Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước: Thanh toán điện tử cần đảm bảo tiêu chí 3-1-0
Hiện nay, thương mại điện tử đang ở giai đoạn phát triển nhanh, trong vòng 5 năm trở lại đây thương mại điện tử tăng từ 25-30%/ năm. Tuy nhiên, đại diện Bộ Công thương cho biết, thanh toán thương mại điện tử đạt 8 tỷ USD thì chỉ có 30% là không dùng tiền mặt.
- 02-05-2019Hành trình của doanh nghiệp tư nhân Việt: Từ số 0 tròn trĩnh tới bước nhảy vọt
- 02-05-2019Ông Cao Đức Phát: Muốn phát triển nông nghiệp vững mạnh, vai trò hạt nhân phải thuộc về doanh nghiệp tư nhân
- 02-05-2019CEO Tiki: "Startup Việt gọi vốn 5 triệu USD thì dễ nhưng 50 triệu USD hay 100 triệu USD thì khó!"
Trong 10 năm qua, kinh tế số Việt nam đã phát triển không ngừng cả về nền tảng hạ tầng lẫn thị trường kinh doanh. Kinh tế số phát triển cùng với các hiện tượng mới nổi như công nghệ blockchain, nền tảng số, phương tiện truyền thông xã hội, doanh nghiệp điện tử, nông nghiệp chính xác,... Cùng với đó là sự xuất hiện của các doanh nghiệp mới liên quan đến phát triển phần mềm, ứng dụng, phát triển nội dung số và truyền thông, các dịch vụ và đào tạo liên quan, cùng với các doanh nghiệp tham gia vào sản xuất và phát triển thiết bị công nghệ thông tin, truyền thông.
Tuy nhiên, bên cạnh việc phát triển mạnh mẽ của kinh tế số thì Việt Nam cũng đang phải giải quyết nhiều vấn đề phát sinh liên quan như về: khung pháp lý; an toàn, an ninh mạng; sự thiết hụt nguồn nhân lực ICT có chất lượng cao; việc triển khai ứng dụng CNTT nhằm phát triển chính phủ điện tử.
Mặt khác, kinh tế số gắn liền với tất cả các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế: từ công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ đến sản xuất phân phối, lưu thông hàng hóa, giao thông vận tải, logistic, tài chính ngân hàng... Vì vậy, hoàn thiện thể chế và nền tảng phát triển kinh tế số tại Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng.
Trong đó, thanh toán không tiền mặt chính là nền tảng của chuyển dịch số nền kinh tế. Đại diện Bộ Công thương cho biết: "Hiện nay bộ nhìn nhận trụ côt chính của nền kinh tế số bao gồm hạ tầng công nghệ cơ bản, hạ tầng công nghê hỗ trợ, trụ cột thương mại điện tử và hạ tầng nhân lực".
Hiện nay, thương mại điện tử đang ở giai đoạn phát triển nhanh, trong vòng 5 năm trở lại đây thương mại điện tử tăng từ 25-30%/ năm. Tuy nhiên, thanh toán thương mại điện tử đạt 8 tỷ USD thì chỉ có 20% là không dùng tiền mặt.
Chính vì vậy thay đổi thói quen thanh toán của người dân là một đòi hỏi cấp thiết trong việc phát triển thương mai điện tử nói riêng và kinh tế số nói chung. Nghiên cứu của Bộ công thương cho thấy, mấu chốt là niềm tin của người tiêu dùng, do đó cần đưa ra thể chế, hành lang pháp lý đảm bảo cho thanh toán số án toàn, bảo mật để tạo ra một quy trình thanh toán không tiền mặt chất lượng.
Ông Đào Minh Tuấn - Phó tổng giám đốc Vietcombank đánh giá: Vấn đề cần tháo gỡ để phát triển thanh toán Việt Nam là các vấn đề liên quan đến hạ tầng: hạ tầng chính sách, pháp lý, và thói quen thanh toán tiền mặt của người dân. Ngân hàng thống kê 60% người dân đủ tuổi có tài khoản ngân hàng hiện nay thì chỉ có 20% trong số đó thanh toán không tiền mặt, thanh toán cho dịch vụ thương mai điện tử nhưng 80% vẫn là thanh toán COD.
Bên cạnh đó, bản thân chính phủ cũng muốn áp dụng thanh toán không tiền mặt cho các dịch vụ hành chính công. Tuy nhiên rào cản không đồng bộ, thiếu chuẩn mực của hệ thống thanh toán cũng gây khó khăn cho việc đó. Ví dụ, nếu như trạm thu phí không dừng BOT mà mỗi trạm lại do một nhà cung cấp dịch vụ khác nhau thực hiện thì sẽ rất khó để đồng bộ và thúc đẩy người dân tin dùng.
Ông Lê Xuân Vũ - đại diện Ngân hàng TMCP Quân đội chia sẻ, đôi khi không phải ngân hàng chưa phát triển công cụ thanh toán điện tử, ngân hàng có đủ phương tiện thanh toán nhưng người dân không giao dich điện tử vì không tin vào hàng hóa của nhà cung cấp. Trong 3 triệu khách hàng của Ngân hàng Quân đội thì đã có 1,5 triệu chuyển sang dùng các dich vụ thanh toán số, và trong năm vừa qua đã có 500 ngàn khách hàng chuyển đổi sang nền tảng hoàn toàn không dùng tiền mặt, thực hiện hơn 6 triệu giao dịch.
Ông Phạm Tiến Dũng - Vụ trưởng Vụ thanh toán Ngân hàng Nhà nước cho biết: các ứng dụng thanh toán điện tử cần đảm bảo tiêu chí 3-1-0. Tức là ứng trong 3 phút có thể đăng ký, thao tác chỉ mất 1 giây và không có sự tham gia của con người.
Theo PwC, Việt Nam nằm trong top 3 các quốc gia trong khu vực có tiến triển nhanh nhất về thanh toán điện tử, sau Trung Quốc và Thái Lan. Trong hai năm qua đã có 29 doanh nghiệp không phải ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước cấp phép cung cấp dịch vụ thanh toán. Ông Dũng cho biết: "Ước mơ của tôi là tất cả mọi người đều thanh toán mobile", "Tôi tin rằng những ai đã từng sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử của các ngân hàng và các công ty fintech rồi thì không ai quay lại trả tiền giấy cả, rào cản lớn nhất vẫn là thói quen của người dân".