MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vì sao trẻ sơ sinh ở quốc gia hạnh phúc nhất thế giới lại nằm trong hộp carton thay vì ở trong nôi?

21-04-2023 - 08:01 AM | Sống

Vì sao trẻ sơ sinh ở quốc gia hạnh phúc nhất thế giới lại nằm trong hộp carton thay vì ở trong nôi?

Tất cả trẻ em ở quốc gia này không phân biệt giàu nghèo đều được cha mẹ đặt nằm trong hộp bìa carton sau khi chào đời. Đằng sau việc làm này có liên quan đến một hoạt động của Chính phủ trong việc nỗ lực giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh.

Nhìn thoáng qua, việc đặt một em bé sơ sinh nằm ngủ trong thùng bìa carton là điều kỳ lạ. Song thực tế đây lại là nơi đầu tiên mà nhiều trẻ sơ sinh ở Phần Lan - quốc gia hạnh phúc nhất thế giới nằm ngủ.

Như một thông lệ, hơn 75 năm qua, những bà mẹ tương lai tại quốc gia này luôn được nhận một hộp quà từ Chính phủ. Bên trong chiếc hộp này, nhà chức trách muốn gửi tặng những gia đình sinh em bé các vật dụng cần thiết như một túi ngủ, sữa tắm cho em bé cũng như tã lót được đựng trong 1 chiếc hộp có đệm nhỏ. Với nệm ở phía dưới đáy, các hộp này trở thành chiếc giường đầu tiên của các bé. Nhiều trẻ em từ mọi tầng lớp xã hội của quốc gia này đều có những giấc ngủ đầu tiên trong chiếc hộp bìa carton này. 

photo-1681997931038

Ảnh minh hoạ

Chương trình tặng quà này xuất phát từ sáng kiến của cố Tổng thống Kyosti Kallio, được bắt đầu từ năm 1938 sau khi các số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong ở nước này cao mức báo động: cứ 1.000 em bé sơ sinh thì có 65 bé bị tử vong. 

Ban đầu, chương trình chỉ áp dụng cho những gia đình có thu nhập thấp. Tuy nhiên kể từ năm 1949 tất cả những bà mẹ ở Phần Lan đều được nhận món quà này bất kể giàu nghèo.  

Song để nhận được món quà này từ Chính phủ, các bà mẹ tương lai sẽ phải trải qua một cuộc kiểm tra y tế của Chính phủ trong 4 tháng đầu tiên. Những bà mẹ không cần chiếc hộp này có thể lựa chọn lấy 155 USD.

Chia sẻ về ý nghĩa của chính sách này, Giáo sư Mika Gissler tại Viện Quốc gia về y tế và phúc lợi Helsinki cho biết: "Chính các hộp thai kỳ và chính sách chăm sóc trước sinh đối với tất cả các bà mẹ trong những năm 1940, tiếp theo là giai đoạn những năm 1960 với hệ thống bảo hiểm y tế quốc gia cùng mạng lưới các bệnh viện trung tâm đã cải thiện đáng kể tình trạng tử vong ở trẻ sơ sinh".

Chia sẻ với NYTimes, Titta Vayrynen, một bà mẹ 35 tuổi khá phấn khích khi nhận được chiếc hộp này. "Dễ dàng để biết em bé sinh năm nào bởi quần áo mỗi năm trong hộp là khác nhau và rất thú vị khi so sánh và nghĩ về nó", cô so sánh.

Thực tế, những món đồ trong chiếc hộp này thay đổi theo thời gian. Trong suốt những năm 1930 đến 1940, món quà được tặng thường là vải sợi bởi các bà mẹ đã quen với việc may quần áo cho con bằng chất liệu này. Tuy nhiên trong thế chiến thứ 2, vải và cotton rất cần cho Quốc phòng nên những món đồ trong hộp quà này lại là các tấm lót giường và vải tã. Từ những năm 1950, hộp quà thường là quần áo may sẵn, trong những, trong những năm 1960, 1970 bắt đầu cho xu hướng tặng vải co giãn.

photo-1681997934621

Ảnh minh hoạ

Theo NYTimes cũng có thời điểm bình sữa, núm vú giả được gỡ bỏ khỏi hộp quà nhằm thúc đẩy phụ nữ cho con bú nhiều hơn. Panu Pulma, giáo sư tại Đại học Helsinki cho biết việc tặng những chiếc hộp quà này còn khuyến khích cha mẹ biến chúng thành chiếc giường nhằm giúp các em tập thói quen ngủ riêng ngay từ khi còn nhỏ. 

Ngoài việc tặng những món quà đựng trong chiếc hộp carton, quốc gia này còn đưa ra nhiều chính sách giúp đỡ cho những cặp vợ chồng muốn sinh con. Điển hình, thời gian nghỉ phép có lương của các bậc cha mẹ ở Phần Lan kéo dài đến 18 tháng đối với người mẹ và 9 tuần cho người cha. Đặc biệt họ được đảm bảo rằng bất kỳ ai ở nhà với con có thể quay lại làm việc bất cứ lúc nào trước khi đứa trẻ còn 3 tuổi.   

photo-1681997937611

Ảnh minh hoạ

Chính sách hỗ trợ của Phần Lan cũng bao gồm chính sách trợ cấp nuôi con. Theo đó, trợ cấp dành cho một đứa trẻ mới sinh trong mỗi gia đình là 100 euro/tháng, từ đứa thứ 3 là 141 euro/tháng và từ đứa thứ 5 sẽ là 182 euro/tháng. Khoản tiền này được trợ cấp cho đến khi đứa trẻ đủ 17 tuổi. 

Đinh Anh

Tổ Quốc

Trở lên trên