Xăng dầu là nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng tháng 3/2022 tăng
Theo Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý 1/2022 của Tổng cục Thống kê (TCTK), giá xăng dầu là nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng.
- 29-03-2022Lộ diện top địa phương đứng đầu về vốn đầu tư công giải ngân trong 3 tháng đầu năm: Hải Phòng nằm ngoài top 5, Bà Rịa - Vũng Tàu 'bất ngờ' đứng thứ 4
- 29-03-2022Giá dầu leo thang, giá heo chạm đáy, CPI Việt Nam được dự báo sẽ 'hơi' cao trong 6 tháng đầu năm
- 29-03-2022Điểm khác biệt giữa cá cược đua ngựa và đầu tư chứng khoán
So với tháng trước, CPI tháng 3/2022 tăng 0,7% (khu vực thành thị tăng 0,75%; khu vực nông thôn tăng 0,66%). Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 10 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước; riêng nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm giá.
Giá xăng dầu, giá gas tăng theo giá nhiên liệu thế giới; giá nhà ở thuê tăng trở lại sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát; giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên liệu đầu vào và giá xăng dầu là nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2022 tăng 0,7% so với tháng trước, tăng 1,91% so với tháng 12/2021 và tăng 2,41% so với cùng kỳ năm 2021.
Tốc độ tăng/giảm CPI tháng 3/2022 so với tháng trước. Nguồn: TCTK.
So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 3/2022 tăng 2,41%. Trong 11 nhóm hàng tiêu dùng chính có 9 nhóm tăng giá và 2 nhóm giảm giá.
Tốc độ tăng/giảm CPI tháng 3/2022 so với cùng kỳ năm trước. Nguồn: TCTK.
Tính trong quý 1/2022, chỉ số giá tiêu dùng tăng 1,92% so với cùng kỳ năm 2021. Nguyên nhân chủ yếu đến từ giá xăng dầu. Cụ thể, trong quý 1/2022, giá xăng dầu được điều chỉnh 7 đợt, làm cho giá xăng A95 tăng 5.900 đồng/lít; giá xăng E5 tăng 5.780 đồng/lít và giá dầu diezen tăng 6.060 đồng/lít. Bình quân quý 1/2022, giá xăng dầu trong nước tăng 48,81% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm CPI chung tăng 1,76 điểm phần trăm.
Tính chung quý 1/2022, mức tăng của CPI cao hơn mức tăng 0,29% của quý 1/2021 nhưng thấp hơn mức tăng của quý 1 các năm 2017-2020.
Ngoài ra, lạm phát cơ bản tháng 3/2022 tăng 0,29% so với tháng trước, tăng 1,09% so với cùng kỳ năm trước. Trong quý 1/2022, lạm phát cơ bản bình quân tăng 0,81% so với bình quân cùng kỳ năm 2021, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 1,92%), điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực, xăng, dầu và gas tăng.