Vốn chủ sở hữu doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đạt 26.000 tỷ năm 2018
Năm 2018, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đã đầu tư trở lại nền kinh tế hơn 43.000 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2017...
- 04-03-2019Ngân hàng đua bán bảo hiểm nhân thọ
- 27-02-2019Sales bảo hiểm nhân thọ: Không rủi ro nhưng đầy nước mắt
- 23-02-2019Vì sao hơn 20 năm, bảo hiểm nhân thọ vẫn chưa tạo được niềm tin cho khách hàng?
Theo ước tính, tổng nguồn vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 26.280 tỷ đồng, tăng 4,8% so với cùng kỳ 2017.
Thống kê mới nhất của Bộ Tài chính cho thấy, tính đến hết năm 2018, toàn thị trường có 30 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 1 chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, 2 doanh nghiệp tái bảo hiểm.
Một số chỉ tiêu cơ bản của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ trong năm 2018 tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định. Cụ thể, tổng tài sản ước đạt 81.806 tỷ đồng, tăng 8,5% so với năm 2017. Tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 45.694 tỷ đồng, tăng 9,9% so với năm 2017.
Tổng số tiền bồi thường bảo hiểm gốc của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 19.476 tỷ đồng, tăng 21,19% so với cùng kỳ năm 2017. Đầu tư trở lại nền kinh tế của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 43.173 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2017.
Song song với đó, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tiếp tục mở rộng địa bàn, mạng lưới kinh doanh. Năm 2018, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ mở thêm hơn 19 chi nhánh, 1 phòng giao dịch và 1 Văn phòng đại diện, nâng tổng số chi nhánh/công ty thành viên lên đến 633 và hoạt động tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Nhìn chung, các chi nhánh/công ty thành viên mới được thành lập đã tổ chức triển khai hoạt động kinh doanh, góp phần vào tăng trưởng doanh thu chung của toàn thị trường. Tuy nhiên vẫn 2 chi nhánh hoạt động không hiệu quả được thu hẹp để đảm bảo hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm.
Đối với công tác quản trị doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho biết, trong năm 2018, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đã đề nghị Bộ Tài chính chấp thuận thay đổi 8 chức danh Tổng giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị; 12 chức danh chuyên gia tính toán dự phòng và khả năng thanh toán, là các chức danh quản trị, điều hành quan trọng nhằm tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp.
Ngoài ra, các vị trí quản trị, điều hành yêu cầu nghiệp vụ chuyên sâu trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm như Trưởng Ban kiểm soát, Kế toán trưởng, Giám đốc chi nhánh, Trưởng bộ phận nghiệp vụ cũng được các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt.
Về năng lực tài chính, trong năm 2018, đã có 4 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ có hồ sơ đề nghị tăng vốn điều lệ và được Bộ Tài chính cấp Giấy phép điều chỉnh tăng vốn điều lệ với tổng số vốn chấp thuận tăng lên là 695 tỷ đồng; 1 doanh nghiệp tái bảo hiểm tăng vốn điều lệ lên 60 tỷ đồng.
Theo ước tính, tổng nguồn vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 26.280 tỷ đồng, tăng 4,8% so với cùng kỳ 2017. Tổng dự phòng nghiệp vụ thuộc trách nhiệm giữ lại của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 21.642 tỷ đồng, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2017.
Vneconomy