Xử lý nợ xấu càng chậm, phí tổn với nền kinh tế càng cao
Theo TS. Võ Trí Thành, quá trình xử lý ngân hàng yếu kém, nợ xấu rất khó khăn không chỉ do vấn đề nội tại nền kinh tế mà cả về nguồn lực.
- 24-05-2017Giải quyết nợ xấu: Sự vào cuộc của khách hàng, ngân hàng và hệ thống chính trị
- 24-05-2017Ngân hàng “bình thường” có được hỗ trợ xử lý nợ xấu?
- 24-05-20175 bài học xử lý nợ xấu mà Việt Nam có thể áp dụng từ kinh nghiệm quốc tế
- 24-05-2017Các ngân hàng đồng loạt kêu khó xử lý nợ xấu
-
Nhiều khả năng tổng mức giảm giá của VND so với USD trong cả năm nay chỉ khoảng 2%
-
Việc yêu cầu báo cáo với những giao dịch có giá trị lớn sẽ giúp cơ quan Nhà nước dễ kiểm soát những giao dịch có dấu hiệu đột biến, bất thường và cũng nhằm khiến những hành vi phạm pháp sớm bị ngăn chặn từ trước khi diễn ra
Tham luận tại Hội thảo về xử lý nợ xấu do Ngân hàng Nhà nước phối hợp Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức chiều ngày 23/5, TS. Võ Trí Thành cho rằng, đến thời điểm này, không chỉ có ngân hàng, giới đầu tư, các chuyên gia mà Chính phủ, Quốc hội cũng nhận thấy cần thiết phải ban hành một Nghị quyết riêng để xử lý nợ xấu và cần được xem xét thông qua ngay tại kỳ họp Quốc hội thứ 3 khoá XIV.
Theo TS. Võ Trí Thành, đầu tiên phải khẳng định rằng, không phải đến bây giờ chúng ta mới đề cập đến vấn đề cần phải có một văn bản pháp lý đặc thù để xử lý nợ xấu, mà nó đã được nói khá nhiều trong vài năm trước. Và đến bây giờ chúng ta không thể trì hoãn được, phải nhanh chóng triển khai đưa vào cuộc sống. Có hai lý do cơ bản ở đây. Lý do trước hết là, dù có bước tiến, xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng chưa đủ thực chất, vấn đề nợ xấu còn nghiêm trọng, gây nhiều hệ lụy xấu đến nền kinh tế.
TS. Thành phân tích, trong giai đoạn từ 2011, ngành Ngân hàng đã chủ động và tích cực triển khai Ðề án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng (TCTD) giai đoạn 2011 – 2015, để lại nhiều dấu ấn tích cực. VAMC, ra đời tháng 7/2013, đã làm được một bước quan trọng là “gạt nợ xấu sang bên lề”, tạo sự thông thoáng, trôi chảy hơn cho dòng tín dụng. Nợ xấu từ mức trên 17% tổng dư nợ năm 2012 tuy giảm khoảng một nửa (bao gồm cả các khoản nợ xấu do VAMC nắm giữ), nhưng còn rất lớn, nguy cơ tiếp tục gia tăng không nhỏ, làm xói mòn lòng tin cải cách, ổn định kinh tế vĩ mô thiếu vững chắc. Thực chất hơn là việc các ngân hàng nỗ lực xử lý nợ xấu thông qua trích lập dự phòng rủi ro. Tuy nhiên điều này làm giảm đáng kể tốc độ cải cách, đáp ứng thông lệ quản trị tốt, tăng cường tính hấp dẫn trong thu hút nhà đầu tư chiến lược của các ngân hàng.
Lý do thứ hai là càng xử lý chậm, phí tổn phát sinh càng cao. Bất cứ một nước nào đều phải trả giá khi xử lý vấn đề nợ xấu và/hoặc khủng hoảng. Giá đắt hay rẻ còn tùy thuộc tính chất nghiêm trọng cũng như cách thức xử lý và nguồn lực có được của nước đó. Có thể rút ra hai bài học từ kinh nghiệm của quốc tế và của chính Việt Nam (vào những năm 1990, đầu 2000). Một là mặc dù nợ xấu, rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tín dụng là chuyện không thể nào tránh khỏi, luôn tồn tại song hành, song để nợ xấu quá lớn mà thiếu hoặc không có các giải pháp xử lý thích đáng thì phí tổn phải trả là vô cùng lớn. Hai là quan hệ phí tổn và tốc độ xử lý nợ xấu; xử lý càng chậm, phí tổn cho cả nền kinh tế càng lớn.
Bài học kinh nghiệm của nhiều nước cũng cho thấy, muốn xử lý nợ xấu hiệu quả cần phải có cam kết chính trị mạnh mẽ, đủ nguồn lực, khuôn khổ pháp lý thích hợp và cơ quan thực thi mạnh. Và một điều quan trọng là bên cạnh sự quyết liệt mạnh mẽ cũng cần có giải trình minh bạch, tạo đồng thuận xã hội tốt hơn. Bởi vì nợ xấu liên quan đến rất nhiều vấn đề trách nhiệm gây ra nợ xấu và những phí tổn, lợi ích của các bên liên quan trong xã hội.
Đối với Việt Nam, phải khẳng định rằng, quá trình xử lý ngân hàng yếu kém, nợ xấu rất khó khăn không chỉ do vấn đề nội tại nền kinh tế mà cả về nguồn lực. Song có lẽ khó khăn lớn nhất là nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này cùng việc có được một khu khổ pháp lý thích đáng.