Xe cũ kém chuẩn dễ bị 'xả' sang nhiều nước châu Á, nguyên nhân đến từ vấn đề mà Việt Nam cũng đang đối mặt
Việc nhiều khu vực đang áp chuẩn khí thải ngày một nghiêm ngặt khiến luồng xe cũ không đạt chuẩn khí thải chỉ còn một con đường xử lý duy nhất là xuất sang các khu vực không nghiêm ngặt bằng.
- 22-11-2023'Cứu tinh' từ Campuchia giúp Việt Nam thống trị toàn cầu ngành hàng này: Xuất khẩu thu gần 4 tỷ USD, người Mỹ ngày càng ưa chuộng
- 21-11-2023Mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao nhất sang Nga: Được hơn 1/3 thế giới ưa chuộng, Việt Nam đứng top 3 toàn cầu
- 21-11-2023Một mặt hàng của Việt Nam đang ‘hốt bạc’ từ Trung Quốc: Trở thành vị cứu tinh khiến láng giềng phụ thuộc, gia nhập câu lạc bộ tỷ đô sau 10 tháng
Úc, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi, Ấn Độ cùng nhiều quốc gia châu Á và châu Phi khác đang được cảnh báo có thể trở thành nơi để các thị trường xe đã phát triển thải xe cũ không còn đạt chuẩn khí thải.
Thông tin trên được Carbon Tracker - viện nghiên cứu phi lợi nhuận về các giải pháp liên quan đến ô nhiễm môi trường có trung tâm tại London, Anh gửi tới các quốc gia trên. Theo tổ chức này, các quốc gia không có nhiều chính sách khuyến khích xe xanh sẽ phải đối mặt với tình trạng khó nhập khẩu xe điện cũ từ các quốc gia hỗ trợ xe xanh tốt hơn.
Nguyên nhân là bởi những quốc gia thuộc nhóm sau sẽ khuyến khích người dùng tái chế xe điện nội địa. Do đó, loại hình xe duy nhất được xuất khẩu đi từ những quốc gia này là xe xăng cũ không còn đáp ứng chuẩn môi trường.
Với Trung Quốc, Bắc Mỹ và châu Âu dần bỏ lại xe xăng dầu ngay từ thập kỷ sau, các hãng xe lớn cũng sẽ dồn xe chạy động cơ mới cho những khu vực còn lại, qua đó càng có thể làm chậm tiến trình điện hóa của họ.
Việc đặt ra một lộ trình rõ ràng trong việc chuyển đổi sang 100% (hoặc phần lớn) xe điện, theo Carbon Tracker, sẽ giúp các quốc gia trên. Lấy ví dụ, châu Phi bỏ ra 80 tỷ USD hàng năm chỉ để vận chuyển xăng dầu. Nếu đổi sang xe điện, con số trên có thể được hạn chế đi đáng kể.
Tổ chức này cũng khuyến khích chính phủ các nước đưa ra lệnh cấm xe xăng (như cấm xe trên xx tuổi, cấm nhập khẩu xe xăng cũ không đạt chuẩn khí thải...) và ngược lại hỗ trợ xe điện như giảm thuế, trợ giá...
Nhìn vào bức tranh toàn cảnh, Carbon Tracker có thể có lý. Tuy vậy, họ đang không nghĩ tới những nguyên nhân mà nhiều nước chưa muốn đổi sang sử dụng thuần túy xe điện.
Chẳng hạn, cơ sở hạ tầng cả về sạc lẫn sản xuất điện của họ chưa đủ, người dùng không có đủ khả năng tài chính mua xe điện (nhất là với tầm giá cao như hiện nay) hay chưa có đủ nhân lực trong mảng dịch vụ xe điện... Đây đều là những vấn đề không thể giải quyết trong thời gian ngắn. Những vấn đề này đều hiện hữu ở Việt Nam và nhiều quốc gia đang phát triển khác.
Đời sống và Pháp luật