MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vì sao một số người già vẫn vô cùng minh mẫn?

22-10-2021 - 16:43 PM | Sống

Nhiều người cao tuổi được đánh giá có khả năng học tập linh hoạt chẳng kém gì người trẻ.

Sự linh hoạt của não

Não của con người bao gồm 2 thành phần chính là chất xám và chất trắng. Trong đó, chất xám chứa rất nhiều tế bào thần kinh tác động lên các chức năng: nhìn, nghe, xử lý cảm xúc và học kiến thức mới của chúng ta, còn chất trắng chứa những sợi liên kết tế bào thần kinh giúp điều khiển các vùng não hoạt động nhịp nhàng với nhau.

Tuy nhiên, một nghiên cứu của ĐH Brown, Mỹ lại đưa ra một kết quả chứng minh chất trắng có thể đóng vai trò quan trọng như chất xám cũng như quyết định trí thông minh của con người. 21 tình nguyện viên trong độ tuổi từ 19 đến 32 và 18 tình nguyện viên trong độ tuổi từ 65 đến 80 đã tham gia nghiên cứu này.

Nghiên cứu được tiến hành như sau: Họ nhìn vào màn hình và ấn nút khi nhận thấy hình ảnh hiển thị thay đổi. Sau khi làm nhiệm vụ, các tình nguyện viên sẽ tham gia một buổi huấn luyện với nhiệm vụ phải ghi nhớ một chữ cái xuất hiện trên màn hình giữa khoảng thời gian các hình ảnh thay đổi. Trước và sau mỗi nhiệm vụ hoặc trong buổi huấn luyện, các nhà nghiên cứu đều tiến hành quét não của các tình nguyện viên.

Kết quả đưa ra thật đáng ngạc nhiên: Những người già với chất trắng linh hoạt nhất lại là nhữngngười ghi nhớ thông tin hình ảnh mới dễ dàng chẳng kém gì những người trẻ vốn chỉ dựa vào chất xám. Tuy phát hiện này chỉ giới hạn trong phạm vi một hình thức huấn luyện thị giác nhất định với một nhóm người nhỏ nhưng cũng đủ để thấy não người cao tuổi vẫn có khả năng bù đắp được những thiệt thòi về não mà thời gian gây ra.

Vì sao một số người già vẫn vô cùng minh mẫn? - Ảnh 1.

 Một số thói quen giữ gìn sự minh mẫn ở người cao tuổi

- Duy trì kiểm tra sức khỏe định kỳ: Người già thường có thể gặp các dấu hiệu cảnh báo liên quan đến trí não như suy giảm trí nhớ, bất chợt quên từ ngữ diễn đạt điều muốn nói, quên đồ vật, địa chỉ…Vì vậy, việc thường xuyên kiểm tra sức khoẻ tổng quát định kỳ 6 tháng/lần và thực hiện các kiểm tra liên quan đến trí nhớ chính là giải pháp tốt nhất.

- Thường xuyên kết nối với mọi người xung quanh: Theo kết quả nghiên cứu từ Bệnh viện Brigham and Women ở Boston, người cao tuổi duy trì tương tác với xã hội có khả năng nhận thức, ghi nhớ tốt hơn.

- Duy trì các bài tập: Đánh cờ, tìm điểm khác biệt giữa 2 hình ảnh, giải ô chữ, giải câu đố… chính là các trò chơi “luyện não" giúp trí óc được hoạt động thường xuyên.

- Giữ tư duy tích cực: Theo Sciencedaily, các nhà nghiên cứu phát hiện ra khi cười nhiều, cơ thể giải phóng chất dẫn truyền thần kinh endorphin và truyền dopamine đến não bộ, đặc biệt có lợi cho nhận thức, thúc đẩy sự sáng tạo của não của người cao tuổi.

Chuyên đề đặc biệt " Sống khỏe - Quà tặng cháu con " do Bệnh viện Đại học Y Hà Nội hợp tác với Công ty Truyền thông VCCorp và Mạng xã hội Lotus thực hiện, giúp cho người cao tuổi có thể tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân một cách dễ dàng thông qua nhiều hình thức thông tin và tư vấn. Bên cạnh đó, chuyên đề cũng kỳ vọng góp một phần nhỏ bé vào sứ mệnh thức tỉnh giới trẻ, giúp họ bớt mải mê vùng vẫy với vùng trời của riêng mình mà quên đi ông bà, cha mẹ.

Không bó hẹp trong một chủ đề hay một tuyến nội dung nhất định nào, chuyên đề "Sống khỏe - Quà tặng cháu con" sẽ được thể hiện đa dạng dưới mọi hình thức và triển khai đồng loạt trên nhiều nền tảng. Tất cả đều hướng tới một mục đích duy nhất là giúp người cao tuổi tự tin sống vui - khỏe - có ích, để những nguồn cảm hứng tích cực không ngừng được truyền tải từ thế hệ trước đến thế hệ sau, để từng gia đình nhỏ thêm hạnh phúc và sau cuối là để một Việt Nam an vui, khỏe mạnh.

Vì sao một số người già vẫn vô cùng minh mẫn? - Ảnh 2.

Theo Lân Lan

Doanh nghiệp và tiếp thị

Trở lên trên