VN-Index giữ vững mốc 725 điểm, cổ phiếu chứng khoán hút tiền trở lại
Trong khi đó ở các cổ phiếu ngân hàng, tài chính khác như BID, CTG, VCB, ACB, hay BVH không có sự tham gia mạnh của dòng tiền khiến cho động lực tăng điểm ở nhóm này là không có, thậm chí chính nhóm cổ phiếu này là tác nhân chính kìm hãm đà tăng của toàn thị trường.
- 15-05-2017Bắt đáy PVD giá 15.400 đồng, nhà đầu tư nên “ôm” hàng chờ … 2 năm nữa?
- 10-08-2017Hôm nay (10/08/2017), TTCK phái sinh chính thức hoạt động và đây là những điều quan trọng cần nhớ
- 15-05-2017CTCK nhận định thị trường 15/05: Sự trở lại của dòng tiền
Tiếp đà hưng phấn của phiên sáng, dòng tiền tiếp tục đổ vào nhóm cổ phiếu bất động sản bất chấp chỉ số bị điều chỉnh nhẹ do nhóm cổ phiếu tài chính ngân hàng. Dòng tiền lan tỏa dần từ nhóm bất động sản qua các nhóm cổ phiếu khác có sự hưởng lợi từ kết quả kinh doanh cũng như các doanh nghiệp may mặc TNG, TCM. Sự phân hóa diễn ra trên diện rộng, thị trường có sự hút tiền trở lại với nhóm cổ phiếu chứng khoán mà điển hình là SSI, HCM và VND. Chính nhóm cổ phiếu này là nguồn cảm hứng để thị trường tăng điểm trở lại giữa phiên chiều sau khi chỉ số VN-index để rơi khỏi mốc 725 trong phiên sáng.
Sự khác biệt lớn ở phiên giao dịch chiều bắt nguồn từ thông tin Đại hội đồng cổ đông của Ngân hàng Sacombank (STB) dự kiến trong ngày 26/5 tới đây. Nhà đầu tư đang chờ đợi phiên Đại hội cổ đông của ngân hàng STB về quá trình tái cấu trúc sau khi sắp nhập ngân hàng Phương Nam và có sự thay đổi các nhân sự cấp cao ở đây. Sự kỳ vọng về thay đổi này khiến cho giá cổ phiếu bật tăng mạnh lên sát trần.
Trong khi đó ở các cổ phiếu ngân hàng, tài chính khác như BID CTG VCB ACB hay BVH không có sự tham gia mạnh của dòng tiền khiến cho động lực tăng điểm ở nhóm này là không có, thậm chí chính nhóm cổ phiếu này là tác nhân chính kìm hãm đà tăng của toàn thị trường.
Cổ phiếu bất động sản như SCR VCG QCG có lượng dư mua trần lớn với thanh khoản tăng vọt, song song với nhóm tăng trần thì nhiều cổ phiếu bất động sản khác cũng thu hút được dòng tiền tạo hiệu ứng khá tốt như DXG TDH LDG SJS HBC hay VIC.
Tuy nhiên, Cổ phiếu xây dựng HBC đã không duy trì được mức tăng như phiên sáng khi bị bán về mức giá tham chiếu là 55.000 đồng/ cổ phiếu với thanh khoản đạt 1,62 triệu đơn vị, trong khi đó CTD có sự tăng điểm khá mạnh trở lại khi tăng 2.000 đồng/cp lên mức 203.000 đồng/cổ phiếu.
Điểm sáng toàn thị trường trong phiên giao dịch ngoài nhóm cổ phiếu bất động sản thu hút tiền phải kể đến nhóm dược đã có sự tăng điểm mạnh của DHG DMC, các thông tin về kết quả kinh doanh cũng như việc nới room trong thời gian tới khiến cho giá cổ phiếu nhóm ngành này tăng trưởng mạnh trong thời gian qua. Sự phân hóa lớn giữa các nhóm ngành trong phiên giao dịch này cho thấy các kết quả kinh doanh phần nào đã phản ánh vào thị giá cổ phiếu trong thời gian qua. Đối với nhóm cổ phiếu bất động sản giai đoạn này sẽ là thời điểm kết quả kinh doanh được hưởng lợi nhiều khi được hưởng lợi từ thông tư 200 ghi nhận kết quả kinh doanh khi bàn giao nhà. Chính yếu tố đó có thể cho một số doanh nghiệp có bước đột biến về kết quả kinh doanh trong năm nay.
Điểm trừ hôm nay phải kể đến GAS và DCM khi hai cổ phiếu này đều giảm điểm, kết thúc GAS giảm sâu hơn phiên sáng khi giảm đến 500 đồng xuống còn 54.000 đồng/cổ phiếu với tổng khối lượng đạt….và DCM giảm 400 đồng xuống còn 14.200 đồng/cổ phiếu với tổng khối lượng khớp lệnh đạt…
Trong khi đó cổ phiếu QCG và VCG vẫn duy trì được mức tăng trần kể từ đầu sáng. Cổ phiếu VCG dư mua hơn 2,1 triệu đơn vị giá trần, tăng 1.500 đồng lên mức 17.300 đồng với tổng khối lượng khớp gần 7,4 triệu đơn vị gấp hơn 4 lần so với trung bình khớp lệnh 10 phiên gần đây. Cổ phiếu QCG khớp không tăng nhiều so với phiên sáng khi chỉ đạt hơn 385 nghìn đơn vị, dư mua trần hơn 1,68 triệu đơn vị. QCG là cổ phiếu tăng 12 phiên liên tiếp kể từ phiên 26/4, đến thời điển hiện tại cổ phiếu này tăng giá 106% so với phiên 26/4.
Một số cổ phiếu lớn không duy trì được mức tăng như phiên sáng và giảm điểm vào cuối phiên do áp lực chốt lời. Cổ phiếu REE 400 đồng xuống còn 31.400 đồng/ cổ phiếu, VNM giảm 900 đồng xuống còn 143.900 đồng/cổ phiếu, HPG HSG đều giảm nhẹ so với phiên sáng.
Kết thúc giao dịch chỉ số Vn-index giảm nhẹ khi giảm 0,02 điểm xuống 725,35 điểm với tổng khối lượng toàn thị trường đạt 225,2 triệu đơn vị và tổng giá trị là 4.368,5 tỷ đồng. Toàn sàn có 159 mã tăng điểm trong đó có đến 59 mã tăng trần, có 109 mã giảm giá, 46 mã đứng giá và 16 mã không có giao dịch.
Sàn Hà Nội ngoài hai mã VCG HUT tiếp tục duy trì tăng mạnh, phiên chiều còn có sự hỗ trợ của cổ phiếu chứng khoán Vndirect (VND) khi tăng 800 đồng/ cổ phiếu lên mức 18.700 đồng/cổ phiếu với tổng khối lượng khớp là 847 nghìn đơn vị.
Kết thúc giao dịch chỉ số HNX-index tăng 0,71 điểm lên 91,1 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 67 triệu đơn vị và giá trị tương ứng là 735,41 tỷ đồng. Toàn sàn có 116 mã tăng giá trong đó có 28 mã tăng trần, 113 mã không có giao dịch, 71 mã đứng giá, 84 mã giảm giá trong đó có 6 mã giảm sàn.
Kết thúc phiên giao dịch sáng hàng loạt cổ phiếu bất động sản tăng trần và kịch trần, dòng tiền mua lên khá mạnh do các thông tin có lợi về tăng trưởng ngành bất động sản, cũng như việc Chính phủ hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp đặc biệt là ưu tiên doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp cổ phần hóa phát triển.
Đối với nhóm cổ phiếu bất động sản, hàng loạt cổ phiếu thu hút được dòng tiền mạnh trong phiên sáng nay như QCG, TDH, SJS, HBC, LDG, DXG… đặc biệt là FLC đã dư mua trần với tổng khối lượng khớp đạt 25,3 triệu cổ phiếu, tăng 500 đồng/cp lên mức 7.780 đồng/cp. Cũng như phiên mở cửa, cổ phiếu QCG tiếp tục đóng trần với lượng dư mua hơn 2 triệu đơn vị tăng 950 đồng/cp lên mức 15.150 đồng/cổ phiếu.
Cổ phiếu TDH tăng chạm mức giá trần trong phiên sáng, kết thúc TDH tăng 1.000 đồng/cp lên 18.600 đồng/cổ phiếu với thanh khoản đạt gàn 1,1 triệu đơn vị. Cổ phiếu DXG tăng 1.150 đồng lên mức 21.950 đồng/cp với tổng khối lượng giao dịch đạt 5.430 triệu đơn vị.
HQC xuất hiện các lệnh mua lớn và dư mua trần lớn. Cổ phiếu của Tập đoàn FLC được mua mạnh và có lượng dư mua trần lớn sau khi có tin đồn về sự sáp nhập với ROS.
Dòng tiền đổ dồn mạnh vào nhóm bất động sản cũng là thời điểm nhà đầu tư e dè khi mua cổ phiếu tài chính ngân hàng. Sự giảm điểm nhẹ của VNM, BID, CTG, VCB, ROS…đã khiến cho chỉ số lình xình quanh mốc 724-725 mà chưa thể bứt phá, mặc dù thị trường có sự tăng điểm mạnh mẽ của nhóm dược và hàng cơ bản như DHG tăng 4.600 đồng lên 144.000 đồng/cổ phiếu, TRA tăng 3.000 đồng lên 105.500 đồng/cổ phiếu, PNJ tăng 1500 đồng lên 93.300 đồng/cổ phiếu, KDC tăng 800 đồng lên 41.300 đồng/cổ phiếu…
Điểm nhấn của phiên sáng cũng đến từ cổ phiếu SCR khi lượng đặt mua luôn lớn hơn lượng đặt bán, lệnh mua lên với khối lượng lớn tạo ra sự bứt phá ngay giữa phiên giao dịch. Kết thúc giao dịch sáng SCR tăng trần khi tăng 750 đồng lên 11.800 đồng/ cổ phiếu với thanh khoản đạt 8,2 triệu đơn vị.
Sàn Hà Nội tăng điểm nhẹ khi tăng 0,16 điểm lên 90,55 điểm với thanh khoản đạt 40,97 triệu đơn vị và tổng giá trị đạt 457 tỷ đồng.
Đáng chú ý trên sàn HNX sáng nay có cổ phiếu HUT và VCG khi hai cổ phiếu này đều tăng trưởng mạnh. Cổ phiếu VCG tăng trần và có lượng dư mua lớn, thanh khoản của VCG tăng đột biến so với thời gian gần đây khi đạt 7,2 triệu đơn vị, VCG tăng 1500 đồng lên 17.300 đồng. Đây là cổ phiếu được cho là hiện tượng của sàn HNX trong phiên sáng nay. Tiếp theo sau VCG là cổ phiếu HUT khi bật tăng 500 đồng/cp lên mức 14.600 đồng/cổ phiếu với thanh khoản đạt 2,85 triệu đơn vị.
Điểm nổi bật của phiên mở cửa vẫn là cổ phiếu QCG của Quốc Cường Gia Lai khi tăng trần 12 phiên liên tiếp mặc dù báo cáo tái chính cho thấy mức lãi 2,5 tỷ đồng trong quý 1 là thấp, song với việc công ty đã giảm mạnh được dư nợ ngắn hạn từ 1.788 tỷ đồng xuống còn 332 tỷ đồng đã khiến cho giá cổ phiếu này tăng trưởng mạnh trong thời gian qua, trong khi đó doanh thu cũng tăng trưởng mạnh gấp 3 lần so với cùng kỳ.
Các cổ phiếu bất động sản khác như LDG, HBC, DXG… cũng tăng khá tốt trong phiên mở cửa. Đặc biệt xuất hiện sự tăng trần của một vài cổ phiếu như HQC, QCG với lượng đặt dư mua lớn, điều đó cho thấy dòng tiền không chỉ len lỏi trong nhóm cổ phiếu cơ bản, cổ phiếu trụ cột mà bắt đầu có sự dịch chuyển sang nhóm cổ phiếu penny.
Điểm sáng nhất trong phiên sáng không thể không nhắc đến GMD khi tăng trần phiên thứ 2 liên tiếp, với thanh khoản hiện tại chưa đến 200 nghìn đơn vị có thể thấy khả năng tăng bứt phá ở cổ phiếu này trong thời gian tới. Kết quả kinh doanh thuận lợi trong quý 1 với 110 tỷ đồng tăng trưởng 29% là kết quả kinh doanh khá tốt so với nhiều doanh nghiệp trên sàn.
Giới đầu tư đánh giá tiềm năng của GMD còn tiếp tục tăng trưởng khi mà sự tích lũy giá cổ phiếu này trong thời gian qua là khá lớn. Các hoạt động khai thác cảng và hoạt động logictics được cho là sẽ thuận lợi hơn trong các quý tiếp theo. Đáng chú ý là lợi nhuận lũy kế chưa phân phối là hơn 1.225 tỷ đồng và 1.872 tỷ đồng là số tiền thặng dự vốn cổ phần.
Một số cổ phiếu cơ bản khác như HCM, TCM, SJS… cũng có mức tăng khá ấn tượng.
Mặc dù dòng tiền đổ dồn vào nhóm cổ phiếu bất động sản, song nhóm cổ phiếu tài chính ngân hàng và chứng khoán có phần chững lại sau phiên tăng khá mạnh cuối tuần trước. Điều đó khiến cho chỉ số lình xình trong phiên khiến cho áp lực chốt lời có vẻ tăng lên trong phiên sáng.
Cổ phiếu CTG, BID, STB đứng ở mức giá tham chiếu, VNM giảm 400 đồng xuống còn 144.400 đồng/cổ phiếu. Đáng chú ý trong nhóm cổ phiếu có tác động đến chỉ số thì ROS với thanh khoản chiếm ưu thế ở hiện tại với hơn 3,3 triệu cổ phiếu, đang giảm 5.700 đồng xuống còn 156.300 đồng/cổ phiếu.
Tính đến 10h, VN-Index giảm 1,21 điểm với thanh khoản gần 940 tỷ đồng. HNX-Index tăng nhẹ với thanh khoản gần 150 tỷ đồng.