Việt Nam ở đâu trong bảng xếp hạng những nước hạnh phúc nhất thế giới?
Trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới năm 2017 do Mạng giải pháp triển bền vững (SDSN) của Liên Hợp Quốc công bố, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 94 trong tổng số 155 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng.
- 20-03-2017Quốc gia hạnh phúc nhất thế giới vừa bị soán ngôi
- 20-03-2017Ngày quốc tế hạnh phúc, nghe mẹ con "cậu bé xếp dép" kể về 15 ngày kì diệu mà họ vừa trải qua...
- 20-03-2017Tiền không, hy vọng cũng không nhưng tôi vẫn nghĩ mình là người hạnh phúc nhất thế gian
- 19-03-2017Nghiên cứu 75 năm của ĐH Harvard khẳng định, đây là bí quyết hàng đầu để có cuộc sống hạnh phúc, trọn vẹn
- 10-03-2017Hiểu được 5 quy tắc này, cuộc sống của bạn sẽ dễ dàng và hạnh phúc hơn rất nhiều
Theo báo cáo được công bố ngày 20/3, Việt Nam được xếp ở vị trí thứ 94 trong số 155 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng. So với năm 2016, thứ hạng của Việt Nam đã tăng thêm 2 bậc từ vị trí thứ 96. Thứ hạng của nhiều quốc gia trong bảng xếp hạng hạnh phúc cũng thay đổi, trong đó đáng chú ý nhất là việc Na Uy soán ngôi Đan Mạch để trở thành quốc gia hạnh phúc nhất thế giới.
SDSN dựa vào đâu để đánh giá mức độ hạnh phúc?
Hạnh phúc không chỉ đơn giản dựa trên tiền dù rõ ràng, đây là một phần của tiêu chí. Cụ thể, GDP/đầu người là 1 trong 6 tiêu chí mà SDSN sửa dụng để đo lường chỉ số hạnh phúc. Các phần còn lại là hỗ trợ xã hội, tuổi thọ trung bình, quyền tự do lựa chọn cuộc sống, sự hào phóng (tỷ lệ hiến tặng từ thiện) và vấn đề tham nhũng. Tuy nhiên, những quốc gia đứng đầu danh sách thường là những nước Tây Âu giàu có, phát triển khiến không ít người hiểu nhầm rằng tiền là yếu tố được dùng để đánh giá.
Kể từ khi dự án bắt đầu được triển khai 5 năm trước, các nước Tây Âu đã duy trì vị thế đứng đầu của danh sách. Năm nay cũng không phải ngoại lệ. Ba vị trí đầu tiên thuộc về Na Uy, Đan Mạch và Iceland. Tuy nhiên, xét về mức độ tăng trưởng, các quốc gia này vốn đã tụt hậu từ lâu so với toàn cầu.
Trên thực tế, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của các quốc gia hạnh phúc nhất thế giới giai đoạn 2014-2016 thấp hơn nhiều so với thế giới nói chung. Trong khi đó, Trung Quốc, nước có mức độ tăng trưởng bền vững cao nhất thế giới, không phải nước dẫn đầu về chỉ số hạnh phúc.
Các vấn đề của Trung Quốc được nêu ra như mạng lưới an sinh xã hội kém, thất nghiệp và lạm phát cũng như sự xói mòn niềm tin trong xã hội cũng như bất bình đẳng gia tăng và môi trường suy thoái kéo tụt chỉ số hạnh phúc của quốc gia này. Đó cũng là lý do khiến nền kinh thế thứ 2 thế giới chỉ xếp thứ 79 trong danh sách 155 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng.
Hạnh phúc trong công việc
Báo cáo năm nay tập trung nhiều vào sự hạnh phúc của con người tại nơi làm việc. Theo Jan-Emmanuel De Neve, giáo sư kinh tế tại trường kinh doanh Saïd thuộc Đại học Oxford, cho biết, con người thường dành phần lớn cuộc đời ở nơi làm việc. Vì vậy, điều quan trọng là nhận thức được vai trò của môi trường làm việc đối với sự hạnh phúc của con người.
Là đồng tác giả của báo cáo hạnh phúc năm 2017, Giáo sư Neve cũng cho rằng lương cao cũng chỉ là một thước đo để đánh giá hạnh phúc. “Sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, sự đa dạng nghề nghiệp và mức độ tự chủ, là những động lực quan trọng khác”, giáo sư Neve nhấn mạnh.
Ngày hạnh phúc
Báo cáo Hạnh phúc Thế giới năm 2017 được công bố đúng vào ngày Hạnh phúc Thế giới 20/3. Kể từ năm 2012, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã công bố ngày 20/3 là ngày Hạnh phúc Thế giới, một sự thừa nhận chính thức cho “hạnh phúc và phúc lợi là mục đích và nguyện vọng phổ quát trong cuộc sống của con người trên khắp thế giới”.
Báo cáo Hạnh phúc Thế giới cũng được công bố lần đầu vào tháng 4/2012. Sự ra đời của nó kéo theo sự chú trọng của các quốc gia với các chỉ số hạnh phúc. Tại Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất, người ta tổ chức sự kiện kéo dài cả ngày để chào đón Ngày hạnh phúc.