Vụ 245 tỷ đồng bốc hơi: Sẽ dắt nhau ra toà ?
Không thể tìm thấy sự đồng thuận trong các điều khoản mà Eximbank trả lời bằng văn bản nên bà Chu Thị Bình quyết định từ chối nhận tạm ứng khoản tiền 14,8 tỷ đồng mà ngân hàng này đề xuất.
- 03-03-2018Những góc nhìn khác về vụ mất 245 tỷ gửi tại Eximbank
- 02-03-2018Vụ mất 245 tỷ đồng tại Eximbank: “Giải pháp là bà Chu Thị Bình phải đi kiện lại ngân hàng”
- 02-03-2018Mất 245 tỷ tại Eximbank: NHNN không chỉ đạo phân biệt khách VIP, khách thường
Lý giải về việc tại sao lại từ chối số tiền tạm ứng, bà Chu Thị Bình cho biết: Khoản tiền tạm ứng đó chưa được ngân hàng giải thích rõ ràng, chỉ nói chung chung là tiền hỗ trợ bà giải quyết khó khăn.
“Khi tôi cân nhắc chuyện nhận khoản tiền tạm ứng là mong ngân hàng thể hiện trách nhiệm với khoản tiền tôi bị mất. Tuy nhiên khi làm việc thì ngân hàng nói đây là số tiền hỗ trợ trong khi đó khoản bị mất của tôi không được đề cập.
Thậm chí, ngân hàng còn đưa ra điều khoản bảo mật thông tin để giữ uy tín cho ngân hàng, nên tôi không chấp nhận. Tôi đòi tiền của mình một cách minh bạch thì sao phải bảo mật?” - bà Bình nói.
Trước đó, sáng 27/2, bà Bình đã có buổi làm việc với Hội đồng quản trị Eximbank để đưa ra phương án giải quyết. Phía Eximbank đưa ra phương án tạm ứng số tiền hơn 14,8 tỷ đồng – là số tiền trên giấy ủy nhiệm chi mà Cơ quan Cảnh sát điều tra – Bộ Công an (C44) xác định là chữ ký của chủ tài khoản lẫn người được ủy quyền đều bị làm giả , còn những khoản khác, ngân hàng sẽ chờ ra tòa .
Như tin đã đưa, từ năm 2013, bà Chu Thị Bình đã gửi tiết kiệm tại Eximbank Chi nhánh TP.HCM. Do số tiền gửi tại ngân hàng này rất lớn nên khách hàng này được chăm sóc theo chế độ khách hàng VIP.
Toàn bộ giao dịch với bà Bình từ trước đến đầu tháng 2-2017 đều do ông Lê Nguyễn Hưng - Phó Giám đốc Eximbank TP.HCM trực tiếp thực hiện, theo dõi, liên hệ khách hàng cũng như phê duyệt trên chứng từ giấy và trên hệ thống corebanking của Eximbank .
Lợi dụng sự tin tưởng của bà Bình, ông Hưng nhiều lần cùng nhân viên ngân hàng đến nhà riêng của bà để trình bày những khoản đã tất toán dựa theo kỳ hạn gửi. Song trên thực tế ông Hưng đã chỉ đạo nhân viên lập chứng từ giả để rút tiền từ tài khoản chưa đến hạn tất toán của bà rồi gửi vào tài khoản đã đến hạn tất toán.
Bằng thủ đoạn này, ông Hưng chiếm đoạt số tiền rất lớn của bà Bình gửi ngân hàng trong một thời gian dài.
Pháp luật Tp Hồ Chí Minh
- Tài khoản khách hàng bị rút ruột, ngân hàng không thể “phủi tay”
- Xung quanh vụ 2 nhân viên Chi nhánh Ngân hàng Eximbank tại TP. HCM bị khởi tố
- VỤ MẤT 301 TỈ ĐỒNG: Khởi tố 5 nhân viên, bắt 2 người liên quan
- Diễn biến mới nhất vụ khách VIP mất 249 tỷ gửi Eximbank
- Eximbank và lỗ hổng nhân viên hay quy trình quản lý kém?