VN-Index có thể tiếp tục phá đỉnh, đầu tư cổ phiếu nào trong tháng 11?
Theo Chứng khoán Everest (EVS), lợi nhuận quý 3 vượt kỳ vọng kéo theo tâm lý lạc quan của nhà đầu tư và dòng tiền tìm lợi nhuận ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn sẽ giúp VN-Index chinh phục mốc kỷ lục mới.
VN-Index có thể tiệm cận 1.470 điểm trong tháng 11
Trong báo cáo mới được công bố, Chứng khoán Everest (EVS) dự báo chỉ số VN-Index có thể tiệm cận mức 1.427 điểm nhờ nhiều yếu tố tích cực.
Động lực chính đà tăng của thị trường đến từ việc thúc đẩy nhanh giải ngân đầu tư công. Cụ thể, yêu cầu từ Chính phủ đẩy nhanh việc giải ngân đầu tư công 3 tháng cuối năm, nhằm đạt ít nhất 95% so với kế hoạch năm 2021 là 461,000 tỷ đồng (9 tháng đầu năm giải ngân chưa đến 50%) nhằm hỗ trợ kinh tế phục hồi.
Bên cạnh đó, việc kỳ vọng gói hỗ trợ kinh tế có thể được Quốc hội chốt thông qua nhằm khôi phục lại hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định đời sống kinh tế của người lao động cũng là một yếu tố tích cực tác động lên thị trường.
Ngoài ra, tâm lý lạc quan của nhà đầu tư vào lợi nhuận quý 3 của các Công ty sẽ thu hút dòng tiền vào nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, từ đó tạo đà tăng cho VN-Index.
Về mặt định giá, EVS cho biết, P/E 4 quý gần nhất toàn thị trường đang ở mức 17,1 lần, mức hợp lý trong giai đoạn hiện nay và phản ánh kết quả kinh doanh tích cực trong quý 3 của các công ty niêm yết.
Tỷ lệ vay margin và giá trị giao dịch (GTGD) của nhà đầu tư cá nhân ở mức hợp lý dù thị trường tiếp tục chinh phục những đỉnh cao mới và tăng khoản tăng mạnh, tuy nhiên nhờ dòng tiền tích cực từ nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân tiếp tục đổ vốn mạnh vào thị trường giúp tỷ lệ sử dụng vay margin ở mức hợp lý và kiểm soát tốt. Theo thống kê toàn bộ dư nợ cho vay margin của 59 công ty chứng khoán lớn nhất trên thị trường đến cuối quý 3/2021 đạt 154 ngàn tỷ đồng, tăng 68% so với dư nợ vay margin cuối năm 2020 (92 ngàn tỷ đồng), tuy nhiên tỷ lệ dư nợ margin/GTGD của nhà đầu tư cá nhân (HOSE) hiện tại quanh mức 8 lần thấp hơn mức 10 lần tại thời điểm cuối năm 2020 và sụt giảm mạnh so với mức đỉnh cao của lịch sử 24 lần tại 2 thời điểm Q2/2019 và Q1/2020.
Báo cáo của EVS cho thấy, các yếu tố cơ bản nội tại và yếu tố thị trường trong ngắn hạn tháng 11 đều khá cân bằng nhau giữa yếu tố tích cực và tiêu cực, do đó khả năng biến động của VN-Index có thể quyết định xu hướng bởi các yếu tố bên ngoài hoặc áp lực chốt lời của nhà đầu tư vào nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn trên vùng giá đỉnh.
Theo đó, EVS chưa nhận thấy những yếu tố rủi ro lớn tác động mạnh để thị trường sụt giảm sâu nhưng áp lực chốt lời hoặc các yếu tố bất ngờ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường trong tháng 11. Nhà đầu tư nên tận dụng giai đoạn này cơ cấu lại danh mục, thực hiện lợi nhuận và bắt đầu tìm kiếm những cổ phiếu triển vọng cho giai đoạn đầu năm 2022.
Ngành nào triển vọng?
Đánh giá cơ hội đầu tư theo từng ngành, EVS khuyến nghị những cổ phiếu đơn lẻ thuộc các nhóm ngành sau có thể tiếp tục thu hút dòng tiền và nhà đầu tư có thể cân nhắc cơ cấu lại danh mục trong tháng 11:
Thứ nhất là nhóm ngành bất động sản, điển hình như VHM, KDH, NLG, SZC bởi tích luỹ tiền mặt dồi dào, cũng nhưng ảnh hưởng tích cực nhờ dòng vốn FDI tiếp tục tăng mạnh và mở rộng quỹ đất phát triển khu công nghiệp, kết nối cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các cơ sở hạ tầng đường bộ phía Nam.
Thứ hai là nhóm ngành nguyên vật liệu, điển hình là HPG, PTB, VCS, HT1 duy trì mức tăng lợi nhuận sau thuế vượt trội trong quý III, tác động tích cực nhờ thúc đẩy đầu tư công, tăng mạnh từ thị trường xuất khẩu, triển vọng lợi nhuận tích cực trong quý IVS.
Thứ ba là ngành hàng tiêu dùng - bán lẻ, điển hình như PNJ, PET, VHC công suất bù đắp lại giai đoạn giãn cách, dự báo nhu cầu tăng trưởng mạnh mẽ trong quý IV, đặc biệt những tháng cuối năm nhờ tính mùa vụ (mùa sắm, lễ hội mùa Tết, Giáng sinh) nhờ lực cầu tăng mạnh sau khi nền kinh tế mở cửa trở lại.