Vị Tổng thống Mỹ tìm lại vinh quang sau 2 lần phá sản: Bài học cho những ai chùn bước trước thất bại
Nhân vật xuất hiện trên tờ 50 đô la Mỹ - Ulysses S. Grant là vị Tổng thống thứ 18 của Mỹ.
- 28-01-2020Thuật dùng người của người trí tuệ: Thứ nhì là thái độ, thứ ba là năng lực, vậy thứ nhất là gì?
- 28-01-2020Thu nhập cao đến mấy mà vẫn mắc 5 sai lầm này thì khó có thể làm giàu bền vững: Thay đổi ngay để sớm nắm trong tay khối tài sản “kếch xù”
Vị tổng thống xuất hiện trên tờ 50 đô la Mỹ Ulysses S. Grant là vị tổng thống thứ 18 của Mỹ.
Thời chiến tranh Nam Bắc, quân đội miền Bắc do ông chỉ huy rất dũng cảm, thiện chiến, cuối cùng đã đánh bại được quân đội miền Bắc.
Bản thân ông cũng được vinh danh là vị tướng quân toàn thắng, người anh hùng của nước Mỹ.
Là vị anh hùng của cuộc chiến tranh Nam Bắc, có cống hiến cho sự duy trì thống nhất liên bang, có xuất thân quân sự và theo chủ nghĩa yêu nước, ông trở thành nhân vật xuất hiện trên tờ giấy bạc 50 đô la của Mỹ.
Là vị tổng thống quan trọng trong thời kỳ tái kiến thiết nước Mỹ, 8 năm nhiệm kỳ của ông không có gì xuất sắc, chính phủ thối nát vì nạn tham nhũng, nhận hối lộ, bị chỉ trích vì thỏa hiệp với chủ nô.
Người của Đảng Cộng hòa lên án ông thỏa hiệp quá nhiều với miền Nam, còn Đảng Dân chủ miền Nam lại phê phán ông lãnh đạo chính quyền liên bang tiến hành khai thác miền Nam.
Tháng 3/1877, ông Grant hết nhiệm kỳ.
Vinh quang trở lại sau 2 lần phá sản
Do thiếu kế hoạch tài chính trong thời kỳ đương nhiệm tổng thống, sau khi rời khỏi Nhà trắng, ông Grant thậm chí còn không có nhà riêng, đành phải đi diễn thuyết khắp nơi trên thế giới.
Tháng 5/1877, ông cùng vợ bắt đầu đi du lịch vòng quanh thế giới. Họ từng đến tham quan Kim Tự Tháp Ai Cập và được chào đón nồng nhiệt ở Anh.
Đến tháng 12/1879, vợ chồng ông về Mỹ.
Trong thời gian 2 năm rưỡi đó, ông đã đi qua rất nhiều quốc gia, được tiếp đãi rất tốt nhưng trên đường trở về, ông lại buồn rầu vì về Mỹ, ông còn chẳng có nhà để ở, ông phải đi đâu? Vậy là ông quyết định bắt đầu kinh doanh.
Ban đầu, ông đến đến Mexico làm chủ tịch hội đồng quản trị công ty đường sắt miền Nam. Nhờ danh tiếng của mình, ông hy vọng sẽ gây được một khoản tiền vốn nhưng do không giỏi quản lý, công ty của ông Grant nhanh chóng phá sản.
Sau đó, ông lại đem số tiền tiết kiệm còn lại đầu tư vào tài chính. Trở thành cổ đông của một công ty tài chính, ông hy vọng có thể kiếm được một khoản tiền lớn nhưng bạn hợp tác đã lấy mất sạch tiền, công ty này cũng lại phá sản.
Lúc này, ông Grant mang trên mình một số nợ lớn, cuộc sống càng rơi vào khó khăn bế tắc, thậm chí họ sắp phải lang thang xin ăn. Vợ chồng họ chỉ có thể bán những vật phẩm kỷ niệm thời kỳ chiến tranh gắng gượng duy trì cuộc sống. Nhà nát lại càng dột, 1 năm sau, ông Grant còn mắc bệnh ung thư vòm họng.
Đọc đến đây, rất nhiều người sẽ nghĩ, cuộc sống thất bại của ông Grant sẽ tồi tệ đến già, ông sẽ phải rời khỏi thế giới trong đau đớn và nợ nần.
Nhưng trên thực tế, cuối cùng vị cựu tổng thống Mỹ này đã thành công. Ông không những thanh toán hết được khoản viện phí khổng lồ, trả sạch nợ nần mà còn dần dần có tích lũy.
Hóa ra, ông Grant đã tìm được một bản lĩnh sinh tồn khác của mình: Sáng tác.
Trong giai đoạn nghèo khó nhất, ông viết bản thảo cho một tạp chí, đem những chuyện mình gặp sau khi hết nhiệm kỳ viết thành văn và nhận được khoản thù lao đáng kể.
Tiếp theo, ông tiếp tục viết bản thảo, hồi ức lại từng cảnh, từng cảnh của cuộc đời mình, sau đó gửi đến các tòa soạn lớn.
Nhờ danh tiếng, kinh nghiệm, cộng thêm chất lượng bản thảo tốt, tần suất phát hành tăng mạnh, nhuận bút cũng tăng lên không ngừng, cuối cùng ông đã trở thành một tác gia xuất sắc.
Sau khi ông qua đời, phí bản thảo vẫn tiếp tục đổ về. Cuốn "Hồi ức những năm tháng chiến tranh" đã đem lại cho người vợ góa của ông số tiền nhuận bút lên đến 450 nghìn đô. Đến giờ cuốn sách đó vẫn được bán rất chạy.
Cuộc đời của ông Grant đã trải qua vô số năm tháng u ám nhưng ông không bao giờ tự nhận mình từng thất bại. Ông căn dặn con trai trước khi mình qua đời rằng: "Đời người không có thất bại, chỉ có thành công và bước đệm làm nên thành công”.
Trí thức trẻ