổi bật là VPBank với nhiều chuyến đi trekking, chinh phục địa hình khó.
Chèo thuyền, bơi dốc, lội ngược trong hang tối… không làm dân ngân hàng yêu thể thao nao núng.
Từ năm 2015, chương trình thể thao thường niên của VPBank được thực hiện mới mẻ và đa dạng hơn. Thay vì chỉ tổ chức hội thao, ngân hàng triển khai cho nhân viên chinh phục đỉnh Tây Yên Tử, leo Fanxipan, thử sức ở cung trekking đi qua 3 đỉnh Tam Đảo và mới đây nhất là Tú Làn Commandos 2018 - hành trình vượt sông, khám phá hang động 4 ngày 3 đêm tại Quảng Bình, nơi ghi hình bộ phim Kong: Skull Island.
Dù đòi hỏi thể lực cao, chơi dưới trời nắng mưa, đi bộ đường dài, leo núi nhiều giờ đồng hồ, những hoạt động này thường được giới văn phòng đón nhận, hưởng ứng rầm rộ không kém các kỳ du lịch nghỉ dưỡng.
“Tôi đã phải tập luyện suốt nhiều tháng để được gia nhập hành trình chinh phục Fanxipan. Sau mấy ngày trời nếm mật nằm gai, lấy lá khô làm gối, manh áo phủ làm chăn, dầm mưa rừng để tiến bước về phía trước…, cột mốc 3.143 đã có dấu chân của tất cả chúng tôi. Cảm giác đó chỉ có một, trải nghiệm đó càng không thể có lần 2… Đúng là những ngày tháng đáng nhớ tuyệt vời, để nhận ra các góc cạnh khác của chính con người mình, để thấy giới hạn thật sự chỉ do chính mình đặt ra”, Nguyễn Thị Ngà (Trung tâm Phân tích kinh doanh, VPBank) nhớ lại chuyến hành trình đáng nhớ cách đây hai năm tại Fanxipan cùng đồng nghiệp của mình.
Nhân viên đi “hành xác”, doanh nghiệp được gì?
Thực tế, triển khai các hoạt động leo núi, trekking cho nhân viên không đơn giản, thậm chí phức tạp và tốn kém hơn rất nhiều so với việc tổ chức du lịch nghỉ dưỡng. Công ty phải nghiên cứu những điểm đến vừa đủ khó để tạo nét cho chương trình, nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho cả trăm người tham gia cùng lúc.
Để làm được một trải nghiệm phức tạp như Tú Làn Commandos, bao gồm nhiều thử thách như chèo thuyền vượt sông, trekking địa hình đá vôi, rồi khám phá hang động, bơi trong hang, VPBank mất gần một năm lên kế hoạch, tìm đối tác, rèn luyện cho người chơi.
Vậy, vì sao ngày càng nhiều công ty tổ chức cho nhân viên tham gia “hành xác” như thế? Ông Trần Tuấn Việt, GĐ TT Marcom, trưởng ban tổ chức chương trình thể thao thường niên của VPBank cho rằng những hoạt động này mang lại nhiều lợi ích cho cả nhân viên lẫn doanh nghiệp. Nhân viên - vốn là giới văn phòng bận rộn, ít có thời gian trải nghiệm những hoạt động thể dục thể thao khác biệt - nay được dịp thử thách bản thân, trải nghiệm nhiều điều mới mẻ, kết được thêm nhiều đồng nghiệp mới.
Đối với doanh nghiệp, đây là cách để tạo nét khác biệt về văn hóa công ty, đồng thời truyền tải đến nhân viên thông điệp về rèn luyện sức khỏe, rèn rũa thêm ý chí dám nghĩ, dám làm và vượt qua những giới hạn của bản thân. “Không có cách nào nói về ý chí vượt qua thử thách tốt hơn là để bạn thật sự trải nghiệm điều đó”, ông Việt nhấn mạnh.
Ngoài ra, hoạt động mang tính thử thách cao thường tăng tính gắn kết giữa các nhân viên cũng như giữa nhân viên và công ty, vì thế có thể xem như một chiến lược giữ người hiệu quả.
“Qua mỗi hành trình đầy thử thách như vậy, tôi cảm nhận rõ rệt tinh thần phấn chấn, lạc quan của mọi người. Họ kết nối với nhau và cảm thấy gắn bó với công ty nhiều hơn. Có những bạn làm việc ở các chi nhánh Bắc - Nam nhờ đi Tú Làn về mà từ đồng nghiệp trở thành bạn thân. Có bạn thì chia sẻ rằng rất tự hào khi cơ quan làm được nhiều thứ độc đáo như thế”, chị Nguyễn Thị Kim Chi (nhân viên tại Khối DBS, VPBank) chia sẻ.
Cung đường đa dạng mang đến sự phấn khích tột đỉnh cho người tham dự.
*Commandos là chương trình thể thao thường niên ngân hàng VPBank triển khai từ năm 2014. Mục đích là mang đến cho VPBanker những thử thách khó nhằn để rèn luyện sức khỏe, rèn rũa thêm ý chí dám nghĩ dám làm và vượt qua những giới hạn của bản thân.
VPBank là đơn vị tiên phong trong giới ngân hàng khởi xướng các hoạt động trải nghiệm độc đáo dành cho nhân viên. Với việc luôn chăm lo đời sống tinh thần cho nhân viên, VPBank được đánh giá là doanh nghiệp có nguồn nhân lực hạnh phúc (khảo sát do Anphabe và Nielsen thực hiện)
Xem thêm các hoạt động nội bộ của VPBank tại đây.