Việt Nam đang sở hữu 'miếng táo' như thế nào trong chuỗi cung ứng toàn cầu của Apple?
Thời gian gần đây, các đối tác lớn của Apple ồ ạt mở rộng kế hoạch sản xuất, xây dựng nhà máy mới tại Việt Nam.
- 17-01-2023Nhờ hạm đội siêu tàu của 'quốc gia thân thiện' đến từ châu Á, Nga vẫn bán được hàng triệu thùng dầu, chẳng lo thiếu người vận chuyển
- 16-01-2023Đằng sau món thịt bò đắt nhất thế giới: Bò được chăm sóc 'tận răng', nhất cử nhất động đều được theo dõi bằng app, cảnh báo ngay đến chủ nếu bị vấp ngã
- 16-01-2023iPhone 14 Pro Max lỗi sọc màn hình tại Việt Nam sẽ không được bảo hành
Bốn ngày trước Giáng sinh 2022, khi Trung Quốc đang cố gắng vượt qua sự bùng nổ các ca mắc Covid-19 trên khắp đất nước, nhà sản xuất điện tử lớn nhất thế giới đã lặng lẽ hoàn tất kế hoạch phân bổ một số hoạt động sản xuất iPad và MacBook sang Việt Nam.
Theo SCMP, động thái của Foxconn - vốn được phác thảo từ cuối năm 2020 - sẽ trở thành hiện thực trong năm nay với các sản phẩm đầu tiên dự kiến xuất xưởng sớm nhất tại nhà máy đặt tại Bắc Giang vào đầu tháng 5.
Một cửa hàng Apple tại khu chợ tạm gần Khu công nghiệp Vân Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang
Dù cả Foxconn và Apple đều không chính thức xác nhận sự thay đổi này. Tuy nhiên, kế hoạch trên phù hợp với chiến lược biến Việt Nam thành nơi lắp ráp sản phẩm cuối cùng lớn nhất bên ngoài Trung Quốc. Foxconn đã tuyển dụng hơn 60.000 nhân viên tại Việt Nam. Năm ngoái, tập đoàn thông báo đầu tư 270 triệu USD để thành lập chi nhánh mới ở đây.
Chuỗi cung ứng của Apple cũng dịch chuyển sang các nước khác, trong đó có Ấn Độ. Đối tác Wistron bắt đầu lắp ráp iPhone SE tại đây từ năm 2017. Tháng 9/2022, “táo khuyết” tăng cường kế hoạch B, thông báo sản xuất iPhone 14 tại quốc gia Nam Á chỉ sau vài tháng phát hành. Đây là bước tiến quan trọng dù lịch trình sản xuất đại trà tại Ấn Độ vẫn đi sau Trung Quốc khoảng 6 tuần. Theo nhà phân tích Ming Chi Kuo, khoảng cách đã được cải thiện đáng kể. Do đó, ông dự đoán hai nước sẽ sản xuất iPhone 15 đồng loạt trong năm nay.
Theo phân tích của Bloomberg, Trung Quốc hiện vẫn đang ở vị trí cao hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu của Apple. Khoảng 121, tương đương 17,7% nhà cung ứng của Apple tập trung tại Trung Quốc, vận hành 2.360 nhà máy, tương đương 19,3%. Như vậy, Trung Quốc trở thành nguồn cung ứng toàn cầu lớn nhất của Apple, chỉ đứng sau Mỹ.
Ấn Độ đứng thứ 8 với 2 công ty (0,3%) và 278/12.248 nhà máy toàn cầu (2,3%), còn Việt Nam đứng thứ 14 với 2 công ty (0,3%) và 160 nhà máy (1,3%).
Chuỗi cung ứng toàn cầu của Apple
Những diễn biến trong thời gian Covid-19 ở Trung Quốc đã đẩy nhanh quá trình đa dạng hóa chuỗi cung ứng của Apple. Theo nhà phân tích Luke Lin, Ấn Độ có thể sản xuất 50% iPhone vào năm 2027 so với tỉ lệ chưa tới 5% hiện tại. Các nhà phân tích của JP Morgan dự đoán Ấn Độ sẽ phụ trách 25% iPhone toàn cầu vào năm 2025.
Sản lượng iPhone tại Ấn Độ đã tăng gấp đôi từ tháng 4 đến tháng 8/2022 so với cùng kỳ năm 2021. Trong khi đó, thị phần sản xuất MacBook và AirPods của Apple cũng được dự báo tăng khi các nhà thầu, bao gồm nhà thầu Trung Quốc, tăng tốc mở nhà máy.
Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ trọng điểm của Apple với doanh số tăng trưởng mạnh mẽ. Theo dữ liệu từ hãng nghiên cứu Canalys, công ty ghi nhận mức tăng 36% trong quý III/2022 bất chấp mọi đối thủ nội địa - từ Oppo tới Xiaomi - đều có doanh số sụt giảm.
Nhà sản xuất màn hình BOE còn đánh bại Hàn Quốc để giành phần lớn đơn hàng màn hình iPhone 15 và iPhone 15 Plus trong năm 2023, một dấu hiệu cho thấy mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa Apple và Trung Quốc. Theo hãng tin Reuters, BOE dự định đầu tư 400 triệu USD cho hai nhà máy mới tại Việt Nam.
Một đối tác Trung Quốc khác là Luxshare đã được Apple lựa chọn để lắp ráp một số mẫu iPhone Pro. Apple còn luân chuyển đơn hàng giữa các nước khác nhau như giữa các nhà máy Foxconn Trung Quốc và Việt Nam.
Câu hỏi then chốt là các nhà cung ứng Ấn Độ sẽ mất bao lâu để đáp ứng các tiêu chuẩn của Apple. Apple đã hợp tác với các nhà cung ứng Trung Quốc trong nhiều năm trời và điều này không thể đạt được chỉ sau thời gian ngắn. Nếu loại bỏ chất xúc tác “hướng tới sự hoàn hảo” ra khỏi thị trường, nó có thể dẫn đến các tiêu chuẩn bị trượt dài trong chính chuỗi cung ứng Apple.
Tham khảo: SCMP
Nhịp sống thị trường