MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

VPBank sẽ phát hành riêng lẻ 15% cho cổ đông chiến lược nước ngoài

12-08-2021 - 17:25 PM | Tài chính - ngân hàng

VPBank sẽ phát hành riêng lẻ 15% cho cổ đông chiến lược nước ngoài

Trong năm nay và năm sau, VPBank cũng sẽ phát hành gần 2 tỷ cổ phiếu trị giá gần 20 nghìn tỷ đồng từ nguồn cổ tức và thặng dư vốn cổ phần để tăng vốn điều lệ.

Chiều ngày 12/8/2021, VPBank (mã chứng khoán VPB) đã tổ chức buổi gặp gỡ online với các nhà phân tích chuyên nghiệp, nhà đầu tư cá nhân của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Thông tin tại hội nghị, lãnh đạo VPBank cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2021, ngân hàng ghi nhận tăng trưởng vượt trội từ các nguồn thu nhập, quản lý chi phí hiệu quả song song tăng cường kiểm soát rủi ro. 

Theo đó, lợi nhuận trước thuế ghi nhận hơn 9 nghìn tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ năm trước và đạt 54% kế hoạch năm. Trong đó lợi nhuận của Ngân hàng riêng lẻ chiếm 88%. Tổng thu nhập tăng trưởng  22,5% so với cùng kỳ, gồm hơn 18 nghìn tỷ thu nhập lãi thuần (NH riêng lẻ đạt 9,7 nghìn tỷ; FECredit đạt 8,5 nghìn tỷ ) - tăng trưởng 16,7% so với cùng kỳ và thu nhập dịch vụ thuần tăng trưởng vượt trội 49,9% đạt hơn 2 nghìn tỷ đồng. Mặt khác, trong 6 tháng đầu năm nguồn thu từ đầu tư tài sản tài chính tăng trưởng mạnh mẽ với hơn 1,6 nghìn tỷ đồng, tăng 112,2% so với cùng kỳ

Lợi nhuận được cải thiện đồng thời thông qua việc quản lý chi phí hiệu quả bằng chiến lược số hóa, VPBank tập trung vào 3 mũi nhọn: (1) số hóa ngân hàng hiện tại, (2) Xây dựng nền tảng số phục vụ khách hàng chuyên biệt (3) Mở rộng hệ sinh thái nhằm mở rộng số lượng tập khách hàng và gia tăng giá trị cho người sử dụng. Với chiến lược này, lượng lớn giao dịch thực hiện qua kênh ngân hàng số và ngân hàng tự động, ứng dụng số hóa thực sự đã thúc đẩy VPBank nâng cao năng suất lao động với chi phí giảm 7,4% so với cùng kỳ dẫn đến tỉ lệ chi phí trên doanh thu (CIR) đạt 23,4% - tốt nhất thị trường.

Chiến lược kinh doanh của VPBank 6 tháng qua linh hoạt với mục tiêu phục vụ tất cả các phân khúc từ cận phổ thông đến khách hàng ưu tiên đối với KHCN (RB), tiểu thương, SME vi mô đến KHDN lớn. Cuối quý 2/2021, VPBank ghi nhận tăng trưởng tín dụng đạt 4,5% so với cuối năm 2020 đạt hơn 337 nghìn tỷ đồng, trong đó sự tăng trưởng mạnh mẽ từ doanh số giải ngân cho phân khúc RB và SME với mức tăng trưởng 56,5% đạt hơn 157 nghìn tỷ đồng. Tệp khách hàng của VPBank hiện nay đạt hơn 19 triệu khách hàng, trong đó ngân hàng riêng lẻ đạt gần 5,2 triệu khách hàng và FE Credit có hơn 14 triệu khách hàng.

Nợ xấu được tích cực kiểm soát, xử lý cũng như tăng cường trích lập dự phòng trong giai đoạn dịch bệnh Covid: cơ cấu nợ xấu (NPL) đều ghi nhận giảm xét trên cơ cấu hợp nhất cũng như NH riêng lẻ lần lượt là 2,9% và 1,7% tại thời đỉe cuối quý 2, so với cuối quý 1 là 3% và 1,8%. Bên cạnh đó VPBank cũng đã tăng cường trích lập hơn 8,6 nghìn tỷ trong quý 1, tăng 34,5% so với cùng kỳ, cho thấy VPB vẫn rất cẩn trọng trong việc quản trị rủi ro.

Ngân hàng cũng tối ưu hóa chi phí vốn và duy trì cải thiện biên độ lãi thuần: huy động ghi nhận tăng trưởng 3,2% so với cùng kỳ, đạt hơn 300 nghìn tỷ đồng trong đó tỉ trọng CASA đạt gần 19%, tăng trưởng hơn so với tỉ trọng 15,5% trong năm 2020. Với việc tăng trưởng CASA tốt tích cực đã tác động đến chi phí vốn ghi nhận giảm đạt 4,6% trong 6 tháng đầu năm 2021, dẫn đến NIM cải thiện vượt trội ở hợp nhất và riêng lẻ lần lượt là 9,2% và 5,8% so với 8,8% và 4,6% tại thời điểm cùng kỳ năm trước.

Về kế hoạch tăng vốn trong năm 2021 và đầu năm 2022, lãnh đạo VPBank cho biết, việc tăng vốn từ các nguồn: (1) thương vụ bán 49% vốn điều lệ FECredit cho Tập đoàn SMBC mang lại gần 1,4 tỷ USD; (2) phát hành gần 2 tỷ cổ phiếu trị giá gần 20 nghìn tỷ đồng từ nguồn cổ tức và thặng dư vốn cổ phần; và (3) phát hành riêng lẻ 15% cho cổ đông chiến lược nước ngoài.  Với mức vốn điều lệ dự kiến tăng lên 75 nghìn tỷ, VPBank sẽ vươn lên vị trí Ngân hàng có Vốn điều lệ lớn nhất và nằm trong top đầu về Vốn chủ sở hữu. 

H. Kim

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên