Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 3/2020 (từ ngày 16/3 đến ngày 31/3/2020) đạt 24,82 tỷ USD, tăng 15,6% (tương ứng tăng 3,35 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa đầu tháng 3/2020.
Kết quả đạt được trong nửa cuối tháng 3/2020 đã đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước 3 tháng đầu năm 2020 đạt 122,73 tỷ USD, tăng 5,7%, tương ứng tăng 6,57 tỷ USD về số tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2019.
Tổng trị giá hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 3 năm 2020 đạt 12,97 tỷ USD, tăng 16,1% (tương ứng tăng 1,8 tỷ USD về số tuyệt đối) so với kỳ 1 tháng 3/2020.
Mời các bạn đọc thêm tại đây.
Với niềm tin vào khả năng kiểm soát tình hình bệnh dịch của Chính phủ, thị trường chứng khoán Việt Nam đã bật tăng mạnh mẽ khi cả nước cùng thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.
Sự sôi động của thị trường chứng khoán trong thời gian này còn đến từ việc đây là kênh đầu tư duy nhất vẫn có thể hoạt động thông suốt qua internet khi mọi người đều ở nhà.
Trải qua nửa đầu tháng Tư với 11 phiên giao dịch, VN-Index đã tăng gần 115 điểm (17%) lên 777,22 điểm tại thời điểm chốt phiên giao dịch ngày 15/4.
Trong khoảng thời gian này, toàn thị trường ghi nhận gần 200 cổ phiếu tăng trên 20%. Số cổ phiếu tăng trên 30% là gần 80 mã.
Có 10 mã tăng trên 50%, dẫn đầu là MBG và HSL, tăng lần lượt 96% và 93%. Bên cạnh những mã thanh khoản thấp, có một số cổ phiếu của doanh nghiệp lớn cũng tăng rất mạnh như Dệt may TNG tăng 75%, chứng khoán SHS tăng 61%, Dabaco tăng 50%, SHB tăng 48%, Chứng khoán HSC tăng 47%...
SHB của Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội là một trong những hiện tượng của năm 2020 khi tăng bất chấp xu hướng giảm của thị trường. Với mức giá 18.000 đồng, hiện cổ phiếu này đã tăng hơn gấp 3 so với đầu năm.
Trong nhóm vốn hóa lớn, nhiều cổ phiếu cũng ghi nhận mức tăng trên 30% sau khi giảm rất mạnh trong giai đoạn trước như Vincom Retail, Vietnam Airlines, Viettel Global, SSI, Sacombank, Thế giới Di động…
Thủ tướng quyết định nhóm các tỉnh thành có nguy cơ cao gồm 12 địa phương: Lào Cai, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Ninh Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Thuận, Khánh Hoà, Tây Ninh, Hà Tĩnh, và đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 đến 22/4 hoặc 30/4 tuỳ tình hình cụ thể của việc lây nhiễm.
Chiều 15/4, kết luận cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý với kiến nghị của Ban Chỉ đạo về việc phân loại nguy cơ dịch bệnh tại các địa phương trên cơ sở các phân tích dịch tễ học, khả năng ứng phó với dịch bệnh….
Theo đó, Thủ tướng đồng ý chia làm 3 nhóm tỉnh có nguy cơ cao, có nguy cơ và có nguy cơ thấp và thống nhất, nhóm này không phải là bất biến và sẽ được xem xét, đánh giá lại.
Nhóm có nguy cơ cao gồm 12 địa phương đặc biệt là 2 đô thị Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Các địa phương này sẽ tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 đến ngày 22/4 hoặc 30/4 tùy tình hình cụ thể và có thể kéo dài hơn nữa nếu tình trạng có lây nhiễm xảy ra...
Bài viết được tham khảo từ Website. Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây https://www.tienphong.vn/xa-hoi/12-dia-phuong-tiep-tuc-thuc-hien-gian-cach-xa-hoi-trong-1-2-tuan-1642289.tpo
Tổng thống Donald Trump mới đây dự đoán rằng nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng bùng nổ sau khi mở cửa trở lại. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy cuộc sống bình thường khó có thể trở lại cho đến khi vắc-xin được tìm ra.
Gần đây, ông Trump đã nhắc tới việc gấp rút gỡ bỏ những lệnh hạn chế - điều khiến nền kinh tế tăng trưởng suốt 11 năm đột ngột chững lại và hàng triệu người mất việc. Ông chủ Nhà Trắng dự đoán rằng khi nền kinh tế tái khởi động sẽ chứng kiến sự tăng trưởng bùng nổ "có lẽ chưa từng có từ trước đến nay."
Các công ty chịu ảnh hưởng từ việc nền kinh tế đóng cửa cho biết việc tái khởi động sẽ không dễ dàng như vậy. Do đó, rất nhiều số liệu kinh tế và khảo sát đã cho thấy rằng nền kinh tế sẽ hồi phục ở tốc độ rất chậm, ngay cả khi chính phủ bắt đầu nới lỏng các lệnh giới hạn về việc tụ tập đông người và cho phép một số nhà hàng, cửa hàng mở cửa trở lại.
Có bằng chứng cho thấy việc nền kinh tế đóng cửa không chỉ là yêu cầu người dân ở nhà và những lệnh hạn chế khác của chính phủ khiến các hoạt động sản xuất "đóng băng" trong tháng vừa qua, mà còn là tâm lý lo ngại về dịch bệnh của người lao động cho đến người tiêu dùng.
Theo dữ liệu đã công bố, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp đã tăng cao và lượng đơn đặt chỗ tại nhà hàng cũng "bốc hơi" ngay cả trước khi lệnh hạn chế được áp dụng, bởi người dùng lo ngại về sự lây lân của dịch bệnh và nhanh chóng ở trong nhà. Hơn nữa, người tiêu dùng có thể cũng không quay trở lại sân bay, nhà hàng và các sân vận động thể thao trong thời gian sắp tới.
Cho đến khi người dân Mỹ đủ tự tin rằng rủi ro lây lan dịch bệnh đã giảm xuống – qua việc xét nghiệm trên diện rộng hoặc có vắc-xin, thì nhiều nhà kinh tế và chủ doanh nghiệp cho biết nền kinh tế sẽ không thể hồi phục nhanh chóng.
Hôm nay (15/4), Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) vừa đưa ra thông báo cắt giảm lãi suất cho vay trung hạn (MLF) cho các tổ chức tài chính xuống mức thấp nhất từ trước tới nay, trong nỗ lực vực dậy "sức khỏe" cho nền kinh tế số 2 thế giới đang bị tác động bởi đại dịch.
PBOC tuyên bố cắt giảm 20 điểm cơ bản trong lãi suất cho vay trung hạn một năm (MLF) đối với các tổ chức tài chính, từ 3,15% xuống còn 2,95%, mức thấp nhất kể từ khi công cụ thanh khoản này được giới thiệu vào tháng 9/2014.
Việc hạ lãi suất này của PBOC đã giúp khơi thông 100 tỷ nhân dân tệ (14,19 tỷ USD) vào thị trường tài chính. Cơ quan này thường tiến hành các hoạt động MLF khi đến hạn đáo hạn nhưng lại không có khoản vay nào hết hạn vào hôm nay 15/4. Trong khi đó, chỉ sau 2 ngày nữa, tức ngày 17/4, một loạt các khoản vay trị giá 200 tỷ nhân dân tệ này sẽ đáo hạn.
Một khoản vay thông qua cơ sở cho vay trung hạn có trị giá 267,4 tỷ nhân dân tệ khác dự kiến sẽ hết hạn vào ngày 24/4 tới. Nhiều doanh nghiệp kỳ vọng PBOC sẽ cho phép họ gia hạn thanh toán và tiếp tục cắt giảm lãi suất.
Động thái mới nhất này diễn ra sau thông báo bất ngờ của PBOC hồi đầu tháng 4 rằng họ sẽ cắt giảm lãi suất mà họ phải trả cho dự trữ vượt mức của các ngân hàng thương mại và giảm lượng tiền mặt mà các ngân hàng nắm giữ. Sau đó, giai đoạn đầu tiên của giải pháp này sẽ có hiệu lực từ hôm nay (15/4), giải phóng khoảng 400 tỷ nhân dân tệ thanh khoản vào hệ thống tài chính.
Lãi suất MLF thấp hơn sẽ khuyến khích các ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay, bởi lãi suất cho vay trung hạn hiện đóng vai trò là cơ sở cho lãi suất cho vay cơ bản.Việc cắt giảm này được đánh giá là phù hợp với phần lớn kỳ vọng của thị trường, vì các nhà kinh tế cho rằng ngân hàng trung ương sẽ giữ đường cong lãi suất ổn định bằng cách hạ lãi suất MLF xuống cùng mức với mức cắt giảm lãi suất repo 7 ngày vào cuối tháng 3.
Việc cắt giảm lãi suất cho vay trung hạn này sẽ mở đường cho việc cắt giảm tương tự với lãi suất cho vay cơ bản của quốc gia (LPR) để giảm chi phí vay và giảm bớt căng thẳng tài chính cho các công ty bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, sẽ được công bố vào ngày 20/4 sắp tới.
Trước đó, hồi giữa tháng 2, PBOC cũng đã có hành động tương tự. Sau khi hạ lãi suất 10 điểm cơ bản đối với khoảng 200 tỷ nhân dân tệ (28,65 tỷ USD) giá trị các khoản vay trung hạn có kỳ hạn một năm (MLF), tức từ 3,25% trước đây xuống 3,15%, chỉ 3 ngày sau, ngân hàng này tiếp tục thông báo hạ lãi suất cho vay cơ bản (LPR) kỳ hạn một năm từ 4,15% xuống 4,05%/năm, trong khi đó lãi suất kỳ hạn 5 năm được giảm từ 4,8% xuống 4,75%/năm.
Cùng với PBOC, trong vài tuần qua, một loạt các ngân hàng trung ương trên toàn cầu đã triển khai các biện pháp kích thích được đánh giá là chưa từng có, bao gồm cắt giảm mạnh lãi suất và bơm hàng nghìn tỷ USD vào thị trường để hỗ trợ nền kinh tế khi nhiều quốc gia đã buộc phải đóng cửa biên giới để ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Người dân ở Cộng hòa Séc giờ đã có thể đi bơi, đến sân tennis và đi mua sắm tại các cửa hàng phần cứng hay cửa hàng bán xe đạp. Áo dự định cho phép các cửa hàng nhỏ mở cửa trở lại sau lễ Phục sinh. Đan Mạch mở cửa trường học từ tuần tới nếu như số ca nhiễm virus corona giữ ở mức ổn định như hiện nay. Na Uy có kế hoạch tương tự 1 tuần sau đó.
Đây là những quốc gia phương Tây đầu tiên bắt đầu nới lỏng các biện pháp cách ly xã hội đã được áp dụng để ngăn chặn dịch Covid-19 lây lan. Họ có thể cung cấp một số bài học cho các nước khác vốn đang tìm kiếm cách thức hợp lý nhất để mở cửa trở lại trong bối cảnh áp lực cả về kinh tế và xã hội từ các lệnh phong tỏa ngày càng tăng.
Đây là 1 bài toán hóc búa. Tuần này WHO đã cảnh báo tình trạng ở châu Âu vẫn là rất đáng lo ngại và "đây chưa phải là thời điểm để nới lỏng các biện pháp". Hiện 7 trong số 10 nước có số ca nhiễm cao nhất thế giới là ở châu Âu. Và theo nghiên cứu của tạp chí y khoa The Lancet từ thực tế dịch bệnh tại Trung Quốc, không nên dỡ bỏ hoàn toàn các lệnh phong tỏa trên toàn thế giới trước khi chúng ta tìm được vaccine.
Những quốc gia này có 1 điểm chung: không nằm trong danh sách những nước bị ảnh hưởng nặng nhất ở châu Âu, do họ cũng là những nước đầu tiên ở châu Âu áp dụng chính sách phong tỏa hoặc các biện pháp cách ly xã hội nghiêm ngặt, đồng thời thực hiện xét nghiệm trên diện rộng.
Theo Tiến sĩ Peter Drobac, chuyên gia y tế tại Oxford Saïd Business School, ở những nước này số ca tử vong chỉ là vài chục hoặc vài trăm chứ không phải hàng nghìn như các nước khác, do đó họ ở vị thế tốt hơn rất nhiều. Và họ cũng nới lỏng phong tỏa dần dần chứ không hề vội vã, để có thể theo dõi sát các ca nhiễm mới và học hỏi. Nếu số ca nhiễm bắt đầu tăng vọt, cách thức sẽ được điều chỉnh.
Đó cũng là cách các nước khác cần làm để tránh được làn sóng thứ hai bùng phát. Theo ông Drobac, các nước muốn mở cửa trở lại cần phải đạt được 3 tiêu chí.
Thứ nhất, họ cần có số ca nhiễm mới đi xuống trong nhiều ngày. Thứ hai, hệ thống y tế phải có đủ khả năng đối phó với tình huống khủng hoảng, ví dụ như có đầy đủ các bệnh viện khẩn cấp. Thứ ba, họ cũng cần sẵn có hệ thống xét nghiệm, theo dõi tiếp xúc và các cơ sở cách ly quy mô lớn.
Đan Mạch "đi trên dây"
Đan Mạch có kế hoạch cho học sinh đi học trở lại từ ngày 15/4, nếu như tình hình vẫn ổn định. Tuy nhiên, chắc chắn cuộc sống sẽ khác xa so với những gì vẫn diễn ra trước đây.
Chính phủ Đan Mạch vẫn giữ các lệnh hạn chế đi lại, và việc mở cửa trường học trở lại cũng sẽ chia thành nhiều giai đoạn. Lệnh cấm tụ tập từ 10 người trở lên được gia hạn đến 10/5 và tất cả các nhà thờ, rạp chiếu phim, trung tâm mua sắm vẫn phải đóng cửa.
Tất cả các lễ hội và sự kiện tập trung quá đông người vẫn bị cấm cho tới tận tháng 8, theo Thủ tướng Mette Frederiksen. Và Đan Mạch vẫn đóng cửa biên giới.
Ông Frederiksen đã so sánh "điều này giống như bạn đi trên dây". "Nếu đứng im quá lâu thì vẫn sẽ ngã, nhưng đi quá nhanh cũng không phải là giải pháp. Chúng ta cần phải bước từng bước thận trọng".
Quốc gia 5,8 triệu dân là một trong những nước đầu tiên ở châu Âu đóng cửa biên giới hôm 13/3. Cũng trong tuần đó, nước này đóng cửa trường học, quán cà phê và các cửa hàng cũng như tụ tập quá 10 người.
Các cửa hàng ở Séc mở cửa trở lại
Sau khi ban bố tình trạng khẩn cấp hôm 12/3, Séc cũng nhanh chóng áp lệnh hạn chế đi lại, hủy bỏ các sự kiện lớn và đóng các hoạt động kinh doanh không cần thiết. Đặc biệt, không giống như các nước châu Âu khác, từ ngày 19/3 Séc đã yêu cầu tất cả 10,7 triệu dân phải đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.
Đến nay thì những biện pháp nghiêm ngặt ban đầu đã đem lại thành quả, khi Séc có thể bắt đầu nới lỏng. Kể từ hôm qua, người dân được phép ra ngoài tập thể dục 1 mình và không cần đeo khẩu trang. Các cửa hàng như bán đồ xây dựng, phần cứng, bán xe đạp và cửa hàng sửa xe đạp được phép mở cửa trở lại từ ngày mai.
Các phòng tập dành cho những môn thể thao cá nhân cũng được phép mở cửa trở lại, nhưng không được phép có quá 2 người ở cùng 1 chỗ và họ không được sử dụng phòng tắm.
Áo: Nới lỏng từng bước
Thủ tướng Áo Sebastian Kurz tuyên bố nước này đang chuẩn bị để mở cửa trở lại sau lễ Phục sinh. Các cửa hàng nhỏ sẽ mở cửa trước, từ ngày 14/4, nhưng người dân vẫn phải đeo khẩu trang khi đi siêu thị và trên phương tiện giao thông công cộng.
Từ ngày 1/5, tất cả các cửa hàng, trung tâm mua sắm và hiệu cắt tóc sẽ mở cửa, trong khi nhà hàng và khách sạn phải đợi đến sớm nhất là giữa tháng 5.
Ông Kurz cảnh báo những gì xảy ra ở Singapore gần đây cho thấy mối nguy từ dịch bệnh vẫn còn, "những ai tin rằng tình hình vẫn đang được kiểm soát thì đó là quan điểm sai lầm".
Đến cuối tháng 4 chính phủ Áo mới có thể quyết định mở cửa trường học trở lại hay không. Các sự kiện lớn vẫn phải hoãn đến cuối tháng 6.
Tuần trước Áo đã xét nghiệm 1.500 người trên khắp cả nước để đánh giá dịch bệnh lây lan ở mức độ nào. Kết quả cho thấy chưa đến 1% dân số chưa đến bệnh viện dương tính. Trước đó Áo tập trung xét nghiệm những người ốm nặng có triệu chứng liên quan đến virus.
Tính đến thời điểm hiện tại Áo ghi nhận 12.969 ca nhiễm, 295 ca tử vong.
Na Uy: Lạc quan thận trọng
Na Uy có cách tiếp cận khác: ưu tiên việc mở cửa trường học và bắt đầu nới lỏng các biện pháp phong tỏa từ ngày 20/4. Mục tiêu là học sinh tất cả các cấp sẽ quay trở lại trường trước mùa hè.
Đến nay Na Uy xác nhận 6.244 ca nhiễm, 92 ca tử vong vì Covid-19.
Bị mắc kẹt trong nhà, người tiêu dùng giờ đây lại càng phải dựa vào Amazon của tỷ phú Jeff Bezos nhiều hơn bao giờ hết. Cổ phiếu của tập đoàn này tiếp tục tăng 5,3%, xác lập kỷ lục mới và giúp tài sản ròng của Bezos tăng lên mức 138,5 tỷ USD.
Đại dịch khiến kinh tế toàn cầu đột ngột dừng lại và đẩy gần 17 triệu người Mỹ vào cảnh thất nghiệp chỉ trong 3 tuần. JPMorgan Chase và Wells Fargo hôm qua cảnh báo những khoản nợ xấu gây ra bởi làn sóng sa thải nhân sự lớn nhất từ trước đến nay - mà nhiều trong số đó là trong lĩnh vực bán lẻ mà Amazon đã gây ra quá nhiều xáo trộn - có thể còn vượt qua cả khủng hoảng 2008.
Nhưng Bezos và nhiều tỷ phú khác hoạt động trong lĩnh vực đầu tư hay quỹ đầu tư vốn cổ phần tư nhân vẫn đang sống khỏe, một phần nhờ gói kích thích khổng lồ mà các chính phủ và NHTW trên khắp thế giới đang tung ra. Mặc dù tổng tài sản ròng của 500 tỷ phú giàu nhất thế giới đã giảm 553 tỷ USD kể từ đầu năm đến nay, so với đáy lập hôm 23/3 thì con số đã tăng 20%.
Ông chủ Amazon là tỷ phú có tài sản tăng mạnh nhất, thêm 24 tỷ USD kể từ đầu năm đến nay. Người vợ cũ của ông, MacKenzie Bezos, cũng có thêm 8,2 tỷ USD nhờ 4% cổ phần ở Amazon được chia sau khi ly hôn, giúp bà có khối tài sản 45,3 tỷ USD và xếp hạng thứ 18 trong danh sách của Bloomberg. Bà đứng trên cả Mukesh Ambani và Carlos Slim (lần lượt là người giàu nhất Ấn Độ và Mexico).
Đại dịch không thể chặn đà tăng trưởng của khối tài sản mà Jeff Bezos sở hữu. Nguồn: Bloomberg.
Cổ phiếu của Walmart cũng tăng giá, làm lợi cho gia tộc giàu nhất thế giới. Alice, Jim và Rob Walton giờ có tổng tài sản 169 tỷ USD, tăng gần 5% kể từ đầu năm đến nay.
CEO Elon Musk của Tesla cũng có thêm 10,4 tỷ USD.
"Khoảng cách giàu nghèo sẽ càng nới rộng. Những người thực sự giàu có chẳng cần phải lo lắng. Mức độ giàu của họ giảm đi chút ít, nhưng họ không cần phải chạy ăn từng bữa hay lo lắng cho ngôi nhà có thể bị siết nợ", Matt Maley, chiến lược gia tại Miller Tabak + nói.
Không chỉ các tỷ phú, những lãnh đạo doanh nghiệp cũng mạnh tay mua vào cổ phiếu của công ty mình với sự tự tin rằng cuộc khủng hoảng cuối cùng sẽ qua đi dù các chính trị gia vẫn đang tranh luận về thời điểm mở cửa trở lại nền kinh tế.
Randall Weisenburger, thành viên hội đồng quản trị của công ty kinh doanh du thuyền Carnival đã mua 10 triệu cổ phiếu của công ty trong tuần trước. Và kể từ đó đến nay cổ phiếu này tăng giá 56%.
Trong khi đó ngân hàng UBS cho biết các khách hàng siêu giàu đang tăng cường đi vay để tận dụng mức lãi suất siêu thấp, tìm kiếm những khoản vay thế chấp bằng bất động sản để có được dòng tiền đi trả nợ các khoản vay khác, đầu tư kinh doanh hay thâu tóm tài sản.
Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới được công bố hôm 14/4, Quỹ tiền tệ quốc tế IMF đã công bố các dự báo kinh tế ảm đạm trong năm nay: GDP của Hoa Kỳ giảm 5,9% và kinh tế chỉ tăng trưởng 1,2% ở Trung Quốc.
Nền kinh tế thế giới được dự báo sẽ giảm 3% vào năm 2020, đập tan thành quả là mức tăng trưởng 2,9% của năm ngoái.
"Rất có khả năng năm nay kinh tế toàn cầu sẽ trải qua cuộc suy thoái tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái những năm 1930", Chuyên gia kinh tế trưởng của IMF Gita Gopinath nói trước báo cáo về Triển vọng Kinh tế Thế giới mới nhất ", các tác động của nó sẽ còn nghiêm trọng hơn cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu một thập kỷ trước."
"Cuộc khủng hoảng này là chưa từng có", Gita Gopinath viết, chỉ ra quy mô cực lớn của cú sốc, sự bất ổn liên tục, và sự bất lực của các biện pháp kích cầu truyền thống. Bởi lẽ, cuộc khủng hoảng "phần lớn là hệ quả của các biện pháp ngăn chặn cần thiết cho Covid-19".
Trong năm khó khăn này, IMF coi châu Á mới nổi là một khu vực hiếm hoi có tốc độ tăng trưởng dương trong năm 2020, ở mức 1%. "Thị trường châu Á mới nổi sẽ chứng kiến tăng trưởng trong năm 2020 tương đối nghiệt ngã", IMF nói.
Cùng lúc, GDP của sẽ Mỹ giảm 5,9% trong khi Nhật Bản giảm 5,2% giữa cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất kể từ Đại suy thoái. IMF cũng dự báo tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc giảm xuống 1,2% trong năm nay.
Khác với Trung Quốc, Ấn Độ được nhìn dự báo tăng 1,9%, mặc dù con số này đã suy giảm mạnh từ mức 4,2% của năm ngoái.
Tại Đông Nam Á, Việt Nam, Philippines và Indonesia dự kiến sẽ duy trì trạng thái tích cực, tăng trưởng lần lượt 2,7%, 0,6% và 0,5%. Thái Lan, trong khi đó, dự kiến sẽ suy giảm 6,7% và tăng trưởng của Malaysia được cho là giảm xuống âm 1,7%.
IMF dự báo suy giảm mạnh cho tất cả các nền kinh tế tiên tiến lớn: giảm 6,5% cho Anh và giảm 7,5% cho khu vực đồng EUR. Ý - nơi bị ảnh hưởng nặng nề được dự báo sẽ giảm 9,1%.
Hàn Quốc dự kiến sẽ đánh dấu mức giảm 1,2%, trong khi Singapore sẽ giảm 3,5%, IMF cho biết.
Giả định cơ bản là đại dịch sẽ suy yếu dần trong nửa sau của năm 2020. Theo kịch bản đó, nền kinh tế toàn cầu được dự báo sẽ tăng 5,8% vào năm 2021 khi hoạt động kinh tế bình thường trở lại, được hỗ trợ bởi chính sách của chính phủ, báo cáo chỉ ra.
Châu Á cũng dự kiến sẽ dẫn đầu thế giới khi hồi phục vào năm 2021, với Trung Quốc dự kiến sẽ tăng trưởng 9,2%, trong khi Ấn Độ sẽ quay trở lại mức tăng trưởng 7,4%, báo cáo dự báo.
ASEAN-5 - Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam - được dự đoán sẽ tăng trưởng trung bình 7,8% trong năm tới. Cụ thể, Việt Nam tăng trưởng 7%, Indonesia 8,2%, Malaysia 9%, Thái Lan 6,1% và Philippines 7,6%.
Nhưng những yếu tố khó lường vẫn còn đó. "Những nỗ lực ngăn chặn, làm chậm sự lây lan của virus có thể cần phải thực hiện lâu hơn nửa đầu năm 2020, nếu đại dịch kéo dài dai dẳng hơn so với báo cáo ban đầu. Một khi các nỗ lực ngăn chặn được dỡ bỏ và mọi người bắt đầu di chuyển tự do hơn, virus lại có thể lây lan nhanh chóng từ các cụm dịch còn sót lại".
Chuyên gia kinh tế trưởng Gopinath cho biết: "Sự phục hồi một phần dự kiến sẽ xảy ra vào năm 2021, với tốc độ tăng trưởng theo xu hướng trên, nhưng mức GDP sẽ vẫn nằm dưới xu hướng "tiền Covid-19", không quá chắc chắn về sức mạnh của sự phục hồi."
"Kết quả tăng trưởng tồi tệ hơn nhiều vẫn có khả năng xảy ra" - bà Gopinath lưu ý.
Trí Thức Trẻ