Xuất khẩu dệt may vào EU giảm: Đừng đổ tại Brexit!
Xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào thị trường EU trong mấy tháng gần đây có xu hướng giảm. Sự kiện Brexit diễn ra mới đây đã dấy lên lo ngại có sự tác động đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam vào khu vực EU, trong đó xuất khẩu dệt may.
- 03-07-2016Dẹp quy định kiểm dịch “hành” doanh nghiệp dệt may
- 01-07-2016Dệt may “ngấm đòn”
- 30-06-2016Ngành dệt may phải cấu trúc lại sản xuất
6 tháng đầu năm 2016, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam mới chỉ đạt 10,7 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu sang khu vực EU sụt giảm, chỉ đạt 9,8%, giảm so với cùng kỳ năm 2015.
Theo số liệu của Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, thị trường dệt may EU trong mấy năm gần đây rất tích cực. Chỉ tính riêng trong năm 2015, hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu vào EU ước đạt 285 tỷ USD, tăng 6% so với năm 2014. Có được con số trên là do thuế suất đang áp dụng cho hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào vào EU thấp hơn so với Mỹ, chỉ từ 8-12%.
Tuy nhiên, bước sang năm 2016, xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào thị trường EU đang có xu hướng giảm. Mới đây, sự kiện người dân Anh bỏ phiếu tán thành việc Anh rời khỏi EU đã dấy lên lo ngại có sự tác động đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam vào khu vực EU, trong đó có mặt hàng xuất khẩu dệt may.
Theo TS. Lê Đăng Doanh, sự kiện Anh rời EU chắc chắn hoạt động xuất khẩu sang Anh sẽ giảm sút. Bởi sau sự kiện này, đồng Bảng Anh mất giá, trong khi hàng hoá Việt Nam xuất khẩu vào Anh sẽ tăng giá.
Hiện tại, kinh tế của Anh đang có xu hướng tăng trưởng chậm. Nhiều dự báo cho thấy, một vài năm tới, tăng trưởng kinh tế của Anh sẽ giảm sút. Thu nhập bình quân của người dân Anh cũng sẽ bị giảm khiến sức mua trên thị trường nội địa sẽ giảm và điều này sẽ tác động đến thị trường xuất khẩu, trong đó có Việt Nam.
Hiện nay, dệt may là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tại khu vực EU. Hiện Việt Nam là nước nằm trong Top 5 nước có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất vào EU, là thị trường có quy mô lớn nhất trong 28 nước thuộc khối EU. Là một trong những thị trường có quy mô lớn tại Anh nói riêng và khu vực EU nói chung, nên các chuyên gia cho rằng dệt may cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi sự kiện Brexit.
Theo Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam, ông Lê Tiến Trường, khi Đồng Bảng mất giá thì hàng hóa nhập khẩu sẽ bị đắt lên so với sản xuất trong nước, điều này khiến cho nhu cầu sử dụng hàng hóa sẽ giảm.
Tuy nhiên, do Anh là một nước phát triển cao, trong khi hàng hóa may mặc lại là loại hàng hóa thiết yếu, đã từ lâu không còn sản xuất trong nước. Và, đây không phải là yếu tố lớn có thể tác động mạnh khiến cho hoạt động xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào thị trường này sụt giảm mạnh.
Theo phân tích của TS. Lưu Bích Hồ với PV báo điện tử Infonet, trước khi chưa có sự kiện Brexit, thị trường EU đã có những khó khăn nhất định trong thời gian qua, trong đó phải kể đến việc tăng trưởng kinh tế của khối EU đang gặp nhiều khó khăn và theo dự báo có khả năng giảm sút trong một vài năm tới đây.
“Sự kiên Brexit xảy ra tiếp tục đổ dồn thêm khó khăn đối với EU. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến các đồng tiền EUR đang bị giảm giá, điều này đã tác động chung đến tất cả các thị trường, trong đó có thị trường xuất khẩu của Việt Nam”, TS. Lưu Bích Hồ nói.
Tuy nhiên, cũng theo TS. Lưu Bích Hồ, thông tin về Brexit có ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam hiện vẫn chưa được các bộ, ngành phân tích đầy đủ. Nhưng thực tế cho thấy, giá các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2016 đều giảm.
Theo báo cáo của Bộ Công thương, 6 tháng đầu năm 2016, kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng thấp chủ yếu do giá xuất khẩu giảm 6,3%, bao gồm cả giảm giá dầu thô và giá xuất khẩu hàng công nghiệp chế biến, trong đó có xuất khẩu dệt may.
Chính vì vậy, TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Chính sách (VEPR) cho rằng, sự kiện Brexit mới diễn ra trong một thời gian ngắn nên chưa thể thấy ngay được sự tác động của nó đối với nền kinh tế Việt Nam trong đó có hoạt động xuất khẩu.
Riêng đối với hàng dệt may xuất khẩu, không riêng gì thị trường EU, giá hàng dệt may xuất khẩu giảm đã diễn ra trong 6 tháng nay rồi và ở tất cả các thị trường.
Và ông Nguyễn Đức Hùng Linh, Giám đốc Phân tích và tư vấn đầu tư khách hàng cá nhân (Công ty Chứng khoán SSI) cũng cho rằng, ảnh hưởng trực tiếp của Brexit đối với kinh tế Việt Nam không đáng kể. Bởi xét về hoạt động thương mại, xuất khẩu của Việt Nam sang Anh chiếm 2,3% GDP, chỉ cao đứng sau Campuchia.
Infonet