Vỡ mộng chuyện cầm chưa đến 250 triệu đồng mua được căn nhà đất tại nền kinh tế lớn thứ tư thế giới: Món hời hay ‘hố đen hút tiền’?
Sự thật đằng sau những căn nhà giá siêu rẻ khiến nhiều người nước ngoài đổ xô tìm kiếm.
- 21-10-2024Chuyện khó tin ở nền kinh tế lớn thứ tư thế giới: Cầm chưa đến 240 triệu đồng mua đứt căn nhà đất rộng thênh thang, kiếm thêm hơn 350 triệu/năm nhàn tênh
- 16-10-2024Chuyện lạ ở nền kinh tế lớn thứ tư thế giới: Cầm 1,3 tỷ đồng có thể mua đứt căn nhà đất giữa thủ đô, mỗi tháng đều đặn kiếm thêm gần 275 triệu đồng
Tại nhiều quốc gia trên thế giới, việc mua nhà là điều khó khăn, thậm chí như một giấc mơ xa vời. Tuy nhiên, tại nền kinh tế hàng đầu là Nhật Bản, bất động sản lại đang dư thừa so với nhu cầu.
Theo dữ liệu của chính phủ, tính đến năm 2023, Nhật Bản có hơn 9 triệu “akiya”, tức những căn nhà không có người ở. Một số căn nhà thậm chí có giá dưới 10.000 USD, tương đương khoảng 252 triệu VNĐ.
Những ngôi nhà này thường bị bỏ trống nhiều thập kỷ, nằm rải rác ở các vùng nông thôn và thành phố lớn. Điều này mang đến cơ hội mua nhà cho nhiều người.
Giải thích về “akiya” của Nhật Bản
Sự gia tăng số lượng nhà bỏ hoang ở Nhật Bản phần lớn là do khủng hoảng dân số. Vào năm 2023, tỷ suất sinh giảm xuống mức thấp kỷ lục là 1,2 ca sinh trên một phụ nữ. Trong khi đó, tỷ lệ tử vong tại Nhật Bản đã vượt tỷ lệ sinh vì dân số già ngày một tăng.
Giám đốc nghiên cứu và tư vấn Tetsuya Kaneko tại công ty Savills Japan cho biết: “Vấn đề akiya đã tồn tại trong nhiều thập kỷ, bắt nguồn từ sự bùng nổ kinh tế thời hậu chiến của Nhật Bản, dẫn đến sự gia tăng đột biến trong xây dựng nhà ở”.
Vấn đề xuất hiện rõ rệt hơn vào thập niên 1990, khi nền kinh tế Nhật Bản chậm lại và nhân khẩu học thay đổi.
Tình trạng di cư đến các đô thị cũng là một yếu tố lớn khiến nhiều ngôi nhà bị bỏ hoang. Ông Kaneko giải thích: “Khi thế hệ trẻ chuyển đến các thành phố để làm việc, các vùng nông thôn sẽ chỉ còn lại những người già. Họ có thể qua đời hoặc không còn sức chăm nom nhà cửa”.
Đối với những người dân địa phương, họ thường chê akiya, thậm chí coi chúng là gánh nặng. Vì vậy, ngay cả khi một căn nhà có người thừa kế, những người đó cũng không muốn đích thân sử dụng hoặc bán bất động sản.
Ông Kaneko cho biết thêm rằng một ngôi nhà trên 30 năm tuổi "thường được coi là cũ". Người bản địa sẽ lo ngại các vấn đề về an toàn và chi phí cải tạo tốn kém. Một số thậm chí còn cho rằng những ngôi nhà hoang chứa đựng xui rủi.
Cuối cùng, nhiều người Nhật cho rằng akiya là thứ mất giá.
Michael, người sáng lập blog bất động sản Cheap Houses Japan, cho biết: “Những căn nhà rẻ nhất thường như vậy. Chúng có thể ở vị trí xấu hoặc chi phí cải tạo vượt quá cả giá trị ngôi nhà”.
Lựa chọn hấp dẫn trong mắt người nước ngoài
Dù bị người Nhật bỏ bê, những ngôi nhà akiya lại đang thu hút sự chú ý của người mua nước ngoài.
Ông Kaneko cho biết nhu cầu sở hữu bất động sản của người nước ngoài tại Nhật Bản gia tăng do đại dịch, xu hướng làm việc từ xa và sự thay đổi trong sở thích về lối sống.
Từ các nhà đầu tư trẻ đến những người về hưu, nhiều người tìm mua căn nhà thứ hai để làm nơi nghỉ dưỡng hoặc thực hiện các dự án cải tạo.
Vậy akiya có phải khoản đầu tư tốt? Câu trả lời là có và không.
Những người muốn sở hữu akiya cần tìm hiểu kỹ về văn hóa, ngôn ngữ và con người Nhật Bản. Vì nếu không, việc mua nhà tại đây sẽ khá tốn kém.
“Akiya có thể là khoản đầu tư tốt cho một số nhóm nhất định, đặc biệt là những người có sở thích cải tạo nhà, làm thủ công hoặc những người tìm kiếm nơi ở yên tĩnh ở vùng nông thôn”, Kaneko cho biết
Ông nói thêm rằng những căn nhà này sẽ không phải lựa chọn lý tưởng cho các nhà đầu tư tổ chức hoặc những người muốn đầu tư lướt sóng bất động sản. Vì chi phí cải tạo sẽ cao và tiềm năng bán lại hạn chế.
Theo CNBC
Nhịp Sống Thị Trường
- Ngủ quên trên chiến thắng quá lâu, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới giờ đây bị gán mác ‘gã ốm yếu’ của châu Âu, bị Mỹ và Trung Quốc bỏ xa trong kỷ nguyên công nghệ
- Buồn của Trung Quốc: Tỷ lệ thất nghiệp tăng kỷ lục, người trẻ lũ lượt về quê ‘nghỉ hưu non’, ‘viện dưỡng lão’ cho thanh niên mọc lên nhan nhản
- Trung Quốc rộ lên xu hướng 'suất ăn cho người nghèo', chuyên gia nhận định tình hình hiện tại như 'thập kỷ mất mát' ở Nhật Bản
- Không phải Trung Quốc, quốc gia này mới là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ
- Nền kinh tế được dự đoán vượt Đức, Nhật Bản trong 3 năm tới mạnh đến mức nào: Không tạo ra phép màu kinh tế từ sản xuất, đây mới là 3 trụ cột định hình số phận 1,4 tỷ dân