MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

VietMoney và làn gió mới cho lĩnh vực cầm đồ nhờ chuyển đổi số

16-06-2022 - 11:00 AM | Kinh tế số

VietMoney và làn gió mới cho lĩnh vực cầm đồ nhờ chuyển đổi số

Cơ hội thị trường lên tới hàng tỷ USD nhưng ngành cầm đồ truyền thống vẫn còn tồn tại rất nhiều bất cập, đặc biệt là trong khâu định giá và quản lý tài sản cầm cố. Những bất cập này càng lộ rõ hơn trong khủng hoảng Covid-19, nhiều tiệm cầm đồ đã phải đóng cửa “ngủ đông”.

Theo thống kê từ Merchant Machine vào năm 2021, có tới 69% người dân Việt Nam hiện chưa tiếp cận được dịch vụ tài chính, chưa có tài khoản ngân hàng. Đây là thị trường tiềm năng cho các bên cung cấp dịch vụ vay ngoài hệ thống ngân hàng như cầm đồ, hay các hoạt động cho vay chưa chính thống khác. 

Ở Việt Nam, ngoài các ngân hàng và công ty tài chính được hoạt động theo Luật tổ chức tín dụng thì Dịch vụ cầm đồ là mô hình duy nhất hiện nay được cho vay và phù hợp với các khoản vay tiêu dùng nhỏ. Một nghiên cứu đưa ra bởi Business Times cho biết, có khoảng 47 triệu người Việt vẫn chưa có tài khoản ngân hàng và cũng chưa từng tiếp xúc với các dịch vụ ngân hàng. Nếu mỗi người có nhu cầu vay 10 triệu đồng, quy mô của các thị trường có thể đạt mức 23,5 tỷ USD.

Tuy nhiên, dịch vụ cầm đồ truyền thống vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, như việc định giá. Việc định giá của các tiệm cầm đồ truyền thống phụ thuộc rất lớn vào kinh nghiệm và nhận định cảm tính về sản phẩm của người chủ cơ sở. Vì thế, các tiệm cầm đồ thường tìm cách ép giá cầm gây tâm lý ái ngại khi đi cầm đồ, đồng thời đẩy lãi suất cao như là một cách để bù đắp rủi ro. Thực tế cho thấy, đa phần nguồn thu của các tiệm cầm đồ thường là đến từ việc thanh lý tài sản. 

Mặt khác, vì khả năng thẩm định giá hàng hoá dựa trên sức người là có giới hạn, do thị trường có rất nhiều loại tài sản khác nhau, nên danh mục cầm đồ đối với các tiệm cầm đồ truyền thống là không đa dạng. Ngoài ra, việc quản lý tài sản cầm cố của khách một cách thủ công sẽ gây rủi ro, nên các cơ sở cầm đồ truyền thống thường gặp khó vấn đề quản lý, và khó để mở rộng.

Nhận thức được tiềm năng thị trường và các bất cập còn hiện hữu, nhiều startup đã có ý tưởng thay đổi ngành này bằng công nghệ. Gần đây việc các chuỗi cầm đồ thế hệ mới nhận vốn đầu tư nước ngoài đã cho thấy ngành dịch vụ này đang được quan tâm và đầu tư bài bản hơn. Ví dụ như F88 nhận được đầu tư từ Mekong Capital và Organic Oak, hay Chuỗi người bạn vàng được sở hữu bởi Công ty Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận - PNJ, camdonhanh thành lập bởi Quỹ ngoại John Galt Ventures. 

Một cái tên nổi bật khác là VietMoney. Thành lập năm 2016, tính đến nay VietMoney đã trải qua hai vòng gọi vốn. Một là vòng hạt giống từ quỹ Indochine Investment cùng các nhà đầu tư cá nhân vào năm 2018 và hai vòng gọi vốn Series A từ Probus Opportunities (Thuỵ Sĩ) và Digi Ventures (Việt Nam) vào năm 2020. Hiện tại, VietMoney có 35 chi nhánh với địa bàn hoạt động ở TP.HCM và 6 tỉnh thành phía Nam.


VietMoney và làn gió mới cho lĩnh vực cầm đồ nhờ chuyển đổi số - Ảnh 1.

VietMoney là một trong số ít các doanh nghiệp cầm đồ áp dụng công nghệ ngay từ đầu và chọn mô hình kinh doanh Online to Offline. Nhà sáng lập kiêm CEO VietMoney Trịnh Văn Phương cho biết, VietMoney đã xây dựng thành công Hệ thống quản trị nội bộ ERP cho riêng đặc thù ngành cầm đồ, đồng thời áp dụng công nghệ Dữ liệu lớn (Big Data) và công nghệ Máy học (Machine Learning) vào vận hành để giải quyết hai bài toán lớn nhất khi kinh doanh cầm đồ đó là “Định giá tài sản” và “Quản lý đồng bộ chuỗi”.


VietMoney và làn gió mới cho lĩnh vực cầm đồ nhờ chuyển đổi số - Ảnh 2.

CEO VietMoney cho biết, tất cả quy trình làm việc nội bộ tại công ty này đều được số hoá hoàn toàn. Việc phê duyệt, tạo khoản vay , quản lý tài sản hay nhân sự cũng thực hiện rất đơn giản qua hệ thống ERP và thao tác trên App điện thoại. Số liệu hoạt động kinh doanh và kiểm soát rủi ro cũng được cập nhật theo thời gian thực cũng giúp cho chúng tôi tối giản được sức người trong vận hành.

Giai đoạn dịch Covid-19 xuất hiện vừa qua, việc lựa chọn đầu tư công nghệ ngay từ đầu của VietMoney đã ngay lập tức chứng tỏ tính hữu dụng. Sự biến động mạnh của giá sản phẩm trước và sau khi dịch diễn ra khiến các mô hình định giá truyền thống không thể lường trước rủi ro rớt giá. Tuy nhiên việc áp dụng công nghệ Big Data (Dữ liệu lớn) cho phép VietMoney có những bước đi đón đầu phù hợp về việc điều chỉnh tỉ lệ cho vay cần thiết theo mỗi loại tài sản, thậm chí là cho từng Model, Thương hiệu nhận cầm đồ khác nhau.


VietMoney và làn gió mới cho lĩnh vực cầm đồ nhờ chuyển đổi số - Ảnh 3.

Sự xuất hiện của các hệ thống cầm đồ chuyên nghiệp với cách làm bài bản như VietMoney, đặc biệt có sự tham gia của các Quỹ ngoại vào vấn đề xây dựng chiến lược phát triển có thể sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành dịch vụ này. Đặc biệt, việc áp dụng công nghệ vào một lĩnh vực truyền thống là cầm đồ như cách làm của VietMoney có thể thấy quá trình chuyển đổi số cho các ngành nghề truyền thống là một xu hướng tất yếu để phát triển và kinh doanh vững chắc trong giai đoạn hiện nay.

https://cafef.vn/vietmoney-va-lan-gio-moi-cho-linh-vuc-cam-do-nho-chuyen-doi-so-20220616103809882.chn

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên