Vietnam Airlines hỗ trợ giảm 10 - 55% giá cước vận chuyển xuất khẩu vải thiều
Chính sách giảm giá cước vận chuyển đang rộng đường đưa sản phẩm vải thiều xuất khẩu đi nhiều nước.
- 17-06-2016Buôn vải thiều sang Trung Quốc: Vượt cửa khẩu giá gấp đôi
- 16-06-2016Vải thiều Bắc Giang vào mùa: Lại lo thương nhân Trung Quốc ép giá
- 15-03-2016Hoàn thành cổ phần hóa, VietnamAirlines, Vinatex sẽ không còn được Chính phủ bảo lãnh khi vay vốn kinh doanh
- 11-03-2016VietnamAirlines là thương hiệu Quốc gia đấy, nhưng trang web thì dở tệ
Thông tin từ Bộ Công Thương cho biết, để hỗ trợ cho việc vận chuyển vải thiều xuất khẩu, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) sẽ triển khai hỗ trợ xuất khẩu vải thiều mùa vụ 2016 thông qua giảm giá cước.
Theo đó, Vietnam Airlines sẽ giảm giá cước vận chuyển từ 10-55% (tùy điểm đến) so với giá hàng mau hỏng tại bảng giá công bố hiện tại, áp dụng cho nguồn hàng trái vải xuất đi thị trường quốc tế mà hãng đang khai thác đường bay thẳng.
Bắc Giang hiện đang là một trong những "điểm nóng" trong tiêu thụ vải thiều.
Trong Biên bản ghi nhớ tiêu thụ sản phẩm vải thiều tại thị trường Úc và Malaixia, do Ủy ban nhân dân phối hợp với Công ty Cổ phần Tiến bộ quốc tế (AIC), dự kiến, sẽ có khoảng 1.000 tấn vải thiều Lục Ngạn, Bắc Giang xuất khẩu sang các thị trường như Mỹ, Úc, EU...
Năm 2016, tổng diện tích vải thiều ở Bắc Giang đạt 30 nghìn ha, sản lượng đạt 130 nghìn tấn, giảm 65 nghìn tấn so với năm ngoái. Ông Lại Thanh Sơn, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang cho biết, năm nay, huyện Lục Ngạn được cấp 15 mã vùng trồng vải cho hơn 200 hộ dân với 158 ha theo tiêu chuẩn Globalgap, với sự giám sát nghiêm ngặt về quy trình sản xuất của các cơ quan chức năng.
Sản lượng dự kiến 1.000 tấn đảm bảo điều kiện xuất khẩu vải thiều sang Mỹ, Úc, EU… Vùng sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGap đạt 12.560 ha, sản lượng dự kiến đạt khoảng 53.000 tấn, đáp ứng nhu cầu sử dụng quả vải chất lượng cao.
Ông Olaf Juttner, đại diện Công ty Mondoconnx, Úc cho biết: “Tiềm năng xuất khẩu vải vào thị trường Úc năm nay tốt hơn năm ngoái rất nhiều. Quy trình kiểm dịch và các tiêu chuẩn chất lượng của Úc rất cao. Tôi hy vọng những năm tới sẽ vải của Việt Nam sẽ vào thị trường này với số lượng lớn. Tôi hy vọng là nhập khẩu 100-200 tấn mỗi tuần.”