Xuất hiện nguy cơ tiềm tàng đối với Bitcoin khi trung tâm khai thác lớn thứ hai thế giới chao đảo
Việc ngắt internet và thiếu điện giáng một đòn mạnh vào “mỏ” đào Bitcoin lớn thứ hai thế giới.
- 08-01-2022Về Trái đất sau chuyến du hành vũ trụ, tỷ phú “phá cách” Nhật Bản tiết lộ tham vọng đầu tư và hứa hẹn tiếp tục “bay cao lặn sâu”
- 08-01-2022Giật mình thức tỉnh sau một năm đại nạn, Trung Quốc liệu có theo vết xe đổ: Rút kinh nghiệm để đấy?
- 07-01-2022Gặp gỡ thế hệ đặc biệt: Giàu nhất nước Mỹ và bị đổ lỗi vì đã 'huỷ hoại' nền kinh tế, để lại những hệ quả lớn cho Gen Y
Giá Bitcoin đã giảm hơn 10% trong những ngày gần đây, trong bối cảnh các cuộc biểu tình lan rộng làm rung chuyển Kazakhstan, một trong những trung tâm khai thác tiền điện tử hàng đầu thế giới.
Bitcoin giao dịch quanh mức 42.000 USD vào thứ Sáu (7/1), giảm từ mức 48.000 USD vào cuối năm 2021, theo CoinDesk.
Đồng Bitcoin mới được đưa vào lưu hành như một phần thưởng cho các thợ đào khi giải quyết được các bài toán phức tạp. Sau khi chính phủ Kazakhstan ra lệnh cho nhà cung cấp viễn thông hàng đầu cắt internet trên toàn quốc, hash rate (tỷ lệ băm đo lường năng lực khai thác) đã giảm.
Việc cắt truy cập internet là động thái nhằm phản ứng lại trước các cuộc biểu tình gay gắt về giá khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) tăng cao. Đây là loại nhiên liệu được nhiều người lái xe ở Kazakhstan sử dụng. Khả năng truy cập internet là rất cần thiết đối với hoạt động khai thác và giao dịch Bitcoin. Tỷ lệ băm ngày 6/1 theo đó giảm 15% so với đầu năm.
Sau khi Trung Quốc và một trung tâm tiền điện tử hàng đầu khác cấm các hoạt động khai thác tiêu tốn nhiều năng lượng, nhiều công ty khai thác tiền điện tử đã chuyển đến Kazakhstan để tận dụng nguồn điện giá rẻ.
Tính đến tháng 8/2021, Kazakhstan chiếm 18% tỷ lệ băm toàn cầu, theo Trung tâm tài chính thay thế Cambridge của Anh.
Sự cố mất internet kéo dài có thể buộc các thợ đào Bitcoin ở Kazakhstan phải ngừng hoạt động hoặc chuyển đi nơi khác. Nhưng mất kết nối internet không phải vấn đề duy nhất các thợ đào tiền điện tử ở Kazakhstan phải đối mặt.
Mặc dù nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc biểu tình đang diễn ra là giá LPG, nhu cầu về điện tại quốc gia này cũng đang vượt quá nguồn cung trong một thời gian. Điều này dẫn đến tình trạng cắt điện đột ngột hoặc luân phiên. Một số người cho rằng các hoạt động khai thác tiêu tốn nhiều năng lượng là nguyên nhân gây ra tình trạng hỗn loạn hiện nay.
Nhà phân tích thị trường Yuya Hasegawa của sàn giao dịch tiền điện tử Bitbank có trụ sở tại Tokyo cho biết rằng các thợ đào có thể đang chuyển Bitcoin từ tài khoản lưu trữ sang tài khoản giao dịch để họ có thể chốt lợi nhuận. 5.000 Bitcoin đã được giao dịch qua các tài khoản do thợ đào coin nắm giữ.
Tình hình ở Kazakhstan cho thấy rủi ro địa chính trị ảnh hưởng đến Bitcoin cao như thế nào, mặc dù loại tiền ảo này không do một chính phủ nào phát hành hay hậu thuẫn.
Các yếu tố chính trị và xã hội được cho là sẽ đóng nhiều vai trò hơn trong thị trường tiền điện tử. El Salvador gần đây đã trở thành quốc gia đầu tiên hợp pháp hóa Bitcoin. Trong khi đó, Nga và Iran tăng gấp đôi khai thác Bitcoin như một cách kiếm ngoại tệ.
Theo Nikkei Asia
Doanh Nghiệp Tiếp Thị