Vừa được mở cửa, nền kinh tế lớn nhất châu Á khẩn trương tăng nhập khẩu dầu 20%, bạn hàng quen thuộc vẫn là Nga
Nhằm vực dậy nền kinh tế bị đình trệ, Trung Quốc đã cấp thêm hạn ngạch nhập khẩu dầu thô lần thứ 2 trong năm 2023.
- 11-01-2023Mặc suy thoái kinh tế, Rolls-Royce ghi nhận doanh số xe cao nhất 119 năm, thị trường lớn nhất gọi tên quốc gia nào?
- 10-01-2023Sau 8 năm 'trồng chuối, nuôi heo', bầu Đức bán được bao nhiêu con heo thịt, bao nhiêu tấn trái cây ?
- 10-01-2023Đây là 2 yếu tố sẽ quyết định thị trường hàng hóa toàn cầu trong năm 2023
Tăng quota nhập khẩu
Trung Quốc vừa có đợt cấp hạn ngạch (quota) nhập khẩu dầu thô thứ hai trong năm 2023 - theo tài liệu mà hãng tin Reuters thu thập được ngày 9/1. Như vậy, tổng hạn ngạch nhập khẩu dầu mà nước này đã cấp cho năm nay tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tài liệu của Bộ Thương mại Trung Quốc cho thấy 44 công ty, chủ yếu là các nhà lọc hoá dầu độc lập đã được cấp hạn ngạch nhập khẩu 111,82 triệu tấn dầu trong đợt này.
Kết hợp thêm 20 triệu tấn dầu trong hạn ngạch nhập khẩu 2023 đã cấp hồi tháng 10, tổng hạn ngạch nhập khẩu dầu của Trung Quốc năm 2023 đã đạt 131,82 triệu tấn, tăng 20% so với mức 109,03 triệu tấn cùng kỳ năm 2022.
Năm ngoái, Trung Quốc có đợt cấp quota nhập khẩu dầu thô đầu tiên vào tháng 1 và đến tháng 6 mới có đợt cấp hạn ngạch thứ hai.
Trung Quốc, nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, đã phân bổ một số hạn ngạch dầu thô năm 2023 sớm hơn thường lệ nhằm góp phần vực dậy nền kinh tế đang đuối sức thông qua khuyến khích các nhà máy lọc dầu tăng cường hoạt động.
Tổng công ty Hoá dầu Triết Giang, đơn vị vận hành nhà máy lọc dầu tư nhân lớn nhất Trung Quốc, được cấp hạn ngạch lớn nhất trong đợt này, với 20 triệu tấn, bằng với mức hạn ngạch ở thời điểm này của năm ngoái.
Công ty Hoá dầu Hengli được cấp hạn ngạch nhập khẩu 14 triệu tấn dầu, và Công ty Hoá dầu Shenghong nhận được quota 8 triệu tấn dầu cho nhà máy mới đi vào hoạt động có công suất lọc 320.000 thùng dầu mỗi ngày. Hengli từng được cấp hạn ngạch nhập khẩu 4,83 triệu tấn dầu trong đợt cấp hạn ngạch nhập khẩu dầu năm 2023 đầu tiên.
“Việc cấp hạn ngạch nhập khẩu nhìn chung phù hợp với dự báo của thị trường và cho thấy Bắc Kinh đang cố gắng kích thích nền kinh tế bằng cách cho phép các nhà máy lọc dầu đẩy mạnh hoạt động”, một thương nhân ở Singapore nhận định với hãng tin Reuters.
Việc cấp hạn ngạch xuất khẩu các sản phẩm xăng dầu này cho thấy Trung Quốc sẵn sàng hỗ trợ hoạt động của các nhà máy lọc dầu và tranh thủ tỷ suất lợi nhuận lọc dầu đang cao ở khu vực châu Á giữa lúc nhu cầu nội địa còn đang yếu.
Nền kinh tế lớn nhất châu Á đã mở cửa biên giới trở lại vào cuối tuần vừa rồi, sau gần 3 năm đóng cửa để chống Covid. Diễn biến này trở thành động lực quan trọng cho giá dầu thế giới, đưa giá dầu tăng 3% trong phiên ngày thứ Hai và tăng thêm hơn 1% trong phiên ngày thứ Ba. Giá dầu tăng bất chấp giới đầu tư vẫn còn lo lắng về nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu.
Trong một dấu hiệu khác cho thấy các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc có thể nhập khẩu và chế biến thêm dầu thô trong những tháng tới, nhà chức trách nước này đã phê chuẩn xuất khẩu 18,99 triệu tấn xăng, dầu diesel, và xăng hàng không. Hạn ngạch xuất khẩu này tăng 46% so với mức 13 triệu tấn cùng kỳ năm ngoái - nguồn thạo tin tiết lộ với hãng tin Reuters.
Việc cấp hạn ngạch xuất khẩu các sản phẩm xăng dầu này cho thấy Trung Quốc sẵn sàng hỗ trợ hoạt động của các nhà máy lọc dầu và tranh thủ tỷ suất lợi nhuận lọc dầu đang cao ở khu vực châu Á giữa lúc nhu cầu nội địa còn đang yếu.
Tranh thủ mua dầu của Nga
Các loại dầu của Nga từ Bắc Cực – Arco, Arco/Novy Port và Varandey – đã được bán với giá chiết khấu cao tới Trung Quốc do lệnh cấm vận từ EU và trần giá của G7 càng đẩy nhiều dầu thô của Nga đến các khách hàng ở châu Á chưa tham gia Liên minh giới hạn giá.
Nga và Ả Rập Xê Út đã cùng nhau trở thành nhà cung cấp lớn nhất của Trung Quốc kể từ giữa năm ngoái, khi các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc tăng cường mua hàng từ Nga trong bối cảnh giảm giá mạnh khi các khách hàng phương Tây xa lánh dầu của nước này.
Trung Quốc có khả năng tăng nhập khẩu dầu thô của Nga, ngay cả từ các cảng phía tây xa xôi của nước này, nhờ khả năng tiếp cận các tàu chở dầu. Điều đó có nghĩa các nhà máy lọc dầu độc lập có thể sử dụng hạn ngạch nhập khẩu của họ để mua hàng hóa rẻ hơn của Nga, thay vì dựa vào các nhà cung cấp truyền thống ở Trung Đông, Châu Phi và Châu Mỹ.
Ba tàu chở dầu thô Bắc Cực hướng tới các điểm đến của họ ở Trung Quốc.
Tại Trung Quốc, các nhà máy lọc dầu tư nhân đã chứng kiến biên lợi nhuận lọc dầu của họ tăng vọt trong những tuần gần đây khi họ có thể thương lượng mức chiết khấu cao hơn đối với loại dầu thô Nga ưa thích của họ, ESPO, ngay cả khi họ mua loại dầu này cao hơn mức trần G7.
Mặc dù Trung Quốc không tham gia "Liên minh Giới hạn Giá", nhưng thực tế là mức trần giá hiện đang tồn tại mang lại cho nhà nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới, cũng như những người mua dầu thô khác của Nga như Ấn Độ, nhiều khả năng thương lượng hơn để đàm phán giảm giá mạnh dầu thô của Nga.
Theo Reuters, Bloomberg
Nhịp sống thị trường