MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

WHO kêu gọi nên ngừng hoặc hạn chế ăn 6 loại thịt để ngăn ngừa ung thư

07-01-2023 - 05:30 AM | Sống

WHO kêu gọi nên ngừng hoặc hạn chế ăn 6 loại thịt để ngăn ngừa ung thư

Thịt là thực phẩm không thể thiếu đối với mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, ăn quá nhiều thịt hoặc chế biến thịt không đúng cách có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, thậm chí gây ung thư.

Có rất nhiều loại thịt trong cuộc sống, phổ biến như thịt lợn, thịt bò, thịt cừu, thịt gà, cá.. Những loại thịt này rất bổ dưỡng, cung cấp protein và nguồn năng lượng đảm bảo cho quá trình trao đổi chất và các hoạt động hàng ngày của cơ thể.

WHO kêu gọi nên ngừng hoặc hạn chế ăn 6 loại thịt để ngăn ngừa ung thư - Ảnh 1.

Ảnh minh họa


Ngày nay, điều kiện kinh tế được cải thiện, chất lượng ăn uống của chúng ta cũng được nâng cao. Nhưng không có nghĩa là ăn càng nhiều thịt càng tốt hay chế biến thịt như nào cũng được, miễn là ngon miệng. Ăn quá nhiều thịt tiềm ẩn nhiều nguy cơ béo phì và mắc bệnh tật nguy hiểm, bao gồm cả ung thư.

Để đảm bảo sức khỏe, WHO kêu gọi mỗi chúng ta hãy ngừng ăn 6 loại thịt sau đây:

1. Thịt nướng

Thịt nướng bằng lửa, than, hoặc nướng trong lò, quay, đều có hại cho sức khỏe. Khi nướng thịt trên than ở nhiệt độ 500 - 600 độ C, những giọt mỡ chảy xuống than hồng hình thành các phân tử hydrocarbon thơm đa vòng (PAH), là những chất gây ung thư. Trong lò, ở nhiệt độ 80 -100 độ C, chất creatine trong thịt sẽ trở thành amin thơm dị vòng (HCA). Chất này khi vào tới gan sẽ biến thành chất độc, sau đó đi xuống ruột, tạo ra nguy cơ ung thư đại tràng, ung thư gan.

Bên cạnh đó, những chất tiết ra lúc đầu, nước thịt dính lò (mà ta thường thu gom lại) rất dễ chuyển thành HCA. Nếu vì khoái khẩu hoặc tiếc rẻ mà ăn, sau một thời gian dài có nguy cơ mắc ung thư. Ở nhiệt độ trên 200 độ C, nhiều loại HCA khác có thể hình thành do sự phân hủy axit amin. Những HCA này nằm tại chỗ thịt quay bị cháy. Vì vậy, ăn thịt nướng nói riêng hay kể cả bất kỳ đồ ăn nướng nói chung cũng gây hại sức khỏe.

2. Thịt hun khói

Thịt hun khói tuy là món ăn ngon, được nhiều người yêu thích nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ sản sinh các chất độc gây ung thư. Theo Hiệp hội Nghiên cứu Ung thư Quốc tế, thịt xông khói làm tăng nguy mắc bệnh ung thư đại trực tràng, dạ dày, tuyến tụy và tuyến tiền liệt.

Thịt hun khói cùng các loại thịt chế biến khác đều chứa các chất phụ gia như nitrit và nitrat. Những chất phụ gia này khi được nấu ở nhiệt độ cao có thể khiến chúng tạo thành các hợp chất nitrosamine – được biết đến là một chất gây ung thư rất nguy hiểm. Loại thịt này còn chứa rất nhiều chất béo, hàm lượng cholesterol cao và natri có hại nên tốt nhất là bạn nên tránh xa để bảo vệ sức khỏe.

3. Đầu gà và cổ vịt

Nhiều người thích ăn thịt gà, nhưng cũng có người thích ăn đầu gà. Không chỉ vì sở thích mà còn vì tiếc rẻ, muốn tiết kiệm. Chưa kể, ở nhiều nơi vẫn còn quan niệm rằng trẻ ăn đầu gà thì thông minh, người lớn ăn đầu gà trong mâm cỗ giúp thăng quan tiến chức. Tuy nhiên, rất ít ai biết rằng đầu gà bẩn và độc hại hơn chúng ta nghĩ rất nhiều.

WHO kêu gọi nên ngừng hoặc hạn chế ăn 6 loại thịt để ngăn ngừa ung thư - Ảnh 2.

Đầu gà tích tụ nhiều chất độc hại. Lý do là bởi ngoài thức ăn thông thường dành cho gà thì gà có xu hướng ăn khá nhiều thứ bẩn khác. Điều này làm cho những chất độc hại tích tụ lại trên đầu gà sau khi được gà lọc máu.

Tương tự, cổ vịt cũng chứa nhiều chất độc hại. Do quanh cổ vịt có một số mô bạch huyết, nếu chất thải trao đổi chất và chất độc rác thải trong cơ thể vịt lưu lại trong mô bạch huyết. Vì vậy khi ăn đầu gà hay cổ vịt thường xuyên thì chất độc sẽ tích tụ trong cơ thể và gây hại cho sức khỏe.

4. Thịt chế biến sẵn

Xúc xích, thịt bò khô, lạp xưởng, dăm bông… được xếp vào nhóm những loại thịt chế biến sẵn làm tăng nguy cơ mắc ung thư.

WHO kêu gọi nên ngừng hoặc hạn chế ăn 6 loại thịt để ngăn ngừa ung thư - Ảnh 3.

Cơ quan nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC), thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đã đưa ra báo cáo về các loại thịt chế biến sẵn làm tăng nguy cơ mắc ung thư, nhất là ung thư đại trực tràng, ung thư tuyến tụy, ung thư tuyến tiền liệt.

Theo cơ quan này, thịt đã qua chế biến là thịt đã được biến đổi qua quá trình ướp muối, xử lý, lên men, hun khói hoặc các quy trình khác để tăng hương vị hoặc cải thiện khả năng cũng như thời gian bảo quản. Cắt giảm thịt chế biến sẵn trong khẩu phần ăn sẽ có thể trực tiếp cắt giảm các hợp chất có khả năng gây ung thư, giảm lượng chất béo bão hòa nạp vào cơ thể.

5. Thịt đỏ

Thịt đỏ được WHO xếp vào nhóm có khả năng gây ung thư cho con người (nhóm 2A). Nghiên cứu chỉ ra rằng tiêu thụ 76g thịt đỏ làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng cao hơn 20% so với chỉ tiêu thụ khoảng 21g mỗi ngày.

Bởi vì những loại hóa chất có hại trong thịt đỏ (thịt bò, cừu, heo, trâu...) làm suy yếu hoạt động của tế bào và tăng nguy cơ ung thư. Chất haem là một sắc tố đỏ được tìm thấy tự nhiên trong thịt đỏ. Nó có thể làm suy yếu các tế bào, và khiến vi khuẩn trong cơ thể sản xuất các hóa chất độc hại gây bệnh ung thư. Nên tốt nhất là không nên ăn quá 70g thịt đỏ mỗi ngày dù thích đến đâu.

6. Cá ướp muối

Cá là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng, đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Các chuyên gia dinh dưỡng Khuyến nghị chúng ta nên ăn cá ít nhất 3 lần mỗi tuần, nhưng đó không phải là cá ướp muối.

WHO kêu gọi nên ngừng hoặc hạn chế ăn 6 loại thịt để ngăn ngừa ung thư - Ảnh 4.

Ảnh minh họa


Khuyến cáo của WHO chỉ ra rằng, một số loại cá có nguy cơ nhiễm độc sẽ làm tăng khả năng mắc ung thư, nhưng loại cá có nguy cơ gây ung thư cao nhất cho người ăn đó là cá ướp muối. Vì vậy, vào năm 2017, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) của WHO đã xếp món cá muối vào danh sách thực phẩm gây ung thư cấp độ 1. Đặc biệt là nguy cơ ung thư vòm họng và ung thư dạ dày.

Lý do chủ yếu vì chúng có chứa nồng độ muối cao và giàu nitrite. Khi đi vào cơ thể, nitrite có thể phản ứng với protein amin tạo thành nitrosamine. Nitrosamine là một chất gây ung thư cực mạnh và là 1 trong 4 hóa chất gây ô nhiễm chính trong thực phẩm, có thể làm tăng nguy cơ hình thành các khối u ở hệ tiêu hóa.

Theo Ngọc Ái

Phụ nữ Việt Nam

Trở lên trên