MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vì sao máy đánh chữ thủ công lại 'hồi sinh' vào thời đại này?

29-07-2014 - 14:08 PM |

Không sợ gián điệp "hack", làm việc tập trung 100% vì không vào được Facebook.

Nội dung nổi bật: Nguyên nhân do đâu?

- Các cơ quan chính phủ Đức, Nga, Mỹ sử dụng máy đánh chữ để tránh khỏi lo ngại về gián điệp mạng.

- Thanh thiếu niên thích khám phá những thứ mới lạ.

- Làm việc tập trung vì không vào được Facebook, chat chit...


Máy đánh chữ thủ công đang dần "tái xuất" trong ngành điện báo, sánh vai với các thiết bị công nghệ hiện đại khác. Phải chăng những lo ngại về bảo mật Internet đã mang lại cho nó một lợi thế không gì sánh bằng?

Cơ quan chính phủ không lo bị gián điệp

Patrick Sensburg, người đứng đầu Ủy ban Quốc hội Đức, đã mở đầu cho cuộc tranh luận sôi nổi vào hồi đầu tháng khi ông này cho biết Ủy ban đang cân nhắc sử dụng máy đánh chữ cơ để soạn thảo các tài liệu nhạy cảm.

Đơn đặt hàng 20 chiếc máy đánh chữ của Dịch vụ Bảo hộ Liên bang Nga vào năm ngoái cũng càng khẳng định mạnh mẽ rằng chính các cơ quan an ninh là nhân tố khiến doanh số của chiếc máy cổ điển này bỗng dưng tăng mạnh.

Theo báo cáo của Diehl Group, công ty công nghệ và an ninh mạng của Đức, xác nhận rằng máy đánh chữ cơ thường được dùng cho những "vấn đề nhạy cảm". 

Các cơ quan chính phủ, hội đồng thành phố, cơ quan pháp luật, bệnh viện, nhà tang lễ, lực lượng cảnh sát của Mỹ vẫn sử dụng máy đánh chữ cho các mẫu văn bản chính thức, nhãn địa chỉ và bản sao carbon. Công ty bán máy đánh chữ Swintec, New Jersy, còn chế tạo các máy đánh chữ vỏ trong suốt để dùng trong nhà tù Hoa Kỳ.

Doanh số của nhà sản xuất máy đánh chữ nước Đức Olympia dự kiến đạt 10.000 chiếc trong năm nay, tăng gấp đôi so với năm 2012. Tuy nhiên, quản lý bán hàng Andreas Fostiropoulos của công ty nhận định rằng nguyên do là vì nhà sản xuất Nhật Bản Brother đã rút khỏi thị trường nội địa. 

Ông này cho rằng: "Tôi không nghĩ rằng nỗi lo bị giám sát trên Internet dẫn đến sự phục hưng của máy đánh chữ. Chúng tôi rất thực tế."

Người trẻ thì ham khám phá

Nhiều người còn cho rằng việc "xử lý" các thông tin liên lạc thực hiện bằng máy đánh chữ là chuyện vặt so với một số cơ quan gián điệp, thay vào đó, nhân tố hồi sinh của máy đánh chữ chính là các sinh viên, những người làm việc sáng tạo và những người lập dị.

Tom Furrier, chủ cửa hàng buôn bán và sửa chữ máy đánh chữ Cambridge Typewriter ở Massachusetts kể lại: "Vào thập kỷ 90 tôi gần như phải đóng cửa nhưng khoảng năm 2001 đổ lại thì bắt đầu bận rộn như trước. Các thanh niên tới hỏi về máy đánh chữ kiểu cổ, đây từng là một trào lưu phát triển chậm rãi nhưng giờ đây nó đã quá phổ biến và chắc chắn sẽ ngày càng đi lên". 

Khoảng một phần ba khách hàng của ông Furrier đều nằm dưới độ tuổi 30. Ông giải thích: "Họ vốn lớn lên với máy tính và video game, và họ muốn trải nghiệm những thứ tương tự và rồi thấy quá thú vị."

Làm việc sáng tạo, tập trung hơn

Edward Michale, làm việc tại công ty bán máy đánh chữ Swintec, New Jersy, giải thích nguyên nhân "phục hưng" của máy đánh chữ: "Khi ngồi vào máy tính, bạn sẽ check mail, chat chit, vào Facebook và 45 phút sau mới bắt đầu công việc. Còn với máy đánh chữ thì tập trung 100% luôn."

Ngoài ra, còn nhiều lý do khác nghe có vẻ "lãng mạn" hơn. Michael cho biết: "Tôi nghe nói khi gõ sai, thay vì xóa đi viết lại như trên máy tính thì các nhà văn viết tiểu thuyết bằng máy đánh chữ lại đánh lại toàn bộ trang. 

Mỗi lần như thế họ lại suy nghĩ rộng ra hơn một chút, sáng tạo hơn một chút và ý tưởng được phát triển nhiều hơn. Khi gõ lại một trang văn bản, bạn đang viết lại cả một trang lịch sử".

>> 14 ứng dụng điện thoại di động các quý ông hiện đại cần phải có

Thùy An

vandoan

FinancialTimes

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên