Xây cả bán đảo nhân tạo để “nuốt chửng” bão: Tại sao siêu dự án kéo dài 50 năm của quốc gia Bắc Âu đang trở thành tâm điểm tranh cãi
Tháng 1/2022, một nhóm các nhà phát triển, kiến trúc sư và chuyên gia tư vấn môi trường đã bắt đầu thực hiện một dự án kéo dài 50 năm nhằm bảo vệ thủ đô Copenhagen của Đan Mạch trước bão và nước biển dâng.
- 30-12-2022Giải cứu môi trường bằng… tóc
- 03-11-2022Quốc gia Bắc Âu mang những phát kiến “không tưởng” về môi trường đến Việt Nam
- 14-09-2022Tiết lộ gây choáng về CEO hãng xe điện 'nói dối mọi thứ': Tôi không quan tâm tới môi trường, tôi chỉ muốn kiếm tiền
- 20-07-2022Cuộc khủng hoảng chip ở Trung Quốc trở thành "mồi ngon" cho những tay môi giới: Hé lộ "thị trường xám" ở Thâm Quyến
Bán đảo nhân tạo rộng 271 mẫu anh là siêu dự án, dự kiến kéo dài trong 50 năm. Khi hoàn thành, nó sẽ trở thành một trong những dự án cơ sở hạ tầng đầy tham vọng nhưng gây tranh cãi nhất của Đan Mạch cho tới thời điểm hiện tại.
Được mô tả là chiếc áo choàng, bán đảo nhân tạo Lynetteholm sẽ chịu trách nhiệm bảo vệ thành phố cảng, vốn có một lịch sử bị bão và lũ lụt đe dọa. Hans Vasehus, Giám đốc nhà phát triển bất động sản By & Havn – đơn vị triển khai dự án, nhấn mạnh: “Các dự báo cho thấy khí hậu sẽ không trở nên tốt hơn. Chúng ta phải thay đổi nếu còn có thể”.
Tuy nhiên, siêu dự án trị giá 9,9 tỷ USD lại đang vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ chủ yếu từ những người quan tâm đến khí hậu. Những người phản đối Lynetteholm lo ngại việc xây dựng bán đảo này sẽ hủy hoại môi trường sống và làm ô nhiễm các vùng nước xung quanh, đầu độc các bến cảng của thành phố và làm xáo trộn cân bằng độ mặn của biển Baltic.
Ngay từ khi siêu dự án được Quốc hội Đan Mạch thông qua hồi tháng 6/2021, nó đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của công chúng. Thậm chí, còn có cả những nỗ lực pháp lý nhằm ngăn chặn nó. Khoảng 16.000 người biểu tình đã kêu gọi dừng Lynetteholm. Thậm chí, một tổ chức bảo vệ môi trường đã gửi đơn lên Nghị viện châu Âu, tuyên bố chính phủ Đan Mạch vi phạm luật phát của Liên minh khi không thực hiện đánh giá đầy đủ về tác động của dự án với môi trường.
Trong lễ khởi công hồi tháng 1/2022, Thị trưởng Copenhagen Sophie Hæstorp Andersen, quan chức phụ trách giao thông thành phố Benny Engelbrecht và Giám đốc điều hành của By & Havn Anne Skovbro ddaxx bị người biểu tình bao vây. Một người biểu tình thậm chí còn nằm trên đống đất để ngăn người ta xúc chúng đổ xuống lấn biển.
Nước biển chắc chắn sẽ dâng cao
Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) dự đoán mức nước biển trên toàn cầu sẽ dâng thêm từ 23-30 cm vào năm 2050, cao hơn mức nước biển dâng kể từ cuộc cách mạng công nghiệp tới nay. Nghiên cứu cũng dự đoán Copenhagen sẽ là một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi nước biển dâng. Một số khu vực của thành phố chỉ còn cách mặt nước một vài chục cm.
Vasehus cho biết: “Phần lớn Copenhagen và các khu vực xung quanh sẽ bị ngập lụt. Tầu điện ngầm sẽ không thể hoạt động trong trường hợp xấu nhất”.
Mặc dù vẫn còn nhiều thứ cần tính toán nhưng các bản thiết kế hiện có phác thảo Lynetteholm là một bán đảo hình cánh dơi với một con đập nhỏ nhằm che chắn khu vực phía tây thành phố. Một đường bờ biển nhân tạo sẽ được tạo ra để hướng đến Øresund, một eo biển dẫn ra Biển Baltic.
Thay vì là một bức tường ngăn nước bằng bê tông như chúng ta thường thấy, các kiến trúc sư hy vọng công trình sẽ tạo ra một cảnh quan thân thiện, giúp hòa nhập với thiên nhiên. Ngoài ra, những bãi biển nhân tạo của Lynetteholm có thể hấp thụ sóng biển như các bờ biển tự nhiên có thể làm được, qua đó triệt tiêu sức mạnh của những con sóng.
Đường bờ biển rộng, lởm chởm các vật liệu chắn sóng còn có thể được nâng cao nếu nước biển đang cao hơn dự kiến. Đây là điều mà những bức tường chắn sóng kiểu cũ khó có thể làm được. Ngoài ra, thiết kế thoải dần giúp chúng trở nên bền vững và khả thi hơn trong việc xây dựng.
“Nếu đó là một bức tường thẳng đứng, nó sẽ trở nên dễ vỡ khi mực nước biển dâng cao cùng những con sóng lớn. Ở đây, chúng được thiết kế trải rộng để hấp thụ sóng tốt hơn và tự hiên hơn”, Tredje Natur, một công ty tham gia thiết kế, cho biết.
Ngoài ra, đường bờ biển của dự án được kỳ vọng sẽ thúc đẩy đa dạng sinh học trong khu vực trong vòng từ 10-30 năm. Đó là cách tôn trọng tự nhiên mà các nhà phát triển dự án thực hiện ngay từ khâu thiết kế.
Ngoài ra, 35.000 ngôi nhà mới dự kiến sẽ được xây dựng trên bán đảo nhân tạo này. Đó sẽ là các dự án ưu tiên bảo vệ hệ sinh thái. Nhà phát triển cũng gọi thiết kế này là một quy trình phát triển toàn diện cho khu vực chứ không đơn thuần là một công trình.
Vậy những chỉ trích phát sinh ở đâu?
Những chỉ trích về dự án này xoáy vào nhiều khía cạnh, trong đó nổi bật nhất là những lo ngại về hiệu quả của Lynetteholm. Người ta sợ công trình được xây dựng để giải quyết tình trạng biến đổi khí hậu nhưng lại gây ra những thiệt hại đáng kể cho môi trường.
Vị trí của dự án cũng khiến nó bị chỉ trích vì các mối đe dọa tiềm ẩn với sự mất cân bằng độ mặn mong manh trong vùng nước xung quanh, có thể giết chết các sinh vật bản địa và phá hủy môi trường sống. By & Havn cũng đã phải thay đổi kế hoạch xây dựng khi những người phản đối lập luận rằng đổ đất được nạo vét lên bến cảng của thành phố có thể gây ô nhiễm nguồn nước và làm hại động vật hoang dã.
“Ai mà biết trong bùn có những chất độc hại gì. Một phần của dự án được xây dựng ở nơi trước đây từng có một xưởng đóng tàu và họ có mọi thứ, từ sơn cho đến các bộ phân của tàu bị ném xuống dưới đáy nước”, một người biểu tình lập luận.
Ngoài ra, ngân sách cho dự án cũng là điều gây tranh cãi. Toàn bộ ngân sách của siêu công trình kéo dài 50 năm này dự kiến là 9,9 tỷ USD. Giai đoạn đầu tiên được cho sẽ ngốn hết khoảng 43 triệu USD nhưng By & Havn thừa nhận ngân sách có thể gấp 10 lần số tiền đó. Nếu việc đội vốn diễn ra ở tất cả các hạng mục với biên độ như thế này, tổng số tiền sẽ vọt lên rất lớn.
Cuối cùng, việc dự án kéo dài nhiều thập niên cũng là điều khiến nó bị phản đối. “Chúng tôi sống ở Copenhagen vì đó là một thành phố tuyệt vời. Rồi bằng cách nào đó, giờ đây sẽ sẽ trở thành một đại công trường. Nơi đây sẽ ồn ảo và bẩn thỉu trong suốt quãng đời còn lại của tôi”, một người phản đối khác chia sẻ.
Tham khảo: CNN
Nhịp sống Thị trường