Virus corona có thể "hút" cạn ngân sách và khiến Trung Quốc gặp khủng hoảng kinh tế hay không?
Nhìn vào những con số, câu chuyện mang một màu sắc tươi sáng hơn, thậm chí hoàn toàn có thể nghĩ rằng kinh tế Trung Quốc vẫn sẽ vững vàng.
- 28-02-2020Quá phụ thuộc vào Trung Quốc, kinh tế Úc dần "nhận quả đắng"
- 28-02-2020Có số ca tử vong cao nhất bên ngoài Trung Quốc, Iran nguy cơ trở thành "ngòi nổ" khiến dịch bệnh bùng phát ở Trung Đông
- 28-02-2020Một trong những hãng hàng không tốt nhất thế giới lao đao khi quá phụ thuộc vào khách Trung Quốc
Trong bối cảnh dịch bệnh do virus corona gây ra khiến nền kinh tế Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng nề, không ít người đưa ra dự báo nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang đứng trước nguy cơ sụp đổ, ngân sách ngày một cạn kiệt. Tuy nhiên, liệu điều đó có chính xác? Nhìn vào những con số, câu chuyện mang một màu sắc tươi sáng hơn, thậm chí hoàn toàn có thể nghĩ rằng kinh tế Trung Quốc vẫn sẽ vững vàng.
Thứ nhất, tính đến cuối tháng 1 năm 2020, tổng dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc là 3115 tỷ USD - cao hơn cả tổng dự trữ ngoại tệ của 28 nước liên minh châu Âu chốt tại cuối năm 2019 cộng thêm cả Nhật Bản. Nếu chỉ tính theo đầu quốc gia, Nhật Bản đứng thứ 2 về dự trữ ngoại tệ (1323 tỷ USD, tại thời điểm 12/2019), tức chỉ bằng một nửa so với Trung Quốc. Nên trước mắt, Trung Quốc thừa khả năng đối mặt với việc buôn bán ra bên ngoài bị đình trệ. Ngược lại, các nền kinh tế khác, vốn không có nhiều dự trữ như Trung Quốc, lại bị ảnh hưởng khi Trung Quốc tạm ngừng nhập khẩu.
Thứ hai, dịch cúm virus corona không đủ sức khiến Trung Quốc thâm hụt thương mại. GDP của Trung Quốc nay đã chiếm 20% GDP toàn cầu. Trung Quốc bán ra ít thì cũng có nghĩa Trung Quốc mua vào ít. Sự lao dốc của giá dầu là minh chứng rõ nhất của điều này.
Ngày nay Trung Quốc là nhà cung cấp và nhà tiêu thụ lớn nhất thế giới. 94% giá trị xuất khẩu của Trung Quốc là hàng công nghệ, máy móc trong công nghiệp, vận tải.... Trung Quốc nhập khẩu chủ yếu là các mặt hàng có giá trị thặng dư thấp (nông sản, nguyên liệu thô, nhiên liệu) và một số loại máy móc, trang thiết bị y tế. Dù có chiến tranh thương mại kéo dài với Mỹ, Trung Quốc vẫn đạt thặng dư thương mại. Năm 2019 là 412 tỷ USD, cao nhất tính từ năm 2016.
Thứ ba, dân Trung Quốc vì dịch bệnh mà không có điều kiện tiêu tiền chứ không phải không có tiền. Tiền trong dân được dùng cho mục đích chi tiêu, nay đang bị dồn ứ lại. Trung Quốc là nước có tỷ lệ tiền gửi tiết kiệm cao nhất thế giới. Tổng số tiền gửi tiết kiệm tại Trung Quốc trong suốt gần 2 thập kỉ qua đều quanh mức 50% GDP. Hết dịch, người Trung Quốc sẽ tiêu tiền ồ ạt. Chưa kể việc người tiêu dùng Trung Quốc cực kì đoàn kết và thể hiện mạnh mẽ tinh thần yêu nước, do đó những chính sách kích thích tiêu dùng sẽ phát huy tác dụng tốt khi hết dịch - điều không chỉ có lợi cho Trung Quốc mà cho cả các nước khác vì Trung Quốc là thị trường tiêu dùng quan trọng của thế giới.
Thứ tư, chính quyền địa phương Trung Quốc nợ nhiều nhưng lại là nợ trong nước. Toàn bộ các khoản vay đều bằng nhân dân tệ. Trong khi đó nợ nước ngoài của Trung Quốc đa số là nợ doanh nghiệp. Có thể đây chính là cách chính phủ Trung Quốc làm tăng tính hấp dẫn của doanh nghiệp Trung Quốc với nhà đầu tư nước ngoài, tận dụng bối cảnh lãi suất thấp.