Việt Nam được cấp Hộ chiếu logistics thế giới, đã có 9 DN lớn Vietjet Air, Gemadept, Sotrans Logistics… ký kết đối tác chính thức
“Hộ chiếu có thể xem như bông sen vàng cho hệ thống cảng Logistcs Việt Nam”, theo ông Lê Quang Trung - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines). Dù vậy, các bên phải cân nhắc sao cho phù hợp với luật định hiện nay cũng như liên quan đến hải quan Việt Nam.
- 05-03-2023Top10 người giàu nhất TTCK: Tài sản của các ông chủ Masan đột ngột giảm 25% chỉ trong hơn 1 tháng, duy nhất “vua thép” ngược dòng tăng giá
- 05-03-2023Gần 1 tỷ USD trái phiếu đáo hạn trong năm 2023, Masan đang làm thế nào?
- 05-03-2023Cục thuế tỉnh Quảng Ngãi ra quyết định thanh tra tại CTCP Đường Quảng Ngãi
9 doanh nghiệp Việt Nam vừa tham gia vào Hộ chiếu Logistics thế giới (WLP), thông tin tại Diễn đàn Hộ chiếu Logistics thế giới tại Tp.HCM mới đây. Trong đó, WLP là một sáng kiến toàn cầu do Dubai dẫn đầu được thiết kế nhằm tạo thuận lợi cho dòng chảy thương mại thế giới, đã bổ sung Việt Nam vào danh sách các trung tâm logistics và thương mại của khu vực (gọi tắt là Hub).
WLP làm việc với các đối tác tại 29 Hub thuộc mạng lưới này và chương trình tùy chỉnh các lợi ích cho các hội viên để giảm chi phí, tiết kiệm thời gian, cung cấp hỗ trợ cho mạng lưới để loại bỏ các rào cản thương mại, mở khóa thương mại đa phương thức, tạo thuận lợi cho hành trình giao dịch tổng thể cho các nhà giao dịch và tạo điều kiện tiếp cận thị trường toàn cầu.
Tính đến hiện tại, WLP đã cùng 9 doanh nghiệp gồm CTCP Hàng không Vietjet (Vietjet Air); Cảng Container trung tâm Sài Gòn (SPCT), Cảng Sài Gòn; Cảng Gemadept; Cảng Lotus; Sotrans Logistics... đã ký thỏa thuận đối tác triển khai cụ thể chương trình tại Việt Nam.
Đáng chú ý, bên cạnh 9 doanh nghiệp ký kết là đối tác của WLP cũng đã có 22 doanh nghiệp thuộc VLA đăng ký là Hội viên WLP.
Ông Abdulla Alsuwaidi, Giám đốc Hubs và Đối tác toàn cầu WLP đánh giá, với vị trí chiến lược là một trung tâm trung chuyển và sản xuất của khu vực, Việt Nam sẽ là Hub quan trọng thuộc mạng lưới WLP. Sáng kiến WLP dựa trên bài học thành công của Dubai hơn 20 năm trước trong việc xây dựng để trở thành một đầu mối Hub hiệu quả của toàn cầu.
“WLP là một mạng lưới thương mại đa phương, hướng tới hoạt động thương mại qua biên giới êm thuận. Các lợi ích được điều chỉnh để giúp các thương nhân tiết kiệm chi phí, thời gian và mở ra cơ hội tiếp cận thị trường mới. WLP đang lựa chọn các đối tác một cách chiến lược dọc hành trình chuỗi cung ứng và logistics nhằm gỡ bỏ các rào cản thương mại và hướng tới việc tăng cường xuất nhập khẩu đa dạng các giữa các Hub”, ông Abdulla Alsuwaidi nhấn mạnh.
Được biết, UAE là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Trung Đông với kim ngạch thương mại hai chiều năm 2022 đạt 8 tỷ USD và với việc có nhiều hơn những sáng kiến như WLP, chúng tôi tin lượng kim ngạch sẽ ngày càng tăng thông qua việc nâng cao lợi ích kinh tế và thương mại cho các đối tác ký kết và từ đó, ngày càng có nhiều đối tác tham gia.
Ông Lê Quang Trung - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).
Việc triển khai hiệu quả sáng kiến WLP sẽ giúp tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và UAE trong lĩnh vực logistics, góp phần thúc đẩy trao đổi thương mại song phương, đóng góp vào các kết quả tích cực nhằm kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước năm 2023.
Dù vậy, vẫn còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu xử lý sau khi Việt Nam gia nhập WLP. Theo ông Lê Quang Trung - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), các bên phải cân nhắc sao cho cắt giảm được chi phí cảng nhưng phù hợp với luật định hiện nay, đồng thời phải cân đối về việc di chuyển giữa các hệ thống cản liên quan đến hải quan Việt Nam.
Song, vị này vẫn nhấn mạnh: “Hộ chiếu có thể xem như bông sen vàng cho hệ thống cảng Logistcs Việt Nam”.
Nhịp sống thị trường