MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vịt có tính mát, là thuốc chữa bệnh trong Đông y nhưng có 5 nhóm người được khuyến cáo không nên ăn

19-06-2020 - 21:14 PM | Sống

Có một số điều cần lưu ý khi ăn vịt để không biến món đại bổ này trở thành "sát thủ" cho sức khỏe bạn nhé!

Vịt vốn là một món ăn ngon bổ dưỡng, thường được ăn nhiều trong những ngày nắng nóng oi bức. Theo trang Livestrong chia sẻ, vịt còn là loài gia cầm được dùng làm thực phẩm phổ biến thứ 3 trên thế giới. Trong Đông y, theo lương y Vũ Quốc Trung (Phòng Chẩn trị Y học cổ truyền, Hội Đông y Việt Nam) cho biết, thịt vịt có vị ngọt, mặn, tính bình, đi vào tỳ, vị, phế, thận có tác dụng tư âm dưỡng vị, lợi thủy tiêu thũng, giải độc.

Vịt có tính mát, là thuốc chữa bệnh trong Đông y nhưng có 5 nhóm người được khuyến cáo không nên ăn - Ảnh 1.

Với những ngày thời tiết có phần khó chịu do ảnh hưởng từ thời tiết oi nóng thì thịt vịt chính là nguồn protein được ưu tiên hàng đầu nhờ tính mát, dễ ăn. Các món chế biến từ vịt phổ biến trong mâm cơm gia đình gồm có vịt om sấu, vịt nấu canh măng, vịt luộc... Dù là một vị thuốc chữa bệnh rất hữu ích trong Đông y nhưng nếu bạn thuộc một trong 5 đối tượng sau đây thì nên kiêng món ăn này để tránh gây hại sức khỏe.

1. Người có hệ tiêu hóa kém

Trong Đông y, thịt vịt mang tính hàn nên những người có hệ tiêu hóa kém không nên ăn thường xuyên. Việc ăn vịt có thể gây suy yếu các cơ quan khác như hệ tiêu hóa, hệ thống miễn dịch... Do đó, nếu không muốn cơ thể dễ bị nhiễm lạnh thì nên từ chối thịt vịt.

Vịt có tính mát, là thuốc chữa bệnh trong Đông y nhưng có 5 nhóm người được khuyến cáo không nên ăn - Ảnh 2.

2. Người có thể chất yếu, lạnh

Với những người có thể trạng yếu, lạnh thì càng nên hạn chế ăn thịt vịt. Bởi thịt vịt khi ăn vào có thể gây lạnh bụng, dẫn đến cảm giác chán ăn, đau bụng, tiêu chảy hoặc các vấn đề tiêu hóa bất lợi khác.

Vịt có tính mát, là thuốc chữa bệnh trong Đông y nhưng có 5 nhóm người được khuyến cáo không nên ăn - Ảnh 3.

3. Người mới phẫu thuật

Thịt vịt có vị tanh, tính hàn lạnh nên không hề phù hợp trong bữa ăn của những người mới phẫu thuật xong. Nếu người bệnh vừa phẫu thuật đã ăn thịt vịt thì vết mổ có thể bị sưng tấy, khó lành, thậm chí là mưng mủ nghiêm trọng.

Vịt có tính mát, là thuốc chữa bệnh trong Đông y nhưng có 5 nhóm người được khuyến cáo không nên ăn - Ảnh 4.

4. Người mắc bệnh gout

Do trong thịt vịt có chứa hàm lượng purin cao nên dễ làm tăng cao lượng axit uric trong cơ thể. Chính vì vậy, những người mắc bệnh gout không nên ăn món này nhiều.

5. Người đang bị ho

Khi bị ho thì cần kiêng ăn đồ có chất tanh vì dễ gây khó thở. Mùi tanh từ thực phẩm sẽ sinh ra kích ứng, gây ho nặng hơn. Vì vậy, những người đang bị ho cần tránh xa thịt vịt.

Vịt có tính mát, là thuốc chữa bệnh trong Đông y nhưng có 5 nhóm người được khuyến cáo không nên ăn - Ảnh 5.

*Lưu ý: Không nên ăn phần da cổ vịt và phao câu vịt vì đây đều là những phần ít được vệ sinh sạch sẽ, khi ăn vào dễ gây hại sức khỏe, nhiễm vi khuẩn.

Source (Nguồn): Livestrong, Sohu

Theo MAMMAMA

Trí thức trẻ

Trở lên trên