MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vụ trưởng Giáo dục nói gì về 200.000 cử nhân thất nghiệp?

"Con số 200.000 cử nhân thất nghiệp không phải là “con ngáo ộp” đối với sinh viên. Tuy nhiên, con số này cũng là một cảnh báo để các trường và bản thân sinh viên phải suy nghĩ quyết định nơi xin việc hay tự khởi nghiệp", PGS. TS Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học nhấn mạnh.

Bộ GD-ĐT vừa tổ chức ngày Ngày hội tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp tai TP.HCM,

200.000 cử nhân thất nghiệp không phải là ...'con ngáo ộp'

Nói về thông tin 200.000 cử nhân thất nghiệp, PGS. TS Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học-Bộ GD-ĐT cho biết, hiện cả nước có 90 triệu dân và có khoảng 60 triệu lao động. Theo số liệu thống kê của Bộ LĐTB&XH vào năm 2014, cả nước có 7,3% lao động có trình độ ĐH trở lên tương đương hơn 5 triệu lao động có trình độ ĐH, trong đó có khoảng 200.000 lao động thất nghiệp, chưa có việc làm (chiếm khoảng 4%).

Tuy nhiên theo bà Phụng, tình trạng thất nghiệp từ 5% trở lên mới là vấn đề cần phải giải quyết, còn thất nghiệp ở mức thấp thì tạo ra động lực cạnh tranh cho người lao động và các cơ sở đào tạo cũng như mang lại một số ý nghĩa tác động tích cực.

"Con số 200.000 cử nhân thất nghiệp mà truyền thông đưa thời gian qua không phải là “con ngáo ộp” đối với sinh viên vừa tốt nghiệp. Con số đó không đồng nghĩa sinh viên vừa ra trường là có tới 200.000 em thất nghiệp mà đây là số thất nghiệp trong tổng số lao động thất nghiệp có trình độ ĐH trong cả nước. Tuy nhiên, con số này cũng là một cảnh báo để các trường và bản thân sinh viên phải suy nghĩ quyết định nơi xin việc hay tự khởi nghiệp để tạo việc làm cho mình và cho người khác", bà Phụng nói.

Ths Vũ Văn Hà – Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Thanh tra, Tổng Cục dạy nghề (Bộ LĐTB&XH) chia sẻ, đa phần các em quan tâm vấn đề thi đỗ hay không, ra trường có việc làm không và thu nhập của việc làm có đảm bảo cuộc sống không.

Tuy nhiên, ông Hà cho rằng vấn đề quan trọng nhất là ở ngay chính bản thân các em. Các em phải có định hướng như thế nào, nghề nghiệp ra sao. Đôi lúc có những sinh viên học rất giỏi nhưng khi ra trường lại thiếu kỹ năng nghề nghiệp nên chưa chắc có việc làm.

Về con số 200.000 cử nhân thất nghiệp, có ý kiến một cử nhân cho biết chưa từng tham gia khảo sát nào thì con số này được lấy từ đâu ra? Ths Vũ Văn Hà cho rằng:"Nếu thực sự thống kê ra thì con số thất nghiệp còn hơn nữa."

Theo ông Hà, thực tế con số này do Cục việc làm Bộ LĐTB&XH có các trung tâm dự báo việc làm đặt ở các tỉnh, thành thống kê các số liệu của các ngành, các sở và kể các các tổ chức quốc tế với hình thức chọn mẫu. Việc điều tra vừa qua dựa vào cơ sơ pháp luật, cơ sở lý luận và khoa học để thực hiện.

Theo Nguyễn Dũng

Tiền phong

Trở lên trên