Xây cao tốc gần 1.400km nối 2 siêu đô thị, giảm nửa thời gian đi lại, quốc gia này muốn tạo đà cho kinh tế bùng nổ
Đất nước Nam Á, Ấn Độ, đã khai trương giai đoạn đầu tiên của tuyến đường cao tốc nối thủ đô New Delhi với trung tâm tài chính Mumbai.
- 10-02-2022Indonesia: Đường sắt cao tốc do Trung Quốc xây ì ạch, phải chờ đến... 40 năm mới sinh lời?
- 10-11-2021Trung Quốc xây đường sắt cao tốc nội địa với tốc độ gây choáng: "Mặt tối" của tham vọng?
- 23-10-2021Điều ít biết xung quanh tốc độ tàu Triệu Voi - tàu cao tốc Trung Quốc vừa xây cho Lào
Theo hãng tin AFP , Ấn Độ đã khai trương giai đoạn đầu tiên của tuyến đường cao tốc nối thủ đô New Delhi với trung tâm tài chính Mumbai. Đường cao tốc mới gồm tám làn xe – mỗi hướng có bốn làn xe – dài 1.386 km.
Sau khi hoàn thành, đường cao tốc sẽ cắt giảm thời gian di chuyển giữa hai thành phố xuống còn 12 giờ, giảm một nửa thời gian cần thiết theo hành trình bằng đường bộ hiện tại.
Chủ nhật vừa qua, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã khai trương giai đoạn đầu tiên dài 246 km của đường cao tốc. Giai đoạn này nối New Delhi với thành phố Jaipur, một địa điểm du lịch nổi tiếng và là thủ phủ của bang Rajasthan ở phía Tây Bắc đất nước.
Ông Modi nói rằng đó là một "dấu hiệu của Ấn Độ đang phát triển", đồng thời nói thêm rằng "những khoản đầu tư như vậy vào đường sắt, đường cao tốc, tàu điện ngầm và sân bay là chìa khóa để thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của đất nước, thu hút thêm đầu tư và tạo ra việc làm mới".
Đường cao tốc Delhi - Mumbai gồm tám làn xe – mỗi hướng có bốn làn xe – dài 1.386 km. Ảnh minh họa: Peninsula Qatar.
Đây là một phần trong nỗ lực thúc đẩy cơ sở hạ tầng để Ấn Độ bắt kịp đối thủ địa chính trị là Trung Quốc. Ấn Độ là nền kinh tế lớn phát triển nhanh nhất thế giới. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng của nó vẫn thua xa so với Trung Quốc.
New Delhi cũng đang cố gắng tách mình khỏi chuỗi cung ứng của Bắc Kinh và xây dựng năng lực kinh tế, đặc biệt là sau cuộc đụng độ quân sự ở biên giới Himalaya vào năm 2020. Ngay sau sự kiện này, Ấn Độ đã đẩy nhanh nhiều dự án trọng điểm.
Vào tháng 2 này, chính phủ của ông Modi đã công bố mức tăng 33%, mức tăng chưa từng thấy, trong chi tiêu cơ sở hạ tầng. Thủ tướng cũng dự kiến sẽ mở ít nhất một chục dự án đườ ng sắt, đường cao tốc và cảng lớn trong những tháng tới.
Ấn Độ sở hữu một trong những mạng lưới đường sắt lớn nhất thế giới nhưng hiện đã quá lỗi thời. Hệ thống này cần những khoản đầu tư lớn vào cả đường ray và đầu máy toa xe. Các nhà chức trách đang tìm cách huy động vốn cho những khoản đầu tư này.
Bắc Kinh thì rót hàng trăm tỷ USD vào cơ sở hạ tầng trong nhiều năm và Trung Quốc hiện tự hào có một hệ thống đường cao tốc rộng lớn, các sân bay đầy hào nhoáng và cho đến nay họ có mạng lưới đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới.
Nhịp sống thị trường