Vừa tìm hiểu đầu tư KCN 500ha tại Bình Thuận, Viglacera lại rót hơn 300 tỷ đồng thành lập công ty con tại Thái Nguyên
Viglacera Thái Nguyên sẽ trở thành công ty con thứ 21 của tổng công ty.
- 28-06-2023Vốn hóa Hòa Phát lên cao nhất hơn 1 năm qua, "xe lu" đã thực sự trở lại?
- 28-06-2023ĐHCĐ Xây dựng Ricons: Tiết lộ tiến độ niêm yết cổ phiếu, sẽ dùng biện pháp mạnh để thu hồi công nợ từ cổ đông lớn "chây ì"
- 28-06-2023'Đại gia' Philippines chi 165 triệu USD để sở hữu 9 nhà máy điện mặt trời tại Việt Nam
Tổng công ty Viglacera (Mã: VGC) vừa công bố Nghị quyết góp vốn thành lập CTCP Viglacera Thái Nguyên. Cụ thể, vốn điều lệ của Viglacera Thái Nguyên là 600 tỷ đồng. Trong đó, Viglacera sở hữu 51% vốn điều lệ, tương ứng số tiền thực góp là 306 tỷ đồng.
Tại thời điểm 31/3, Viglacera đang có tổng cộng 20 công ty con, 6 công ty liên kết trực tiếp và 4 công ty liên kết gián tiếp. Như vậy Viglacera Thái Nguyên sẽ trở thành công ty con thứ 21 của tổng công ty.
Hồi giữa tháng 6 vừa qua, theo thông tin từ Cổng thông tin điện tử Bình Thuận, Viglacera cũng muốn tìm hiểu cơ hội đầu tư kết cấu hạ tầng một khu công nghiệp có quy mô diện tích khoảng 500 ha, vị trí ở khu vực phía Nam với lãnh đạo Bình Thuận.
Hiện tại, Tổng công ty Viglacera đã triển khai 15 khu công nghiệp tại các tỉnh thành như Bắc Ninh, Hà Nam, Quảng Ninh, Phú Thọ, Thái Bình… với quy mô trên 4.000 ha, thu hút gần 500 doanh nghiệp đến từ nhiều quốc gia.
Trong quý I, Viglacera ghi nhận doanh thu thuần 2.774 tỷ đồng, giảm 28% so với cùng kỳ năm trước. Sau khi trừ chi phi phí, doanh nghiệp báo lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 192,8 tỷ đồng, giảm 72,5% so với cùng kỳ nắm trước. Đây cũng là mức lợi nhuận thấp nhất doanh nghiệp ghi nhận từ quý IV/2020.
Theo giải trình của doanh nghiệp, doanh thu và lợi nhuận quý này giảm là do hụt thu từ mảng bất động sản và vật liệu xây dựng. Với mảng bất động sản, doanh thu kinh doanh nhà ở thương mại quý I giảm mạnh so với cùng kỳ. Lĩnh vực vật liệu xây dựng, doanh nghiệp gặp khó khăn trong công tác tác tiêu thụ, giá bán giảm, sản lượng tiêu thụ giảm dẫn đến doanh thu mảng này cũng đi xuống.
Năm nay, công ty đã được cổ đông thông qua kế hoạch doanh thu 15.750 tỷ đồng, tăng 8% và lợi nhuận trước thuế 1.210 tỷ đồng, giảm 48% so với kết quả thực hiện được trong năm 2022. Chia sẻ về lý do năm nay Viglacera đặt kế hoạch doanh thu tăng nhưng lợi nhuận giảm mạnh, bà Trần Thị Minh Loan, Thành viên HĐQT Viglacera cho biết kế hoạch sản xuất kinh doanh được xây dựng trên cơ sở bám sát tình hình thực tế diễn biến đến tháng 3. Lợi nhuận năm 2023 của công ty chủ yếu đến từ hai mảng là bất động sản và kính.
Trong đó, đối với mảng kính, doanh thu đóng góp trong năm nay dự kiến giảm khoảng 883 tỷ đồng so với thực hiện năm 2022. Nguyên nhân là do giá bán kính bị ảnh hưởng rất lớn từ quý IV/2022. Năm nay, công ty xây dựng lộ trình tăng trưởng giá kính khoảng 9 - 10%. Đối với mảng bất động sản, kế hoạch lợi nhuận đóng góp của mảng này dự kiến cũng giảm. Cơ cấu lợi nhuận sẽ chủ yếu đến từ việc bán nhà ở xã hội mà tỷ suất lợi nhuận của phân khúc này khá thấp.
Nhịp sống thị trường