MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Xu hướng đầu tư mới: Cổ phiếu IPO có lộ trình niêm yết rõ ràng

Khi phát hành lần đầu ra công chúng( IPO) nhờ chiếm lĩnh thị phần,kết quả kinh doanh ấn tượng cùng kế hoạch niêm yết nhanh chóng. Cùng điểm qua những cổ phiếu tiêu biểu thu hút nhiều sự quan tâm khi IPO, trên thị trường phi tập trung( OTC) và cả khi đã niêm yết.

1. CTCP Tập Đoàn Đầu Tư Địa Ốc No Va( mã NVL sàn HOSE)

Giá IPO: 50.000. Giá hiện tại: 73.100. Tăng trưởng giá: 46.20%

Tháng 10/2016, doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường căn hộ trung- cao cấp TPHCM Novaland đã IPO thành công 52,2 triệu cổ phiếu ra thị trường. Dù mức giá IPO là khá cao nhưng với thương hiệu và việc chỉ tốn 2 tháng để niêm yết, NVL đã tăng hết biên độ 20% phiên chào sàn. Hiện nay sau khi được quỹ ETF thêm vào danh mục, giá NVL tiếp tục tăng và duy trì diễn biến tích cực hơn hẳn sự biến động của chỉ số VN- Index như đồ thị sau:

2. CTCP Hàng Không VietJet ( mã VJC sàn HOSE)

Giá IPO: 86.500. Giá hiện tại:129.400. Tăng trưởng giá: 43.78%

Hàng Không Vietjet đã không xa lạ khi giúp rất nhiều người Việt Nam được lần đầu sử dụng máy bay với chi phí thấp và thị phần ngày càng vươn lên vị trí số 1 . Vì vậy toàn thị trường đã có một cơn sốt thật sự khi Vietjet tiến hành IPO. Cổ phiếu VJC được săn lùng và nhanh chóng hết hàng chỉ sau vài ngày. Cơn sốt không dừng trên thị trường OTC khi các thông tin về thị phần và kết quả kinh doanh ấn tượng được mọi người biết đến.

Tháng 2/2017 VJC niêm yết và liên tục tăng trần đem lại mức sinh lời gần 50% cho các nhà đầu tư chỉ sau một thời gian rất ngắn. Sự kiện này có thể không phải là mở đầu cho làn sóng săn lùng cổ phiếu doanh nghiệp lớn IPO, nhưng chắc chắn đã góp phần làm cho những doanh nghiệp lớn có ý định IPO vô tình được chú ý hơn rất nhiều.

Sự thay đổi tương quan giữa giá VJC và VN-Index ( Nguồn Bloomberg).

3. CTCP Siam Brothers Việt Nam ( mã SBV sàn HOSE)

Giá IPO: 33.000. Giá OTC hiện tại: 45.000-48.000. Tăng trưởng giá: 36.37%

SBV đã được chú ý từ khi được Vietnam Holding (từng thành công với TRA, PNJ, BMP, VSC…) nắm giữ 10% vốn điều lệ nhưng SBV chỉ được thị trường biết đến rộng rãi khi có thông tin niêm yết vào tháng 5/2017. SBV chiếm lĩnh thị phần hơn 40 % các loại dây sử dụng trong nông ngư nghiệp và 90% đội tàu đánh bắt xa bờ của Việt Nam đang sử dụng sản phẩm dây thừng chuyên dụng do công ty SIAM BROTHERS VIETNAM sản xuất.

Dù thời gian niêm yết đã cận kề, SBV vẫn được tìm mua khi mức định giá hấp dẫn 52.000 với EPS 6.111(2016) và kết quả kinh doanh luôn giữ mức tăng trưởng ấn tượng. Với việc cổ tức tiền mặt luôn duy trì ở mức cao cùng với lượng cổ phiếu lưu hành thấp, mức sinh lời của SBV cho cổ đông mua IPO không chỉ dừng lại ở mức 36% sau 6 tháng nắm giữ từ khi SBV IPO 4,2 triệu cổ phiếu từ tháng 9/2016.

4. CTCP Thực Phẩm Đông Lạnh Kido (KDF dự kiến niêm yết sàn UPCOM)

Giá IPO: 52.000. Giá OTC hiện tại: 58.000-60.000. Tăng trưởng giá: 11.54%

KDF dẫn đầu thị trường kem với 35% thị phần khi sở hữu các sản phẩm nổi tiếng như: kem Merino, Celano. Với mục tiêu niêm yết để huy động cho việc chiếm lĩnh ngành lạnh, KDF đã tiến hành IPO 11,2 triệu cổ phiếu vào tháng 3/2017. Với việc sở hữu thương hiệu nổi tiếng và triển vọng tương lai tăng trưởng mạnh mẽ KDF đã tiếp tục tạo nên một cuộc săn lùng đến từng cổ phiếu IPO cuối cùng. Với kế hoạch niêm yết chậm nhất quý III năm nay, giá KDF tiếp tục dự kiến sẽ tăng giá trên thị trường OTC và sẽ có sự tăng trưởng mạnh mẽ khi niêm yết.

Khi thị trường niêm yết không phải lúc nào cũng dễ dàng cho” trái ngọt”, việc đạt mức lợi nhuận gần 50% như các trường hợp VJC, NVL với thời gian nắm giữ ngắn đã thực sự chứng minh việc chọn đúng cổ phiếu”ngon” IPO là một kênh đầu tư vô cùng hấp dẫn. Chúng ta cùng chờ xem SBV và KDF có duy trì được sự vượt trội so với thị trường chung khi cả hai đều có kế hoạch niêm yết sớm trong thời gian sắp tới.

A.D

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên