MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

[Khi tôi 22] Sự nghiệp không bao giờ là một đường thẳng

18-07-2014 - 10:27 AM |

Sự nghiệp của bạn sẽ chẳng bao giờ là một đường thẳng cả, và nếu như bạn cho rằng nó sẽ như vậy, đến một lúc nào đó bạn sẽ chỉ cảm thấy thất vọng mà thôi.

CafeBiz xin giới thiệu với bạn đọc series "Khi tôi 22"Series này được xây dựng từ chính lời kể của những nhân vật có thật. Họ là những nhà lãnh đạo, những nhân vật nổi tiếng, tự bạch về tuổi trẻ của chính mình, trên con đường xác định sự nghiệp và tìm kiếm thành công.

Series "Khi tôi 22" sẽ được đăng tải định kỳ vào thứ 6 hàng tuần. Trong số này, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của tỷ phú Michael Bloomberg, người từng có 3 nhiệm kỳ liên tiếp (từ 2002-2013) làm thị trưởng Thành phố New York. Mời quý độc giả đón đọc.


Michael Bloomberg từng có 3 nhiệm kỳ liên tiếp (từ 2002-2013) làm thị trưởng Thành phố New York. Ông cũng là người sáng lập và sở hữu 88% Bloomberg L.P., một tập đoàn khổng lồ về tin tức tài chính và dịch vụ thông tin. Với khối tài sản 34 tỷ USD (2014), ông hiện là người giàu thứ 11 tại Hoa Kỳ và thứ 16 trên thế giới.

Tháng 5/2014, Bloomberg đã có bài phát biểu tại lễ tốt nghiệp của trường ĐH Harvard. Dưới đây là những chia sẻ của ông với các bạn tân cử nhân tại ngôi trường danh giá này.

Phần trước: Đừng để tiền quyết định chúng ta

1. Đừng chạy theo đám đông

Trong cả cuộc đời của bạn, đừng sợ khi phải nói rằng bạn tin điều gì đó là đúng cho dù điều đó không được nhiều người ủng hộ hay biết tới, đặc biệt là khi bảo vệ lẽ phải cho người khác.

(Ảnh: Flickr)

Đứng lên bảo vệ lẽ phải cho một ai đó thậm chí còn quan trọng hơn là bảo bệ lẽ phải cho bản thân theo nhiều cách khác nhau. Bởi khi người khác tìm cách che giấu sự thật về một ai đó, và bạn chỉ im lặng, đó chính là tiếp tay cho những hành vi độc ác kia và biết đâu một ngày bạn cũng sẽ trở thành nạn nhân của chính mình.

Vì thế, đừng im lặng và hùa theo đám đông. Hãy đứng lên để tiếng nói của mình được mọi người biết đến.

2. Sự nghiệp sẽ không bao giờ là một đường thẳng

Rất nhiều người hỏi tôi rằng: Đâu là chìa khoá của sự thành công? Tôi phải nói với các bạn rằng bạn chẳng thể nào tính toán từng bước cho sự nghiệp của mình ngay từ những ngày đầu mới tốt nghiệp. Sự nghiệp của bạn sẽ chẳng bao giờ là một đường thẳng cả, và nếu như bạn cho rằng nó sẽ như vậy, đến một lúc nào đó bạn sẽ chỉ cảm thấy thất vọng mà thôi.

(Ảnh: Flickr)

Vì thế, thay vì phí năng lượng và thời gian vào việc tính toán các kế hoạch dài hạn mà chắc chắn sẽ thay đổi liên tục trong tương lai, hãy xắn tay áo lên và làm việc cật lực cho bất kỳ công việc nào mà bạn có được.

3. Điều quan trọng là chúng ta học được gì từ thất bại

Nếu bạn có thể chỉ cho tôi một người mà bạn nghĩ là chưa từng thất bại, tôi sẽ chỉ cho bạn những thất bại của người đó. Thất bại chỉ đúng nghĩa là thất bại khi mà bạn cho phép nó như vậy. Hoặc nếu bạn nói cá kế hoạch của bạn chưa bao giờ thất bại, chỉ đơn giản rằng bạn chưa đặt mục tiêu đủ khó.

(Ảnh: Flickr)

Điều quan trọng là chúng ta học được gì từ các thất bại và sẽ làm gì tiếp theo với những bài học kinh nghiệm đó. Nếu bạn là người chưa bao giờ để nỗi sợ hãi thất bại kiểm soát, trong tương lai tôi nghĩ bạn sẽ làm nên những điều tuyệt vời.

>> Xem Series "Khi tôi 22" đầy đủ

Lời khuyên từ một sinh viên trung bình

Đừng kết hôn khi còn quá trẻ

Khi bạn chẳng có gì để mất, hãy làm điều gì đó thật điên rồ!

Đừng quan trọng hóa bằng cấp của bạn

Đừng để tiền quyết định chúng ta

4. Hãy học cách lắng nghe

(Ảnh: Flickr)

Trong mọi vấn đề, hãy sử dụng những gì đang có trong tay và học cách lắng nghe từ những người khác. Nếu chúng ta làm được như vậy, chẳng có vấn đề nào mà chúng ta không thể giải quyết được. Sự thật là rất khó để bạn có thể hoàn thành mọi công việc một mình. Tuy nhiên, chẳng có ổ khoá nào mà chúng ta không thể mở được, vấn đề nằm ở việc bạn chia sẻ khó khăn và học cách lắng nghe từ người khác như thế nào mà thôi.

5. Cứ làm thử đi

Tôi luôn ghi nhớ câu nói của Tổng thống Franklin Roosevelt: “Cứ làm thử đi!”

(Ảnh: Flickr)

Nếu bạn thất bại, hãy rút ra bài học từ những thất bại đó và tiếp tục thử với những điều khác. Phải, rủi ro là điều hiển nhiên nhưng chừng nào còn dám thử thì bạn vẫn còn cơ hội chiến thắng. Còn chắc chắn thành công sẽ chẳng bao giờ đến nếu như bạn chấp nhập bỏ cuộc.

6. Cuộc đời là quá ngắn ngủi

(Ảnh: Flickr)

Có rất ít người nuối tiếc về những giấc mơ không thành của họ. Trong khi rất nhiều người bị ám ảnh về kết quả của việc theo đuổi giấc mơ đó. Vì thế, khi bạn phải đối mặt với một quyết định về việc có nên chấp nhận rủi ro cho sự nghiệp của mình hay không, tôi muốn bạn nhớ rằng: Cuộc đời vô cùng ngắn ngủi. Đừng sợ thất bại bởi rủi ro thì lúc nào cũng có ở quanh chúng ta. Hãy theo đuổi đam mê của bạn, theo đuổi giấc mơ bạn khao khát và làm việc “điên cuồng” để thực hiện bằng được giấc mơ đó.

Chúc các bạn thành công!

>> Đừng bao giờ nên ở trong một công việc quá 3 năm

Khanh Lưu

kyanh

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên