MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đăng nhiều ảnh lên Facebook có đáng lo?

12-08-2014 - 10:27 AM |

"Neurotic" (tâm lý bất ổn) và "extrovert" (hướng ngoại ) là 2 trong 5 mặt tính cách chủ yếu (Big Five personality traits, gọi tắt là Big Five) theo thang đo tính cách được sử dụng rộng rãi trong tâm lý học.

Theo kết quả của nghiên cứu mới đây từ Live Science, những người "neurotic" (tâm lý bất ổn) và "extrovert" (hướng ngoại ) có xu hướng tải lên một khối lượng lớn hình ảnh hơn so với phần còn lại của dân số. Xem thêm

Ở bản dịch cũ của bài viết, chúng tôi đã sử dụng cụm từ "Loạn thần kinh" dành cho từ nguyên gốc "Neurotic". 

Tuy nhiên, sau đó, chúng tôi có nhận được phản hồi từ Doanh nhân Lâm Minh Chánh rằng cụm từ "Loạn thần kinh" được dịch chưa chính xác, CafeBiz xin sửa lại "Neurotic" là "Tâm lý bất ổn".  

Chúng tôi thành thật xin lỗi bạn đọc vì sai sót này. 

Ban biên tập xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Doanh nhân Lâm Minh Chánh, nhờ những ý kiến đóng góp giúp nội dung này được chính xác và hoàn thiện hơn.
"Neurotic" và "Extrovert" là 2 trong 5 mặt tính cách chủ yếu (Big Five personality traits, gọi tắt là Big Five) theo thang đo tính cách được sử dụng rộng rãi trong tâm lý học (Five Factor Model - FFM). Thực tế, mỗi người đều có đầy đủ 5 mặt tính cách này với các mức độ khác nhau (từ rất thấp đến rất cao).

Vậy "Neurotic" và "Extrovert" là gì? Big Five gồm những mặt tính cách nào? 

Theo phân loại của các nhà tâm lý, Big Five gồm có 5 mặt tính cách với các chữ cái đầu ghép thành chữ “OCEAN” (hoặc NEOAC/ CANOE) là openness, conscientiousness, extraversion, agreeableness, and neuroticism. 

Chú ý rằng, không phải mỗi người sẽ thuộc về 1 trong 5 mặt tính cách của Big Five, mà mọi người đều có đầy đủ 5 mặt tính cách này với các mức độ khác nhau (từ rất thấp đến rất cao).

- Openness to Experience (Sẵn sàng trải nghiệm): Thể hiện xu hướng tìm kiếm và tận hưởng những trải nghiệm và ý tưởng mới. Những người có điểm “O” thấp thường sống thực tế, đơn giản, có khá ít sở thích. Trong khi đó, những người có điểm “O” cao thường là kiểu người sáng tạo, hóm hỉnh, muốn tìm hiểu những điều mới mẻ, và có sở thích đa dạng.

- Conscientiousness (Tận tâm): Thể hiện tính kỉ luật và sự quyết tâm đạt được kết quả. Những người có điểm “C” thấp thường sống bất quy tắc, hành động theo quán tính; khó để người khác trông cậy vào họ. Những người có điểm “C” cao thường sống quy tắc, cẩn thận và có trách nhiệm.

- Extraversion (Hướng ngoại): Thể hiện xu hướng tìm kiếm sự kích thích và nhiều mối quan hệ xã hội. Những người có điểm “E” thấp thường nhút nhát, khá kín đáo và cẩn trọng. Những người có điểm “E” cao thường nói nhiều, thân thiện, và năng động.

- Agreeableness (Dễ chịu): Thể hiện xu hướng động lòng trắc ẩn trước người khác. Những người có điểm “A” thấp thường khá hoài nghi, khó chịu, không sẵn sàng hợp tác. Những người có điểm “A” cao thường tốt bụng, dễ tin tưởng và giúp đỡ người khác.

- Neuroticism (Tâm lí bất ổn): Thể hiện xu hướng trải nghiệm những cảm xúc tiêu cực. Những người có điểm “N” thấp là những người điềm đạm, bình tĩnh. Những người có điểm “N” cao thường hay nhạy cảm, lo lắng, và đôi khi trở nên hoang tưởng sinh lý.

(Nguồn Vietspy)

Trở lại với kết quả nghiên cứu hành vi thông qua tương tác trên Facebook: Nếu bạn có thói quen đăng nhiều ảnh lên Facebook, có đáng lo không? 

Thực tế là không. Thói quen đó có thể tiết lộ một số mặt tính cách của bạn thông qua thang đo Big Five nói trên.

Nghĩa là, nếu bạn thường xuyên tải lên các hình ảnh mới mô tả các hoạt động lên profile, thì bạn là người hướng ngoại (điểm E cao). Những người hướng ngoại thường có xu hướng tìm kiếm sự kích thích và nhiều mối quan hệ xã hội. Bạn là người dễ bộc lộ cảm xúc, thích kết bạn với nhiều người và thường xuyên chia sẻ thông tin về bản thân.

Còn nếu bạn thường có xu hướng tải lên nhiều hình ảnh trong mỗi album hơn so với những người khác? Bạn là người có "tâm lý bất ổn" (điểm E cao). Bạn thường nhạy cảm, lo lắng và có xu hướng trải nghiệm những cảm xúc tiêu cực. Các chuyên gia tâm lý giải thích rằng, Facebook như một nơi an toàn để bạn tự thể hiện bản thân, hành vi này là để bù đắp cho sự thiếu hụt tự tin ngoài thực tế. 

Kỳ Anh

kyanh

Wikipedia/Vietpsy

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên