Xuất hiện thêm một quốc gia tăng cường nhập khẩu gạo của Việt Nam, sản lượng xuất khẩu bất ngờ tăng vọt hơn 3.000% trong quý 1
Sản lượng gạo của Việt Nam gấp hơn 150 lần so với quốc gia này.
- 07-05-2023Bước tiến mới đối với ô tô điện: Không cần mất vài tiếng đồng hồ để sạc, người dân có ngay pin đầy chỉ bằng thời gian đổ xăng
- 07-05-2023Lộ diện vị cứu tinh quan trọng giúp vận chuyển dầu thô Nga: Một "ông trùm" đến từ...châu Âu
- 01-05-2023Trung Quốc mạnh tay nhập khẩu mặt hàng này từ Việt Nam dù sở hữu diện tích trồng lớn gấp 14 lần, giá xuất khẩu tăng hơn 100%
Kể từ đầu năm đến nay, gạo là một trong những mặt hàng tăng trưởng mạnh nhất trong số các mặt hàng xuất khẩu nói chung và mặt hàng nông sản nói riêng. Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 3/2023 cả nước xuất khẩu 961.608 tấn gạo, tương đương 508,97 triệu USD, giá trung bình 529,3 USD/tấn, tăng 79,9% về lượng và tăng 77,9% về kim ngạch nhưng giảm nhẹ 1,1% về giá so với tháng 2/2023. So với tháng 3/2022, sản lượng đã tăng 81% và kim ngạch tăng 93,6% trong khi giá gạo xuất khẩu tăng 7%.
Tính chung cả quý I/2023 lượng gạo xuất khẩu của cả nước đạt trên 1,85 triệu tấn, tương đương gần 981,39 triệu USD, tăng 23,4% về khối lượng, tăng 34,3% về kim ngạch so với quý I/2022, giá trung bình đạt 529 USD/tấn, tăng 8,8%.
Đáng chú ý trong quý 1 vừa qua, Indonesia bất ngờ tăng cường nhập khẩu gạo của Việt Nam khi sản lượng xuất khẩu đạt 148.587 tấn, tương đương 69,73 triệu USD, tăng mạnh 17.932 về lượng và tăng 17.663% về kim ngạch.
Bên cạnh Indonesia, xuất hiện thêm một quốc gia tăng đột biến lượng nhập khẩu gạo từ Việt Nam với kim ngạch tăng đến 3638,2% so với cùng kỳ quý 1/2022. Cụ thể, trong quý 1, lượng nhập khẩu gạo Việt của Chile đạt 4729 tấn, tăng 3683,2% về lượng và trị giá đạt hơn 2,1 triệu USD, tương đương với mức tăng 2432,82% về kim ngạch, đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng mức tăng nhập khẩu gạo của Việt Nam trong quý 1/2023.
Trong năm 2022, lượng gạo xuất khẩu sang Chile chỉ ở mức rất khiêm tốn. Tổng kết cả năm 2022, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Chile chỉ đạt 262 tấn, trị giá 192.035 USD.
Về sản lượng gạo, báo cáo của Statista cho biết trong niên vụ 2019-2020, sản lượng gạo của Chile đạt 169.700 tấn và không có biến động nhiều qua các năm. Còn tại Việt Nam, theo Bộ NN&PTNT, Trung bình một năm, Việt Nam sản xuất khoảng 26 - 28 triệu tấn gạo, sau khi dành cho tiêu thụ trong nước, khối lượng gạo xuất khẩu khoảng 6 - 6,5 triệu tấn gạo/năm, trong đó, vùng Đồng bằng sông Cửu Long - vựa lúa chính chiếm đến hơn 50% sản lượng và hơn 90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước. Như vậy sản lượng gạo của Việt Nam gấp đến hơn 150 lần so với quốc gia này.
Về triển vọng xuất khẩu gạo trong năm 2023, ngày 27/3 vừa qua Indonesia quyết định sẽ nhập khẩu thêm 2 triệu tấn gạo dự trữ quốc gia trong năm 2023. Trong đó 500 nghìn tấn sẽ được thực hiện sớm nhất có thể. Năm 2023 xuất khẩu gạo của Việt Nam dự báo đạt mức 6,5-6,7 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu khoảng 4 tỷ USD. Nhu cầu nhập khẩu gạo để tăng cường dự trữ lương thực của các thị trường lớn sẽ mở ra nhiều triển vọng cho xuất khẩu gạo Việt Nam.
Nhịp sống thị trường
Sự kiện: Made in Vietnam
Xem tất cả >>- Thế giới đang cạn kiệt loại hạt đặc biệt này: Giá tăng gấp 2 nhu cầu vẫn không giảm, Việt Nam lại đang trồng ngày càng nhiều, hương vị top đầu thế giới
- Việt Nam vừa ghi nhận một kỷ lục lịch sử, Mỹ và Trung Quốc đóng góp nhiều nhất
- "Mỏ vàng" của Việt Nam tiếp tục "mang tiền về cho mẹ", có cơ hội thu về 16 tỷ USD trong năm nay
- Lộ diện ‘khách sộp’ chi hơn 4 tỷ USD nhập khẩu rau quả Việt Nam
- Một mỏ vàng của Việt Nam đang được Mỹ, Trung Quốc, Campuchia liên tục săn đón: Nước ta có sản lượng hơn 20 triệu tấn, các đại bàng liên tục rót vốn đến đầu tư