Vũng Tàu: Chấn động bánh vẽ Metropolitan 8.000 tỷ khiến quan chức "nhúng chàm", hàng loạt dự án nghìn tỷ bất động
Có nhiều nguyên nhân khiến các dự án chậm triển khai. Tuy nhiên, nguyên nhân chính vẫn là do tiềm lực tài chính hạn chế, đầu tư dàn trải nhiều dự án cùng một lúc, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB) cao và một số các vướng mắc về cơ chế chính sách...
- 11-07-2016Tạm quên khu biệt thự nghìn tỷ bỏ hoang, Hà Đô đang trở lại đường đua với loạt dự án lớn
- 12-06-2016Cận cảnh loạt "đất vàng" bỏ hoang của Công ty Phương Trang tại TP.HCM
- 31-05-2016TPHCM: "Nín thở" chờ loạt dự án bỏ hoang rục rịch hồi sinh
- 31-05-2016Đà Nẵng: Xây dựng biệt thự hàng trăm tỷ đồng để... bỏ hoang
Mới đây, dư luận chấn động với thông tin hơn 300 khách hàng điêu đứng khi sập bẫy dự án bánh vẽ Metropolitan trị giá 8.000 tỷ đồng do Công ty địa ốc An Khang làm chủ đầu tư tại TP. Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).
Dự án và những người liên quan sẽ ra sao khi chủ đầu tư đã bị khởi tố?
Vụ việc đã khiến nguyên Chủ tịch TP. Vũng Tàu và nhiều quan chức khác của Tp. Vũng Tàu bị bắt và khởi tố.
Được biết, từ năm 2008, Công ty An Khang đã lập dự án khu trung tâm thương mại và nhà ở cao cấp Metropolitan (phường 11, TP. Vũng Tàu) với những hình mẫu lý tưởng về một siêu đô thị hiện đại bậc nhất của thành phố biển.
Mặc dù dự án chưa có giấy chứng nhận đầu tư, chưa có quyền sử dụng đất, chưa có giấy phép xây dựng nhưng với những mánh khóe, quảng cáo rầm rộ chủ đầu tư này vẫn dễ dàng huy động được hơn 400 tỷ đồng của hơn 300 khách hàng. Để tạo lòng tin cho khách hàng Công ty An Khang tổ chức lễ khởi công rình rang và bỏ một số tiền khoảng 25 tỷ để xây dựng một số cơ sở hạ tầng tại dự án.
Vụ việc chỉ vỡ lở khi khách hàng chờ mãi mà không được chủ đầu tư giao đất như đã hứa, trong khi dự án bị bỏ hoang nhiều năm. Khi công an vào cuộc thì phát hiện nhiều sai phạm nghiêm trọng của chủ đầu tư, số tiền huy động từ khách hàng cũng được sử dụng vào mục đích khác. Sai phạm không chỉ khiến những người lãnh đạo của Công ty An Khang bị khởi tố mà còn khiến nhiều lãnh đạo cao cấp của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu phải dính chàm.
Từ con đường độc đạo dẫn vào TP. Vũng Tàu, du khách dễ dàng bắt gặp những khu đất vàng đang bị bỏ hoang như thế này
Tại địa phương này, không chỉ bây giờ mới xảy ra sự việc lớn như thế này, hàng chục năm qua có khá nhiều chủ đầu tư "ôm" nhiều khu đất vàng nhưng đến nay "lặn mất tăm"!
Nằm ở vị trí khá thuận lợi tại thị trấn Phước Hải (huyện Đất Đỏ), dự án sân Golf và dịch vụ Hương Sen do Công ty CP Hương Sen làm chủ đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đầu tư từ năm 2008 với diện tích 91,09ha, tổng vốn đăng ký 800 tỷ đồng. Tuy nhiên, đã 8 năm trôi qua, sau khi thực hiện công tác đền bù và giải phóng mặt bằng, chủ đầu tư vẫn chưa liên hệ với sở, ngành để được hướng dẫn các thủ tục pháp lý như thuê đất…
Dự án KDL Long Hải do Công ty CP Du lịch sinh thái Long Hải làm chủ đầu tư (diện tích 3,7ha tại thị trấn Long Hải) với số vốn đăng ký 337 tỷ đồng. Đến nay, sau 10 năm được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư, số vốn thực hiện của Công ty này mới được 45 tỷ đồng, đạt 13,35% so với vốn đăng ký ban đầu.
Chủ đầu tư dự án này cho biết, nguyên nhân chậm triển khai là do doanh nghiệp đang gặp khó khăn về vốn và còn 31 hộ dân có đất trong dự án đề nghị giá bồi thường quá cao (gấp 10-15 lần so với giá thực tế).
Tại huyện Đất Đỏ còn có thể kể đến các dự án chậm triển khai như: Khu phức hợp và vui chơi giải trí cao cấp Sài Gòn – Lộc An; dự án khu sinh thái Lộc An; khu nghỉ dưỡng, giải trí, nuôi cá cảnh… Huyện Long Điền có dự án tổ hợp khách sạn Hàng Dương – Catavil; huyện Xuyên Mộc có dự án Qudos Hồ Tràm…
Một dự án bỏ hoang hàng chục năm nằm ngay trước Bãi Sau Vũng Tàu
"Nổi cộm" nhất là tại TP. Vũng Tàu, nơi hiện đang có 50 dự án du lịch, bất động sản chậm triển khai, trong đó có những dự án có tổng vốn đầu tư lên đến hàng tỷ USD, nằm tại các vị trí “đắc địa” ven biển, dọc Bãi Sau kéo dài tới khu vực Chí Linh – Cửa Lấp.
Một trong những dự án “khủng” không chỉ của riêng Bà Rịa-Vũng Tàu mà còn đứng “top” đầu cả nước với tổng số vốn đăng ký lên tới 4,1 tỷ USD, là Dự án khu du lịch nghỉ mát giải trí đa năng Sài Gòn Atlantis Hotel tại khu vực Chí Linh - Cửa Lấp. Đây là dự án do Công ty TNHH Winvest Investment Việt Nam (thuộc tập đoàn Winvest LLC, Hoa Kỳ) làm chủ đầu tư, có diện tích 307ha phần đất liền và 610ha phần lấn biển.
Kế hoạch của chủ đầu tư là phát triển một tổ hợp giải trí đa năng, với hàng loạt hạng mục như biệt thự, phòng khách sạn 5 sao, khu căn hộ cao cấp…Tuy nhiên, đến nay, sau gần 10 năm được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư, dự án vẫn giẫm chân tại chỗ với hình hài hiện hữu chỉ là bãi cỏ hoang và đến nay mới giải tỏa xong 214,9ha, kinh phí chi trả bồi thường 261 tỷ đồng (trong đó ngân sách nhà nước 163 tỷ đồng, ứng trước của Công ty 98 tỷ đồng).
Mặt tiền và trong lòng dự án tại khu đất vàng nằm trên đường Thuỳ Vân - con đường chạy dọc bờ biển đẹp nhất Vũng Tàu.
Theo khảo sát, tại TP. Vũng Tàu còn có hàng loạt dự án bất động sản, du lịch vẫn chưa triển khai, chỉ là những bãi đất trống mọc đầy cỏ dại! Có thể kể đến những cái tên như dự án khu du lịch Bờ biển vàng, khu du lich Câu lạc bộ Đại Phú Hào Vũng Tàu, Trung tâm hội nghị triển lãm du lịch quốc tế Dragon Sea- Vũng Tàu, khu Phức hợp Bãi Sau, Trung tâm thương mại Thái Dương, Dự án khu du lịch Biển Xanh; Tổ hợp One Opera Complex; Khách sạn Festival Vũng Tàu…
Tương tự, dự án Dragon Sea được cấp phép từ năm 2010 nhưng đến thời điểm này vẫn còn là bãi đất trống, bởi vướng mắc trong cách tính tiền thuê đất. Dự án có tổng vốn đăng ký hơn 900 triệu USD, do Tập đoàn Skybridge Intercontinental Development Corporation (Tập đoàn Skybridge) làm chủ đầu tư.
Hiện tại, dự án đã nhận bàn giao mặt bằng, cắm mốc ranh giới trên diện tích đất 43 ha, nhưng chưa thực hiện hợp đồng thuê đất và quyết định giao đất do đang trong quá trình thực hiện giải phóng mặt bằng và đền bù (do địa phương thực hiện). Nhà đầu tư đã lập và chỉnh sửa quy hoạch 1/500 và đang chờ Sở Xây dựng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phê duyệt.