Xuất khẩu gặp khó, giá nguyên liệu và sắn lát tại thị trường trong nước giảm
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung cùng với nhu cầu mua hàng từ Trung Quốc yếu đã gây áp lực lên giá hàng hóa này.
- 02-08-2018Xuất khẩu mặt hàng rau quả của Việt Nam có dấu hiệu chững lại
- 02-08-2018Xuất khẩu hạt điều tháng 7/2018 giảm tháng thứ 2 liên tiếp
- 02-08-2018Sản lượng lúa gạo của Việt Nam không bị ảnh hưởng nhiều bởi vụ vỡ đập thủy điện Lào
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, trong tháng 7/2018, giá sắn nguyên liệu và sắn lát nhà máy thu mua giảm do đầu ra xuất khẩu khó khăn. Hiện tại, nhu cầu mua hàng từ Trung Quốc yếu do nhiều nhà máy Trung Quốc nghỉ vụ sản xuất vì bị kiểm tra về môi trường. Bên cạnh đó, tâm lý e ngại do căng thẳng thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc cũng gây áp lực lên giá hàng hóa.
Hiện nay, nguồn sắn lát tồn kho của Việt Nam còn khoảng 150 nghìn tấn. Mặc dù thị trường cồn tại Trung Quốc phục hồi trở lại, nhưng chào giá xuất khẩu mặt hàng sắn lát vẫn có xu hướng giảm theo đà giảm giá từ Thái Lan. Hiện các nhà máy Việt Nam chào giá xuất khẩu giảm từ 10 đến 20 USD/tấn FOB cảng thành phố Hồ Chí Minh so với đầu tháng 7/2018.
Tại Tây Ninh, nguồn cung sắn trong vùng tăng, giá mua vào của các nhà máy được điều chỉnh giảm về mức 2.700 đồng/kg, giảm từ 400-600 đồng/kg so với cuối tháng 6/2018.Dự báo tháng 8/2018, giá xuất khẩu sắn lát có thể hồi phục do giá cồn từ sắn tại Trung Quốc tăng trở lại, và tồn kho sắn lát của Trung Quốc thấp. Tuy nhiên, mức tăng sẽ không cao do hiện nay Trung Quốc còn lượng ngô tồn kho cao do ngành chăn nuôi gặp khó khăn. Lượng ngô tồn kho này đang được Trung Quốc chuyển sang sử dụng cho ngành sản xuất ethanol.
Ước tính, lượng sắn và các sản phẩm từ sắn xuất khẩu tháng 7/2018 đạt 150 nghìn tấn, trị giá 72 triệu USD, nâng lượng sắn và các sản phẩm từ sắn xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm 2018 lên 1,62 triệu tấn, trị giá 615 triệu USD, giảm 28,6% về lượng, nhưng tăng 8,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 6/2018, xuất khẩu tinh bột sắn đạt 137,9 nghìn tấn, trị giá 70,2 triệu USD, giảm 23,9% về lượng và giảm 19,9% về trị giá so với tháng 5/2018, giá xuất khẩu trung bình đạt 509 USD/tấn, tăng 1,6% so với tháng 5/2018. Trong đó, chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 91%, với khối lượng đạt 126,55 nghìn tấn, trị giá 64,13 triệu USD, giảm 17,5% về lượng và giảm 15,8% về trị giá so với tháng 5/2018.
Xuất khẩu sắn lát khô đạt 31,08 nghìn tấn, trị giá 7,36 triệu USD, giảm 34,2% về lượng và giảm 39,2% về trị giá so với tháng 5/2018. Chủ yếu được xuất khẩu sang Trung Quốc và Hàn Quốc, giá xuất khẩu trung bình đạt 237 USD/tấn, giảm 7,6% so với tháng 5/2018.
Tài chính Plus