MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vì sao người tài giỏi luôn giữ được "cái đầu lạnh"? 3 thói quen giúp bạn kiểm soát lý trí để không tự hủy hoại chính mình

14-01-2022 - 06:32 AM | Sống

Sở hữu một bộ não biết xử lý cảm xúc và bình ổn mới giúp chúng ta bước xa hơn trên chặng đường phía trước.

Con người luôn sinh ra rất nhiều loại cảm xúc và tức giận là loại dễ dàng bị bộc phát nhất.

Trên thực tế, chúng ta sẽ phát hiện: Người vô năng thường dễ nổi nóng. Người càng bình tĩnh sẽ nhận được "trái ngọt" cuối cùng.

1. Đừng biến bản thân trở thành “thùng thuốc nổ” 

Vì sao người tài giỏi luôn giữ được cái đầu lạnh? 3 thói quen giúp bạn kiểm soát lý trí để không tự hủy hoại chính mình - Ảnh 1.

Tại sao có người dễ tức giận như thùng thuốc nổ, chỉ cần sơ hở một chút là có thể phát nổ bất cứ lúc nào? Trong khi đó, tại sao nhiều người có thể giữ được bình tĩnh trong mọi tình huống? Sự khác biệt này xuất phát từ cách nhìn nhận sự việc khác nhau.

Chúng ta có thể chia quá trình phát sinh sự nóng giận thành 3 giai đoạn:

- Tình huống bất ngờ: Ví dụ như máy bay bị chậm giờ, bạn bè đến muộn, công việc sai sót,...

- Đại não phân tích vấn đề dựa theo cách nhìn nhận sự việc đã xây dựng trước đó.

- Sản sinh kết quả cảm xúc: Dựa theo sự phân tích của đại não, chúng ta sẽ nảy sinh phản ứng cảm xúc tương ứng.

Con người không phải máy móc, chúng ta sản sinh rất nhiều cảm xúc khác nhau. Nhưng cảm xúc cũng được phân thành loại tốt và loại xấu.

Khi chúng ta gặp phải khó khăn hoặc những chuyện không được như ý, tiêu cực, bực bội và tiếc nuối là những trạng thái hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nóng giận một cách cực đoan và diễn ra với tần suất cao lại được liệt vào loại cảm xúc không lành mạnh. Nó khiến chúng ta trở thành nô lệ của cảm xúc và bị sự phẫn nộ dắt mũi.

2. Trưởng thành là biết cách từ bỏ “niềm tin phi lý tính” 

Vì sao người tài giỏi luôn giữ được cái đầu lạnh? 3 thói quen giúp bạn kiểm soát lý trí để không tự hủy hoại chính mình - Ảnh 2.

Bất kỳ người trưởng thành nào cũng đều nhận ra thế giới không hề xoay quanh chúng ta. Theo đó, bạn không thể cưỡng ép người khác phải hành động theo ý của mình.

Khi chuyện ngoài ý xuất hiện, chúng ta cần tiếp nhận sự tồn tại của nó. Nhiều người khóc lóc đau lòng sau khi thất tình, than trời trách đất khi bị đuổi việc, suy sụp khi gặp phải khó khăn. Những hành vi này chính là biểu hiện của “niềm tin phi lý tính”.

Người có thể bình tĩnh tiếp nhận kết quả xấu, dễ dàng chấp nhận lỗi sai của người khác sẽ có đủ điều kiện để trở nên mạnh mẽ hơn.

Một biểu hiện khác của “niềm tin phi lý tính” là đánh đồng hành vi và nhân cách con người. Trên thực tế, cuộc sống không có người tốt và kẻ xấu tuyệt đối. Hành vi của con người phải được phán xét tùy trường hợp và hoàn cảnh khác nhau. Phủ định một người chỉ vì anh ta mắc lỗi lầm là hành động vô cùng sai trái.

3. Dùng trí tuệ để loại bỏ sự nóng giận

Cách tốt nhất để loại bỏ sự nóng giận chính là khiến bản thân trở nên trí tuệ hơn.

Bạn nên phân biệt rõ giữa người có trí tuệ và người thông minh. Trên thực tế, người thông minh vẫn có thể nhồi nhét rất nhiều tư tưởng và cách nhìn nhận sai lầm về cuộc đời.

Bước 1: Khi cảm xúc chuyển biến theo hướng xấu, bạn có thể di dời một phần lực chú ý để bản thân có cơ hội nhìn lại những chuyện đã xảy ra. Đến khi tỉnh táo trở lại, bạn sẽ phát hiện nguyên nhân khiến mình tức giận thật sự rất buồn cười.

Vì sao người tài giỏi luôn giữ được cái đầu lạnh? 3 thói quen giúp bạn kiểm soát lý trí để không tự hủy hoại chính mình - Ảnh 3.

Bước 2: Giảm thiểu sự kỳ vọng đối với người khác.

Cuộc sống có rất nhiều điều khiến bạn bất mãn. Kỳ vọng càng nhiều vào người khác sẽ khiến bạn thất vọng càng nhiều. Sự lệch lạc và tiêu cực trong tinh thần khiến tính tình của con người phát triển theo hướng cực đoan. Theo đó, tần suất tức giận vì những chuyện vô duyên vô cớ diễn ra cũng thường xuyên hơn.

Cảnh giới lý tưởng của đời người chính là “nghiêm khắc với bản thân, khoan dung với người khác”. Chân lý này giúp chúng ta giảm thiểu sự phẫn nộ, rèn luyện khả năng chấp nhận lỗi sai.

Vì sao người tài giỏi luôn giữ được cái đầu lạnh? 3 thói quen giúp bạn kiểm soát lý trí để không tự hủy hoại chính mình - Ảnh 4.

Người càng bất tài sẽ càng kỳ vọng vào thế giới càng cao, lúc nào cũng cần đến người khác cống hiến và chịu trách nhiệm cho mình.

Trong mọi tình huống, con người đều có quyền tự do kiểm soát thái độ, cảm xúc và hành vi của bản thân. Tuy nhiên, một số người lại từ bỏ đặc quyền này để tự hủy hoại chính mình.

Bước ba: Biến đời người thành một bài biểu diễn, luyện tập để giành chiến thắng.

“Làm hoài cũng thành quen”, kiểm soát cảm xúc cũng như vậy. Một số người có khả năng hình dung được bản thân sẽ phát sinh sự nóng giận trong tình huống nào đó nên tự nhủ với chính mình không được bước chân vào “vòng cảm xúc” quái ác kia.

Ở thời kỳ nguyên thủy, giận dữ khiến chúng ta duy trì sự cảnh giác, tránh xa nguy cơ bị kẻ mạnh “ăn tươi nuốt sống”. Nhưng đến với xã hội hiện đại, sở hữu một bộ não biết xử lý cảm xúc và bình ổn tâm tình mới giúp chúng ta bước xa hơn trên chặng đường phía trước.

(Nguồn: Zhihu)

https://afamily.vn/vi-sao-nguoi-tai-gioi-luon-giu-duoc-cai-dau-lanh-3-thoi-quen-giup-ban-kiem-soat-ly-tri-de-khong-tu-huy-hoai-chinh-minh-20220113170413925.chn

Theo Phan

Pháp luật và bạn đọc

Trở lên trên