MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Xót con tuổi mầm non bị bạn liên tục bắt nạt, bố mẹ xúi 'đánh lại để tự vệ' có đúng không?

13-05-2022 - 15:30 PM | Sống

Nên xử lý ra sao khi con cái liên tục bị bạn bè bắt nạt ở trường? Đó là vấn đề đau đầu của nhiều bậc phụ huynh.

Chị Nguyễn Thúy Lan (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) kể: “Con trai tôi năm nay 3 tuổi, cháu đã đi học được gần 1 tháng nay. Gần đây bé về nhà và hay kể chuyện bị 1 bạn cùng lớp đánh, giật đồ chơi, thậm chí khi ngủ còn bị kéo mất chăn.

Tôi có trao đổi lại với giáo viên chủ nhiệm của lớp thì được biết đó là một bạn trai vô cùng nghịch ngợm, hay trêu các bạn nên thường xuyên bị cô giáo nhắc nhở”.

Xót con tuổi mầm non bị bạn liên tục bắt nạt, bố mẹ xúi đánh lại để tự vệ có đúng không? - Ảnh 1.

Tin nhắn nữ phụ huynh trao đổi với cô giáo về việc con bị bạn trêu ở lớp.

“Tôi bảo con khi nào bị bạn đánh thì phải mách cô. Nhưng con tôi bảo, mách cô rồi nhưng sau đó vẫn bị bạn kia trêu, cào xước cả chân tay.Cùng cảnh ngộ, chị Trần Thị Hải (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cũng chia sẻ rằng chị phát bực khi con mình thường bị một bạn cùng lớp bắt nạt. Những chiều đi làm về, nhìn những vết xây xước trên mặt, trên tay chân của con là chị lại xót xa.

Tôi đã phải rất bình tĩnh và cố gắng tìm hiểu xem tại sao con mình hay bị bạn đánh, cùng với việc nhờ giáo viên trao đổi với phụ huynh của bé hay đánh con tôi để cùng tìm ra nguyên nhân”, chị Phương cho biết.

Xử lý ra sao khi con cái liên tục bị bạn bè bắt nạt ở trường là vấn đề đau đầu của nhiều bậc phụ huynh, nhất là những phụ huynh có con ở tuổi đi học mẫu giáo.

Theo cô Lê Thị Liễu - Hiệu trưởng nhóm lớp mầm mon Cây Nấm (Hà Nội), ở tuổi mầm non, tính cách của mỗi trẻ mỗi khác, có thể khi ở nhà cháu hứa là không đánh bạn nhưng đến lớp lại phản ứng theo bản năng là vẫn đánh bạn mặc dù đã được cô giáo nhắc nhở.

“Nhiều bố mẹ thấy con bị bắt bạt thì xót con và có tâm lý nói với con rằng "bạn đánh con thì con đánh lại" nhưng điều này lại không có hiệu quả.

Bởi lẽ, để đối phó với bạo lực, chúng ta không có một cách chung cho mọi đứa trẻ mà cân nhắc xem con mình thuộc dạng tính cách nào và sau đó xem cách ứng phó nào là phù hợp nhất với trẻ.

Nếu ép trẻ theo cách của bố mẹ mà trẻ không đủ khả năng thể chất lẫn tinh thần cho giải pháp đó thì đứa trẻ sẽ rất áp lực”, cô Liễu nói.

Xót con tuổi mầm non bị bạn liên tục bắt nạt, bố mẹ xúi đánh lại để tự vệ có đúng không? - Ảnh 2.

Trẻ bị bắt nạt ở lớp khiến nhiều phụ huynh đau đầu. (ảnh minh họa)

Cũng theo vị hiệu trưởng này, nhiều ông bố, bà mẹ 8X cho rằng khi con bị bắt nạt mà chỉ báo lại cho thầy cô là giải pháp vô ích, nên chuyển sang dạy con là "bạn đánh con thì con đánh trả lại, dù có thể không đánh thắng nhưng ít nhất cũng để đối phương biết rằng mình không dễ bị bắt nạt". Điều đó tức là cha mẹ dạy con hãy đánh trả bất cứ ai bắt nạt mình.

“Bạo lực chưa bao giờ là cách tốt để giải quyết vấn đề. Rất có thể, nó sẽ khiến sự căng thẳng trong mối quan hệ càng tăng và khiến trẻ bị rơi vào thế cô lập. Không chỉ thế, điều này còn khiến đứa trẻ có xu hướng nghĩ rằng bạo lực có thể giải quyết mọi việc và có xu hướng dùng bạo lực với mọi trường hợp.

Bố mẹ nên hướng dẫn trẻ dùng lời nói, tận dụng sức mạnh của ngôn ngữ mới là giải pháp hiệu quả.

Ví như khi bạn giật đồ chơi thì nói với bạn “đồ chơi này mình chơi trước, sao bạn lại giật” và sau đó nhờ sự can thiệp của cô giáo.

Đặc biệt, cha mẹ đừng cố gắng can thiệp thô bạo vào vấn đề của trẻ. Thay vì tới tận lớp dằn mặt đứa trẻ đã bắt nạt con mình hay dạy con đánh lại bạn, giật lại đồ chơi của bạn thì chỉ nên ý kiến với giáo viên phụ trách lớp để các cô để ý tới vấn đề của con. Còn vấn đề giữa những đứa trẻ, hãy để chúng tự giải quyết.

Bố mẹ chỉ là người bên cạnh hướng dẫn, động viên tinh thần cho con. Điều này không chỉ tốt cho sự trưởng thành của con mà còn tốt hơn trong tình huống con bị bắt nạt.

Quan trọng nhất vẫn là sự dạy dỗ, uốn nắn của cha mẹ, hãy dạy con những bài học về tình bạn và các mối quan hệ yêu thương để tâm hồn trẻ luôn luôn hướng thiện, giúp trẻ tự tin khi đối mặt với những khó khăn sau này.

Quan trọng hơn cả là hướng dẫn con một số cách tự vệ và đặc biệt xây dựng thái độ tự tin trước kẻ bắt nạt.

Ngoài ra, tôi cho rằng sự thông cảm của phụ huynh với giáo viên là vô cùng quan trọng. Lớp học đông, nhiều trẻ rất nghịch ngợm và hiếu động, việc xô xát giữa các trẻ là khó tránh. Vì thế, để hạn chế tối đa rắc rối giữa các trẻ, nhà trường cũng cần luôn chú trọng trong việc tìm hiểu tâm lý trẻ để có phương pháp dạy dỗ hiệu quả”, cô Liễu cho hay.

Theo Hoàng Thanh

Infonet

Trở lên trên