Cập nhật lúc

Giải mã điều kỳ lạ của kinh tế số năm 2020 và dự báo xu hướng 2021

TS. Trần Đình Thiên, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam; Ông Trần Công Quỳnh Lân, Phó Tổng Giám đốc VietinBank và Ông Tuấn Nguyễn, Phó Tổng Giám đốc Công ty VCCorp, founder BizFly cùng "Giải mã điều kỳ lạ của kinh tế số năm 2020 và dự báo xu hướng 2021"

TS. Trần Đình Thiên, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam; Ông Trần Công Quỳnh Lân, Phó Tổng Giám đốc VietinBank và Ông Tuấn Nguyễn, Phó Tổng Giám đốc Công ty VCCorp, founder BizFly cùng "Giải mã điều kỳ lạ của kinh tế số năm 2020 và dự báo xu hướng 2021".

 diễn biến
  • 08:41:00 22-12-2020

    Ngành nào sẽ có lợi nhất trong năm 2021 nhờ chuyển đổi số?

    Xin hỏi các chuyên gia, ngành nghề nào sẽ có lợi thế nhất trong công cuộc chuyển đổi số?

    TS. Trần Đình Thiên: Tôi nghĩ rằng, lĩnh vực ngân hàng và thương mại điện tử vẫn sẽ bứt phá mạnh nhất. Các công ty về tái cơ cấu trên nền tảng quản trị cơ bản cũng sẽ phát triển mạnh.

    Số hóa làm chúng ta ý thức rất cao về tính công khai minh bạch, thay đổi hoàn toàn quan hệ giữa cơ quan nhà nước với nhân dân, làm cho mối quan hệ đó rõ ràng hơn, tạo ra sức mạnh, động lực cho phát triển.

    Số hóa cũng tạo ra những thách thức về việc đảm bảo an toàn cho nền kinh tế số. Trước giờ chúng ta vẫn đảm bảo theo kiểu trật tự công cộng nhưng trên nền tảng số thì rất khác và khi có vấn đề xảy ra thì hậu quả lớn hơn nhiều.

    Vì thế, cần phải đầu tư cho hệ thống an toàn thông tin, đây là vấn đề sống còn chứ không đơn giản là thiệt hại. Không chỉ doanh nghiệp phải lo cho mình mà toàn dân cũng cần phải ý thức và Chính phủ phải có chương trình quốc gia về an toàn thông tin trên nền tảng số.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 08:38:00 22-12-2020

    Các chuyên gia dự báo ra sao về xu hướng chuyển đổi số của năm tới?

    Dịch Covid-19 được dự báo còn rất nhiều diễn biến khó lường và năm 2021 sẽ còn tiếp diễn, vậy các chuyên gia dự báo ra sao về xu hướng chuyển đổi số của năm tới?

    TS. Trần Đình Thiên: Tôi nghĩ rằng, tất cả những điều chúng ta vừa nói đã chỉ ra, là chúng ta cũng đã có nền tảng sẵn sàng để chuyển đổi số. Chúng ta lại có thêm cú huých Covid-19, dù cú huých của ta không mạnh như các quốc gia khác.

    Như vậy, nhìn về năm 2021, có lẽ tình hình sẽ tốt hơn. Song ta phải lường đến nguy cơ, rủi ro của dịch và phòng chống nó bằng số hóa, bằng công nghệ chứ không chỉ là kinh tế cũ, logic cũ. Như nước Anh, mới đây thôi xuất hiện mấy chục biến thể của virus, không thể tưởng tượng được.

    Chúng ta vừa tự giác nhận thức được nhu cầu chuyển đổi số trên cơ sở 2020, vừa chịu áp lực đè nặng về Covid-19 trên khắp thế giới trong năm 2021, nên phải quyết tâm cao hơn nữa.Việt Nam, gọi là may mắn cũng được, nhưng tóm lại chúng ta không bị ảnh hưởng quá nặng nề bởi Covid-19 so với các quốc gia khác. Chúng ta không tổn thất quá nhiều, nên có điều kiện để vượt trước, đứng dậy sớm hơn. Nếu chúng ta đi trước mà ý thức được thì chúng ta có thể xử lý tốt cơ hội.

    Cuối cùng, để mọi chuyện tốt lành thì chúng ta chống dịch tốt nhưng không được chủ quan. Tôi cũng muốn lan tỏa thông điệp: Phải ứng dụng công nghệ số tối đa vào việc phòng và chống dịch. Tôi mong rằng năm tới, chúng ta có thể tận dụng được kinh nghiệm từng có trong quá trình chống dịch để thúc đẩy kinh tế số.

    Giải mã điều kỳ lạ của kinh tế số năm 2020 và dự báo xu hướng 2021 - Ảnh 1.

    Ông Tuấn NguyễnVới vai trò là đơn vị có thể gọi là tiên phong cung cấp phương pháp chuyển đổi cho các doanh nghiệp Việt Nam, chúng tôi ý thức được đây là cơ hội rất tốt để các doanh nghiệp Việt Nam nhận thức rõ ràng hơn và biết rõ hiệu quả của chuyển đổi số. Sang năm 2021, chúng tôi có những kế hoạch để đẩy mạnh cung cấp phương pháp chuyển đổi số đối với các doanh nghiệp lớn, cũng như vừa và nhỏ.

    Chúng ta có thể hoàn toàn sử dụng công nghệ của Việt Nam. Như các bạn biết, các doanh nghiệp đều có những đặc điểm riêng, nên chưa chắc sử dụng công nghệ nước ngoài đã hiệu quả. Do đó, công nghệ của Việt Nam có thể phù hợp hơn.

    Năm 2021 có thể chưa chắc đã ổn hơn, nhưng công cuộc chuyển đổi số (hiện có hơn 70% đã sẵn sàng chuyển đổi, 50% đang thực hiện) có những tín hiệu đáng mừng. Khi có những doanh nghiệp chuyển đổi thành công điển hình, từ đó các doanh nghiệp khác sẽ nhận được động lực.

    Giải mã điều kỳ lạ của kinh tế số năm 2020 và dự báo xu hướng 2021 - Ảnh 2.

    Ông Trần Công Quỳnh Lân: 

    Tôi rất kỳ vọng vào năm 2021, vì năm 2020 NHNN đã làm được nhiều việc rất tích cực như ra đời Thông tư 16 cho mở tài khoản eKYC. Ngoài ra, dự kiến nhiều quy định mới như về online lending cũng sẽ sớm được ban hành tạo nền tảng cho phổ cập tài chính toàn diện. Đây là cơ hội bùng nổ phổ cập dịch vụ tài chính cho tất cả mọi người dân. eKYC giúp người dân mở tài khoản chưa bao giờ tiện lợi hơn thế.

    Tôi thực sự rất mong chờ đợi năm 2021 để thấy sự bùng nổ, sự cạnh tranh trong chuyển đổi số lĩnh vực ngân hàng.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 08:34:00 22-12-2020

    Doanh nghiệp nên làm gì để tận dụng và ứng dụng tốt chuyển đổi số vào hoạt động?

    Các ông có lời khuyên gì cho các doanh nghiệp để tận dụng và ứng dụng tốt chuyển đổi số vào trong hoạt động một cách hiệu quả nhất?

    Ông Tuấn Nguyễn: Theo tôi, các doanh nghiệp không cần phải coi chuyển đổi số như “đũa thần” giúp họ thay đổi hoàn toàn mà cần có quá trình. Trước tiên, các doanh nghiệp nên cân nhắc họ đang gặp khó chỗ nào. Theo tôi, họ chưa cần thiết chuyển đổi toàn diện, mà nên thực hiện ở quy mô nhỏ trước sau đó mở rộng dần, bởi chưa chắc việc chuyển đổi đã đúng khi quá trình này cần phải đúng thời điểm, đúng người và cần thời gian.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 08:32:00 22-12-2020

    Doanh nghiệp quan tâm thế nào tới chuyển đổi số?

    Là một đơn vị cung cấp giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp là Bizfly, xin hỏi ông Nguyễn Văn Tuấn, các doanh nghiệp Việt thời gian qua đón nhận những giải pháp về chuyển đổi số như thế nào?

    Ông Tuấn Nguyễn: Khi nói về chuyển đổi số trong doanh nghiệp, chúng tôi thường nhắc đến 2 phần.

    Thứ nhất là quy trình quản trị nội bộ của doanh nghiệp đó. Ví dụ, doanh nghiêp lớn có nhiều nhân sự nên cần nhiều quy trình và hoạt động quản trị trên môi trường số đang chứng tỏ đc hiệu quả. Còn các doanh nghiệp nhỏ, với lượng nhân sự ít, họ chưa quá chú ý đến phần này.

    Thứ 2 là làm thế nào để giúp doanh nghiệp mở rộng kênh bán hàng, chuỗi phân phối và marketing, nhằm giúp khách hàng thực hiện mua hàng với doanh nghiệp dễ dàng và thuận tiện. Theo đó, họ có thể tăng doanh số và giữ chân khách hàng.

    Hầu hết các phương pháp chuyển đổi số trên thị trường là gồm 2 phần trên. Tại VN, các doanh nghiệp lớn họ chú tâm đến toàn bộ cả quá trình, còn doanh nghiệp nhỏ thường chú ý đến các phần nhỏ và làm dần dần.

    Các doanh nghiệp nhỏ muốn gia tăng lợi nhuận, nên họ quan tam đến chuyển đổi số ở bên ngoài. Bên trong, Bizfly và VCCorp chúng tôi chưa giải quyết vấn đề này bởi doanh nghiệp nhỏ và vừa đang chiếm áp đảo, chúng tôi giúp họ mở rộng kênh bán hàng, quảng bá để gia tăng doanh số cho họ.

    Giải mã điều kỳ lạ của kinh tế số năm 2020 và dự báo xu hướng 2021 - Ảnh 1.

    Từ góc độ một chuyên gia công nghệ, ông thấy cơ hội thực sự của các giải pháp số cho doanh nghiệp nằm ở đâu và đâu là điều kiện cần thiết để tận dụng cơ hội đó với doanh nghiệp?

    Ông Tuấn Nguyễn: Trước đây mọi người không để ý về vai trò của chuyển đổi số. Khi Covid-19, xảy ra, các cửa hàng đóng cửa, mọi nơi đều lockdown, chỉ các cửa hàng online mới hoạt động. Khi muốn hoạt động kinh doanh vẫn diễn ra, các doanh nghiệp buộc phải lên các môi trường số và họ phải tìm đến các công ty cung cấp dịch vụ để thực hiện dễ dàng hơn. Nhưng các doanh nghiệp và và nhỏ thì họ không đủ điều kiện.

    Ví dụ như Vccorp, chúng tôi hiểu rõ hành vi của người bán – người mua hàng online, từ đó giúp cho người bán hàng đưa ra bước đi dễ dàng hơn và giúp người mua hàng sử dụng dịch vụ thuận lợi hơn.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 08:27:00 22-12-2020

    Chuyển đổi số cần đồng nhịp, "lệch pha" thì rất khó

    Nhìn về tổng quan, với các giải pháp chuyển đổi số thì các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức lớn thích ứng và chuyển đổi nhanh hơn hay là các đơn vị nhỏ?

    Ông Trần Đình Thiên: Để mà nói chuyển đổi số nhanh hay chậm thì còn tùy thuộc vào nhu cầu của bản thân cơ quan, tổ chức, nhưng vắn tắt thế này:

    Để tiếp cận chuyển đổi số hay số hóa ở mỗi cá nhân thì còn tùy thuộc nhiều mặt liên quan đến chuỗi liên kết, liên quan đến cơ hội khác nhau.

    Đối với những cơ quan, tổ chức mà tính chất công việc của họ gắn với mạng lưới, có chuỗi liên kết chặt chẽ thì áp lực chuyển đổi số rất lớn. Ví dụ như trong cơ quan nhà nước, Trung ương với các cơ quan cũng có nhu cầu chuyển đổi số khác nhau. Trung ương thì áp lực chuyển đổi số rất mạnh nhưng cơ quan nhỏ hơn thì họ không có động lực nhiều đến vậy.

    Còn với doanh nghiệp, những doanh nghiệp vốn là doanh nghiệp số thì họ cũng chuyển đổi phương thức vận hành sang số rất nhanh như FPT, Viettel hay các startup.

    Nhưng các doanh nghiệp truyền thống như ngân hàng thì họ rơi vào thế buộc phải làm, tự loại bỏ hệ thống cũ, rất đau đớn nhưng vẫn phải làm.

    Tôi chứng kiến ngân hàng, trước đây càng nhiều chi nhánh, càng tự hào thì giờ càng nhiều chi nhánh thì chuyển đổi số càng khó khăn. Nhưng họ buộc phải làm, vì không làm thì khách hàng chuyển sang ngân hàng khác.

    Thương mại điện tử thì sống bằng liên kết, nên họ cũng dịch chuyển nhanh hơn doanh nghiệp sản xuất.

    Những yếu tố đó là cái để chúng ta căn cứ vào mà định ra giải pháp hỗ trợ, khuyến khích. Như vậy thì chuyển đổi số ở Việt Nam mới đồng nhịp. Lệch pha thì ngân hàng chuyển đổi mạnh cũng khó phát huy năng lực số của mình.

    Giải mã điều kỳ lạ của kinh tế số năm 2020 và dự báo xu hướng 2021: Covid là phép màu cho chuyển đổi số - Ảnh 1.
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 08:23:00 22-12-2020

    Làm sao để bảo mật tốt cho khách hàng, doanh nghiệp trong chuyển đổi số?

    Chuyển đổi số diễn ra nhanh chóng vậy ngân hàng làm sao để bảo mật tốt cho khách hàng, doanh nghiệp?

    Ông Trần Công Quỳnh Lân: Dù có chuyển đổi số hay không thì VietinBank vẫn phải có trách nhiệm bảo mật tuyệt đối thông tin cho khách hàng, với hệ thống phòng thủ, đa lớp đa chức năng để bảo vệ khách hàng.

    Cuộc chiến giữa người bảo vệ dữ liệu và hacker sẽ không bao giờ kết thúc nhưng chúng tôi tự tin đã đầu tư rất nhiều để thực hiện việc bảo mật tốt nhất. Nếu có thất thoát do lỗi hệ thống Vietinbank, đương nhiên chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm.

    Tuy nhiên, bao giờ việc giao dịch an toàn cũng cần có hiểu biết của đôi bên, cả ngân hàng và khách hàng. Và ngân hàng có trách nhiệm truyền thông cho khách hàng biết nên làm gì khi giao dịch, không nên làm gì như không tiết lộ OTP , mật khẩu cho bất kỳ ai dù có người giả danh là nhân viên ngân hàng.

    Giải mã điều kỳ lạ của kinh tế số năm 2020 và dự báo xu hướng 2021: Covid là phép màu cho chuyển đổi số - Ảnh 1.

    Ông Trần Công Quỳnh Lân

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 08:14:00 22-12-2020

    Kinh tế số mang lại vô vàn tiện ích

    Đại dịch xảy ra thì dịch vụ hay giải pháp số nào sẽ phát triển mạnh nhất và thực tế diễn ra như thế nào?

    TS. Trần Đình Thiên: Chắc chắn, phải tiện ích thì mọi người mới dùng. Đây không phải là tiện ích theo nghĩa tiết kiệm tiền bạc, mà là những tiện ích có được khi thay đổi từ nền kinh tế thực sang nền kinh tế vật thể, kinh tế thông tin.

    Chuyển sang kinh tế số, con người sẽ có công cụ để sử dụng trí tuệ giải quyết vấn đề. Nền kinh tế trước đây chủ yếu dựa vào cơ bắp, dựa vào cần cù, giờ thì thay đổi rất nhiều rồi nhiều.

    Tiện ích thứ nhất, trước hết là về thời gian. Người ta không phải chạy lăng quăng ngoài đường, vừa tránh được rủi ro giao tiếp trực tiếp, mà quan trọng nhất là tiết kiệm thời gian. Đó là cái ghê gớm lắm. Hơn nữa, với nền kinh tế số, mỗi người đều cảm thấy mình là trung tâm thế giới, có thể là trung tâm nhận tin, cũng có thể là trung tâm phát tin, khi đó giá trị cá nhân thay đổi rất lớn.

    Thứ hai là tiện ích về phạm vi. Cách đây mấy chục năm, khi Việt Nam mới có Internet, một chuyên gia công nghệ thông tin đã nói với tôi: "Ông Thiên, để tôi cho ông xem, kỳ diệu lắm! Thư trước đây gửi đi thì một tháng mới nhận được, mà qua Internet thì có thể gửi cho hàng trăm nghìn người chỉ trong tức thời". Tức là thông tin lan tỏa nhanh và không giới hạn, mà thông tin bây giờ chính là sức mạnh, của cải nguồn lực.

    Thứ ba, tính đồng thời cũng quan trọng. Phối hợp tác chiến phải là đồng thời, phát lệnh mà tín hiệu chưa lan tỏa đến thì mọi người không thể đồng lòng xử lý, giống như dịch Covid-19 này.

    Thứ tư là tính chuẩn xác của thông tin. Với công nghệ số, thông tin được truyền đạt một cách chuẩn xác. Nhưng điều này cũng có thể gây ra vấn đề bất đối xứng về thông tin, lừa đảo, cơ hội cũng nằm ở đây.

    Tóm lại, tiện ích thì cũng có mặt bất cập của nó. Năng lực tiếp cận công nghệ cũng gây ra rắc rối lớn về bất đối xứng thông tin, là cơ hội trục lợi. Bán hàng đa cấp cũng là một biểu hiện của điều này. Mức độ làm lợi ghê gớm, tàn phá cũng rất lớn.

    Giải mã điều kỳ lạ của kinh tế số năm 2020 và dự báo xu hướng 2021 - Ảnh 1.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 08:02:00 22-12-2020

    Việc tăng tốc cho chuyển đổi số không dễ dàng là do công nghệ của Việt Nam còn chưa đủ tốt hay lý do khác?

    Việc tăng tốc cho chuyển đổi số không dễ dàng là do công nghệ của Việt Nam còn chưa đủ tốt hay đến từ một vấn đề khác?

    Ông Tuấn Nguyễn: Với khả năng công nghệ, Việt Nam không hề thua kém các nước đang phát triển nào, thậm chí còn rất sáng tạo khi tạo ra các giải pháp phù hợp đặc thù riêng cho thị trường Việt Nam. Nhưng công cuộc chuyển đổi số gặp nhiều khó khăn nằm ở 3 yếu tố chính:

    Một là, chủ doanh nghiệp muốn thực hiện chuyển đổi số hay không. Họ phải thực sự muốn và thực hiện chuyển đổi số. Nhiều doanh nghiệp chưa quyết tâm thực hiện đến cùng và chưa tạo được động lực thúc đẩy tới đội ngũ các nhân viên. Cuối cùng, khi các chủ doanh nghiệp nhìn thấy "nỗi đau" của họ, thì họ buộc phải tìm đến các phương pháp mới, cụ thể là chuyển đổi số.

    Hai là, phụ thuộc vào nguồn nhân lực. Nếu các doanh nghiệp muốn chuyển đổi số nhưng thiếu nhân lực thì cũng không thể thực hiện. Ví dụ, một số doanh nghiệp chia sẻ với tôi, họ muốn chuyển đổi số nhưng nhân viên phàn nàn rằng quá trình này quá phức tạp và họ quen với cách vận hành cũ.

    Ba là, thiếu dữ liệu. Các doanh nghiệp Việt Nam nhiều nơi vẫn lưu trữ dữ liệu thô sơ như trên giấy tờ hoặc excel. Để chuyển đổi số thành công, các doanh nghiệp cần phải số hóa và tập trung lại dữ liệu mà họ đang có.

    Giải mã điều kỳ lạ của kinh tế số năm 2020 và dự báo xu hướng 2021: Covid là phép màu cho chuyển đổi số - Ảnh 1.

    Ông Tuấn Nguyễn

    GS.TS. Trần Đình Thiên: Tôi bổ sung thêm ý của anh Tuấn. Tất nhiên Covid-19 tạo ra cú huých mạnh, nhưng chỉ là cộng hưởng chứ không phải vấn đề nền tảng. Rồi Covid-19 sẽ qua đi, nếu trông chờ Covid-19 để chuyển đổi số thì cái giá chúng ta phải trả đắt quá.

    Vậy chuyển đổi số cần điều kiện gì?

    Trước hết, cần có cơ sở dữ liệu tốt, thì quá trình số hóa mới nhanh được. Điều đó tốn kém đấy.

    Thứ hai cần nhân lực. Ở ta hay có kiểu, càng già thì chức càng to, mà khả năng tiếp cận công nghệ càng kém, tôi đã chứng kiến nhiều cản trở đến từ lực lượng lãnh đạo rồi. Nhân lực là yếu tố quyết định vì kinh tế số chính là trí tuệ con người.

    Về phía doanh nghiệp, then chốt là phải có chính sách hỗ trợ, bảo vệ phù hợp. Nói khởi nghiệp, đổi mới, ban đầu rất khó khăn nên cần phải có chính sách hỗ trợ. Nhiều doanh nghiệp nói với tôi, chắc phải ra nước ngoài làm vì ở Việt Nam chưa làm đã đánh thuế, trong khi sang Singapore thì đăng ký nhanh mà chưa thu thuế vội.

    Tóm lại, cần có chính sách phù hợp, nếu không đảm bảo an toàn và có chính sách tốt thì khó chuyển đổi số. Yếu tố thể chế là yếu tố quyết định đối với phát triển kinh tế số, chứ công nghệ không phải vấn đề quá ghê gớm, mà là môi trường văn hóa, xã hội, thể chế, chính sách.

    Muốn đột phá phải có nền tảng, để nhảy vọt chứ không nhảy "cẫng". Nếu nhảy vọt không được hỗ trợ thì chiến sĩ khởi nghiệp thành liệt sĩ hết cả.

    Giải mã điều kỳ lạ của kinh tế số năm 2020 và dự báo xu hướng 2021: Covid là phép màu cho chuyển đổi số - Ảnh 2.

    Chuyên gia Trần Đình Thiên

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 07:59:00 22-12-2020

    Ngân hàng chuyển đổi số nhanh không phải vì Covid-19 mà đã có nền tảng từ trước

    Tại VietinBank việc tăng trưởng của các dịch vụ ngân hàng số được thúc đẩy mạnh mẽ chủ yếu do Covid-19 hay do được cộng hưởng bởi các tiện ích của dịch vụ ngân hàng số mà Vietinbank mang lại? Dịch vụ ngân hàng số của VietinBank có điểm gì đặc biệt với các doanh nghiệp mà lại thúc đẩy nhu cầu sử dụng mạnh đến như vậy?

    Ông Trần Công Quỳnh Lân: VietinBank cũng như nhiều ngân hàng đã thực hiện chuyển đổi số vài năm nay. Không phải vì Covid mà chuyển đổi.

    Những năm trước, chúng tôi đã chuẩn bị nền tảng rất tốt. Covid cộng hưởng vào đó và thay đổi nhận thức thói quen rất lớn cho người dân. Nếu NH không sẵn sàng, chuẩn bị trước thì dù khách hàng thay đổi cũng sẽ không thể đạt được tăng trưởng đột biến.

    Chúng tôi đã triển khai ngân hàng số từ năm 2018-2019 và đến 2020 nhận thấy sự tiếp nhân rộng mở hơn từ khách hàng.

    Việc chuyển đổi số của chúng tôi dựa theo nguyên tắc, những việc mà khách hàng đến tại quầy đều có thể thực hiện trên ứng dụng di động, từ mở tài khoản, chuyển tiền, vay tiền,…cho đến cả dịch vụ phi tài chính như mua sắm. Khách hàng có thể sử dụng mã QR trong ứng dụng để rút tiền tại ATM mà không cần thẻ.

    KH hoàn toàn có thể chỉ dùng chiếc điện thoại di động đã có thể thực hiện được tất cả nhu cầu. Trừ khi cần sự tư vấn chi tiết, ví dụ như KHDN cần tư vấn một khoản vay thì yêu cầu sẽ được chuyển tới chuyên viên để được tư vấn cụ thể hơn.

    Giải mã điều kỳ lạ của kinh tế số năm 2020 và dự báo xu hướng 2021 - Ảnh 1.

    Ông Trần Công Quỳnh Lân

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 07:57:00 22-12-2020

    Số hóa doanh nghiệp có tạo ra rủi ro bị đánh cắp/ đánh tráo thông tin người dùng?

    Các chuyên gia cho hỏi số hóa doanh nghiệp có tạo ra rủi ro bị đánh cắp/ đánh tráo thông tin người dùng. Và nếu có cách khắc phục là gì?

    Ông Trần Công Quỳnh Lân:  Đây là câu hỏi chúng tôi thường gặp khi thúc đẩy khách hàng sử dụng các dịch vụ số hoá. Trên thực tế, trong tất cả việc chúng ta làm đều có rủi ro, ngay cả việc dùng giấy tờ cũng có rủi ro giả mạo chữ ký. Và đối với số hoá, cũng có những rủi ro chẳng hạn như đánh cắp mật khẩu.

    Chúng tôi đầu tư rất nhiều cho công nghệ bảo mật, một khách hàng khi sử dụng ngân hàng số thì phải thực hiện qua 3 lớp bảo mật mới thực hiện được giao dịch. Chúng tôi cũng chưa ghi nhận có trường hợp gian lận nào ở KH DN diễn ra.

    Thực tế rất nhiều trường hợp công nghệ giảm thiểu rủi ro trong hoạt động hàng ngày của chúng ta.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 07:51:00 22-12-2020

    Sự thay đổi của thương mại điện tử và thanh toán số dưới tác động của Covid-19

    Từ góc độ một chuyên gia công nghệ, thưa ông Nguyễn Văn Tuấn, ông thấy sự thay đổi của thương mại điện tử và thanh toán số có thể được giải thích ra sao?

    Ông Tuấn Nguyễn: Tôi có góc nhìn chi tiết hơn. Tôi tiếp xúc với nhiều đơn vị bán hàng và người mua hàng. Theo tôi, có 1 số nguyên nhân chính.

    Thứ nhất, trong đại dịch, tâm lý chung của người tiêu dùng là hạn chế chi tiêu, ngừng mua đồ đắt tiền, tập trung mua nhu yếu phẩm. Theo đó, sức mua qua kênh thương mại điện tử cũng giảm theo.

    Thứ hai, khi dịch Covid xảy ra, người dân sẽ tập trung mua các mặt hàng nhu yếu phẩm hay các sản phẩm giá rẻ, trong khi đó các mặt hàng này trước giờ đang là thế mạnh của các tiệm tạp hóa, siêu thị, chợ và các sàn TMĐT chưa có nhiều người bán các sản phẩm này.

    Thứ 3, do nguồn hàng. Khi dịch xảy ra, các chuyến bay vận chuyển hàng hoá bị đình trệ, nhiều nguồn hàng bị ách tắc, các công ty phân phối và bán lẻ không nhập được hàng để bán, khiến cho nguồn cung không có, dẫn đến lượng giao dịch không tăng.

    Còn trong mảng thanh toán số, do tâm lý sợ lây nhiễm dịch, người tiêu dùng sẽ hạn chế tiếp xúc và thanh toán bằng tiền mặt mà chuyển sang các hình thức phi tiền mặt. Ngoài ra, người tiêu dùng cũng tìm đến những phương thức tiện lợi, an toàn và ít rủi ro nhất. Theo tôi, phương thức thanh toán phi tiền mặt sẽ dần thay đổi thanh toán tiền mặt.


    Giải mã điều kỳ lạ của kinh tế số năm 2020 và dự báo xu hướng 2021: Covid là phép màu cho chuyển đổi số - Ảnh 1.

    Ông Tuấn Nguyễn

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 07:44:00 22-12-2020

    Thương mại điện tử có thực sự tăng trưởng thấp?

    Một điều không giống với tưởng tượng của mọi người là thương mại điện tử - một trong các cột trụ của kinh tế số lại không tăng trưởng trong 6 tháng kể từ khi Covid19 bùng phát (từ tháng 2 tới tháng 8). Nhìn từ góc độ một chuyên gia kinh tế vĩ mô, ông giải mã chuyện đó ra sao thưa TS Trần Đình Thiên?

    TS. Trần Đình Thiên: Tôi hơi ngạc nhiên về con số thống kê này, có thể liên quan đến vấn đề thống kê chăng?

    Tôi nghĩ TMĐT thực sự có bước tiến, nhưng dường như mức tăng cũng có phần không như mong đợi, Covid-19 không thúc đẩy TMĐT nhiều như mong đợi.

    Mới đây, tôi có làm việc với ví điện tử MOMO về ví điện tử, họ cho biết rằng, chỉ sau một năm vừa rồi, số khách hàng của MOMO đã tăng gấp đôi từ 10tr lên đến 20tr, tức là sau 1 năm, số khách hàng tăng lên của họ bằng cả 10 năm tước cộng lại. Vậy thì tôi nghĩ, những khách hàng đó có một phần họ là khách hàng TMĐT chứ? Các hãng ví điện tử khác cũng vậy.

    Con số của thế giới cho thấy, chỉ trong vài tháng vừa rồi, mua sắm trực tuyến đã tăng 14%. Ở VN, lại có số liệu thống kê từ Sở Công thương Hà Nội cho hay, trong 6 tháng đầu năm, TMĐT tăng 6%. Giữa lúc nền kinh tế trì trệ như thế, mà TMĐT tăng 6% thì có lẽ là cũng đáng khen. Họ cũng dự báo nếu thống kê trong 12 tháng thì con số còn tích cực hơn, có thể lên tới 13%.

    Tất nhiên, với quy mô thị trường còn nhỏ thì TMĐT tăng 6-13% thì cũng không phải là quá đáng kể. Giải thích điều này như thế nào? Đầu tiên phải nói, doanh nghiệp của chúng ta nhỏ, để chuyển sang cấu trúc mới, là TMĐT, đòi hỏi phải đáp ứng nhiều năng lực, điều kiện. Với tỷ trọng 97-98% doanh nghiệp vừa và nhỏ thì quá trình chuyển sang hệ thống số sẽ chậm và TMĐT còn chậm hơn nữa.

    Phần số hóa doanh nghiệp, có lẽ Covid-19 đã tạo ra bước tiến lớn, nhưng thúc đẩy thương mại điện tử còn khó vì còn nhiều yếu tố khác nữa.

    Thứ hai, cũng phải nhìn nhận rằng, Việt Nam chống dịch tốt, nên chúng ta vẫn đi mua hàng, để khỏi có cảm giác tù túng (cười). Nói vui là vậy, nhưng đúng là chúng ta chống dịch giỏi, thì người ta vẫn có nhu cầu mua hàng trực tiếp.

    Covid-19 không đủ sức chia lìa bà nội trợ với chợ búa thì tăng trưởng TMĐT thấp có thể hiểu.

    Hơn nữa, các hình thức thương mại truyền thống ở nông thôn còn phổ biến, nên chúng ta đừng nên quá bi quan về những dữ liệu đó. Mà tôi nghĩ thương mại điện tử tốt hơn hẳn thương mại truyền thống, nên tăng vậy là chấp nhận được. Mặt khác, tăng từ từ như vậy sẽ không gây "sốc" cho doanh nghiệp kinh doanh thương mại.

    Nhìn chung, kết quả tăng trưởng thấp như vậy thì hơi buồn, nhưng các kết quả khác liên quan đến TMĐT thì không quá đáng ngại, quan trọng là chúng ta bóc tách để xử lý như thế nào tăng thêm năng lực, nên mổ xẻ nguyên nhân để rút kinh nghiệm, phát triển hơn nữa.

    Giải mã điều kỳ lạ của kinh tế số năm 2020 và dự báo xu hướng 2021: Covid là phép màu cho chuyển đổi số - Ảnh 1.
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 07:40:00 22-12-2020

    Quá trình số hoá dịch vụ tài chính của người dân và doanh nghiệp biến đổi ra sao với đại dịch Covid-19?

    Trong đại dịch Covid-19, nhu cầu về dịch vụ ngân hàng số tăng đột biến, đặc biệt là trong giai đoạn cách ly toàn xã hội và kể cả sau đó, như các con số thống kê từ ngân hàng Nhà nước đã minh chứng. Từ góc độ một chuyên gia ngân hàng, ông thấy quá trình số hoá dịch vụ tài chính của người dân và doanh nghiệp biến đổi ra sao với đại dịch Covid-19? – xin hỏi ông Trần Công Quỳnh Lân?

    Ông Trần Công Quỳnh Lân:  Doanh nghiệp trước đây không quan tâm nhiều về giao dịch internet banking, họ thích đến giao dịch tại chi nhánh hơn. Nhưng Covid-19 xảy ra, họ bắt đầu quan tâm đến ứng dụng số hơn, thay vì làm hồ sơ giấy, họ vào ứng dụng để gửi thông tin đăng ký tại chỗ mà không phải đi lại. Chúng tôi cũng cung cấp các dịch vụ tích hợp về kế toán cho khách hàng doanh nghiệp, những tiện ích này đã tạo nên tăng trưởng đột biến như đã thấy.

    Chẳng hạn trong năm 2020, tốc độ tăng trưởng khách hàng doanh nghiệp của chúng tôi đã tăng 50% với hơn 12,5 triệu giao dịch, đây là con số khổng lồ.

    Đối với KH cá nhân, trước đây họ đã sử dụng mobile banking và càng dùng họ sẽ thấy trải nghiệm tiện lợi hơn. Nhiều ngân hàng bao gồm của VieitnBank cũng đã đã tích hợp hệ sinh thái để không chỉ có dịch vụ tài chính mà KH còn thực hiện mua sắm, đặt vé. Hầu hết tiện dụng mà anh chị có thể nghĩ đến trong đời sống đã có trên mobile banking.

    Toạ đàm: Giải mã điều kỳ lạ của kinh tế số năm 2020 và dự báo xu hướng 2021 - Ảnh 1.
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 07:34:00 22-12-2020

    Trước khi Covid-19 bùng phát, chỉ 20% doanh nghiệp để ý đến chuyển đổi số, sau 6 tháng, tỷ lệ này tăng lên đến hơn 70%

    Nhìn từ góc độ một chuyên gia công nghệ, trong đại dịch Covid, nhu cầu về các giải pháp chuyển đổi số tại Việt Nam đã thay đổi như thế nào thưa ông Tuấn Nguyễn?

    Ông Tuấn Nguyễn, Phó TGĐ VCCorp: Thực tế, trước đến nay, nhiều doanh nghiệp vẫn vận hành bằng cơm, và cũng phát triển tốt. Nhưng Covid-19 ập đến, nhân viên phải làm việc tại nhà, cửa hàng đóng cửa, khách nước ngoài không có, hàng không ngưng trệ. Ngay lập tức, doanh số teo tóp, thậm chí tụt về 0 trong khi kinh phí vẫn phải trả đều đều, tài sản tích cóp bao nhiêu năm bốc chốc phải mang ra chống đỡ.

    Để duy trì và đảm bảo nguồn thu, buộc doanh nghiệp phải đi giải pháp mới, để "cứu" những gì đã làm. Khi Covid-19 xảy ra, họ nhận ra rằng thế giới đang thay đổi rất nhanh. Từ trước đến nay, họ thường cho rằng chuyển đổi là dành cho những nước lớn và hầu như không chú ý đến vấn đề này.

    Họ tìm kênh bán hàng, kênh marketing mới. Với những doanh nghiệp năng động và thức thời, họ đã ứng dụng mô hình O2O hay đa kênh từ trước, do đó khi kênh này bị đóng thì vẫn còn kênh khác hoạt động, và đại dịch Covid là cú hích để chứng minh những kênh online phát huy được hiệu quả tối đa.

    Trước khi Covid-19 bùng phát, chỉ 20% doanh nghiệp để ý đến chuyển đổi số. Sau 6 tháng, có đến hơn 70% chú ý đến quá trình này và trên 50% đang thực hiện. Họ nhận ra, Covid-19 là thách thức, cũng như cơ hội để thực hiện chuyển đổi số.


    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 07:15:00 22-12-2020

    Chuyển đổi số ngân hàng bứt phá mạnh

    Còn nhìn câu chuyện về số hoá trong ngành ngân hàng với cú huých từ Covid - 19 thì sao thưa ông Trần Công Quỳnh Lân?

    Ông Trần Công Quỳnh Lân:  Chúng ta đã nhìn thấy rõ Covid có ảnh hưởng rất lớn tới doanh nghiệp và người dân như thế nào. Để hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp, ngân hàng Việt Nam cũng phải thực hiện giãn nợ, giảm lãi suất.

    Trước đây, ngân hàng và doanh nghiệp cũng đã thực hiện đầu tư nhiều cho công nghệ, trong đó việc thay đổi thói quen người dùng khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ công nghệ là rất quan trọng. Và Covid-19 đã tạo cú huých giúp cho quá trình thay đổi thói quen này diễn ra nhanh hơn.

    Ứng dụng công nghệ tài chính vào đời sống đã có tăng trưởng rõ rệt. Tại VietinBank, lượng khách hàng cá nhân sử dụng ngân hàng số đã tăng hơn 1 triệu. KH doanh nghiệp trước đây rất khó tăng trưởng sử dụng ngân hàng số nhưng đã tăng hơn 50% trong năm nay.

    Những hoạt động hàng ngày cũng dã thay đổi căn bản. Thay vì phải di chuyển đi lại thì một cuộc video cũng đã giúp giám đốc chi nhánh gặp được khách hàng, giải quyết được vấn đề.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 07:04:00 22-12-2020

    Covid-19 tạo ra "phép màu" cho chuyển đổi số

    Trước đại dịch Covid-19, người ta nói rất nhiều đến chuyển đổi số, rồi số hoá nhưng việc thay đổi chẳng mấy mạnh mẽ. Tuy nhiên, khi đại dịch xảy ra, nhu cầu số hoá lại được đẩy rất mạnh. Ở góc nhìn một chuyên gia về kinh tế vĩ mô, xin hỏi ông Trần Đình Thiên, ông thấy gì từ cú huých số hoá do đại dịch Covid-19 tác động?

    Toạ đàm: Giải mã điều kỳ lạ của kinh tế số năm 2020 và dự báo xu hướng 2021 - Ảnh 1.

    Chuyên gia Trần Đình Thiên

    GS. TS. Trần Đình Thiên: Thực ra, ngay trước Covid-19, chúng ta cũng không nên nói là Việt Nam chuyển đổi số không mạnh. Chỉ có điều, chúng ta là được đi sau, trình độ phát triển lại không cao nên quá trình đó không dữ dội. Nhưng tôi đánh giá, quá trình chuyển đổi số cũng là khá rõ ràng, nhất là khi mọi người đều có điện thoại thông minh thì cơ sở chuyển đổi số là rõ ràng.

    Covid-19 gây ra cú shock cho cả thế giới, tạo một cú nhảy vọt từ nền kinh tế vật thể sang kinh tế số, nên kinh tế tăng ghê gớm. Điều này trên thế giới thể hiện rõ và Việt Nam cũng rất rõ.

    Lý giải hiện tượng này thì không quá phức tạp, vì nền tảng là chúng ta đã được chuẩn bị sớm và phổ biến nhanh. Khi Covid-19 xảy ra, điều không ai lường trước được là nó chặn đứng tất cả các kết nối thực, đồng thời, buộc người ta không được di chuyển. Hiện nay tình trạng đó vẫn đang diễn ra, nền kinh tế thực đứt cả cung lẫn cầu và giao tiếp xã hội. 

    Theo một cách nào đó, Covid-19 đã có công lao to lớn, là thúc đẩy kinh tế thực sang kinh tế số như một phép màu, thúc đẩy loài người tiến bộ. Tất nhiên chúng ta vẫn sẽ có sự khó chịu về đại dịch này, nhưng trong nguy có cơ, không chỉ có rủi ro thuần túy. Ví dụ, trong lúc cả thế giới bàng hoàng khi kinh tế suy giảm 5-6% thì có một nhóm đại gia có tài sản tăng vọt ghê gớm. Theo thống kê, đó là khu vực liên quan công nghệ cao kinh tế số. Có những tỷ phú chỉ trong vài tháng, tài sản tăng lên bằng lần, như Elon Musk.

    Tóm lại, Covid-19 đã tạo ra cú sốc, đồng thời tạo ra bước nhảy có tính thời đại. Đó là điều tôi thấy là đáng ghi nhận. Phó chủ tịch Ngân hàng thế giới đã từng nói: "Chúng ta không được phép lãng phí cuộc khủng hoảng này, vì chúng ta đã tốn kém hàng nghìn tỷ". Vì thế, bước nhảy này cần được phân tích để tháo gỡ các trở ngại trong cuộc khủng hoảng, tạo đà cho kinh tế số.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 07:00:00 22-12-2020

    Giải mã điều kỳ lạ của kinh tế số năm 2020 và dự báo xu hướng 2021

    Đại dịch Covid-19 là điều không ai ngờ tới trong năm 2020, làm đảo lộn mọi dự báo của các chuyên gia trước đó. Hầu như không có nền kinh tế nào được "miễn nhiễm". Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nặng nề, nhưng nhờ nỗ lực kiểm soát dịch bệnh thuộc nhóm tốt nhất thế giới nên nước ta là một trong số hiếm hoi các nền kinh tế vẫn duy trì được đà tăng trưởng dương.

    Bên cạnh những tác động xấu, ở một khía cạnh tích cực hơn, Covid-19 đã vô hình trung trở thành một chất xúc tác mới thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, mở ra một kỷ nguyên mới cho nền kinh tế kỹ thuật số.

    Tại Việt Nam, Covid-19 dường như tạo một cú huých cho kinh tế số còn lớn hơn với làn sóng chuyển dịch số đồng loạt, từ các cơ quan nhà nước tới các doanh nghiệp, người dân, kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của các giải pháp chuyển dịch số.

    Thế nhưng, trong các trụ cột của kinh tế năm 2020, các hiện tượng kỳ lạ cũng xảy ra.

    Trong 6 tháng kể từ thời điểm đại dịch Covid-19 bùng phát (từ tháng 2 đến tháng 8), thương mại điện tử tại Việt Nam tăng trưởng chậm hơn các năm trước bất chấp các nỗ lực của các nền tảng thương mại điện tử dùng nhiều biện pháp kích cầu.

    Trong khi đó, các nền tảng tài chính số lại có bước tăng trưởng mạnh mẽ. Theo đánh giá của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Covid-19 đã thúc đẩy nhận thức chuyển đổi số của ngành này nhanh hơn từ 3-5 năm, tạo bước nhảy vọt cho thanh toán số. Thống kê mới nhất của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, trong 9 tháng đầu năm 2020, số lượng và giá trị giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đều tăng trưởng mạnh, tương ứng 75,2% và 30% so với cùng kỳ năm 2019; đặc biệt là số lượng và giá trị giao dịch qua kênh điện thoại di động tăng mạnh tương ứng gần 125% và 130% so với cùng kỳ năm 2019.

    Điều gì đã dẫn tới những diễn biến này? Xu hướng của nền kinh tế số năm 2021 sẽ như thế nào?...là vấn đề chắc chắn không ít người quan tâm, và sẽ được các chuyên gia thảo luận, góp phần giải đáp tại buổi Talk "Giải mã điều kỳ lạ của kinh tế số năm 2020 và dự báo xu hướng 2021"  lúc 14h ngày 22/12/2020.

    Toạ đàm: Giải mã điều kỳ lạ của kinh tế số năm 2020 và dự báo xu hướng 2021 - Ảnh 1.

    Các chuyên gia về kinh tế vĩ mô, ngân hàng và chuyên gia về chuyển đổi số sẽ tham dự tọa đàm gồm có:

    TS. Trần Đình Thiên, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam

    Ông Trần Công Quỳnh Lân, Phó Tổng Giám đốc VietinBank

    Ông Nguyễn Văn Tuấn (Tuấn Nguyễn), Phó Tổng Giám đốc Công ty VCCorp, founder BizFly

    Tọa đàm do chuyên trang Nhịp sống kinh tế - báo điện tử Tổ quốc phối hợp với Trang tin CafeF tổ chức, được Livestream trên kênh Fanpage của CafeF.vn lúc 14h – 15h30 ngày 22/12, và tường thuật trực tiếp trên trang Nhịp sống kinh tế, CafeF.vn

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 06:55:00 22-12-2020

    Tọa đàm: Giải mã điều kỳ lạ của kinh tế số năm 2020 và dự báo xu hướng 2021

    Giải mã điều kỳ lạ của kinh tế số năm 2020 và dự báo xu hướng 2021 - Ảnh 1.
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ

Ban Biên Tập

Nhịp sống kinh tế

Nóng
Tâm điểm
  • Ngành nào sẽ có lợi nhất trong năm 2021 nhờ chuyển đổi số?
    08:41 | 12/22
  • Các chuyên gia dự báo ra sao về xu hướng chuyển đổi số của năm tới?
    08:38 | 12/22
  • Doanh nghiệp nên làm gì để tận dụng và ứng dụng tốt chuyển đổi số vào hoạt động?
    08:34 | 12/22
  • Doanh nghiệp quan tâm thế nào tới chuyển đổi số?
    08:32 | 12/22
  • Chuyển đổi số cần đồng nhịp, "lệch pha" thì rất khó
    08:27 | 12/22
  • Làm sao để bảo mật tốt cho khách hàng, doanh nghiệp trong chuyển đổi số?
    08:23 | 12/22
  • Kinh tế số mang lại vô vàn tiện ích
    08:14 | 12/22
  • Việc tăng tốc cho chuyển đổi số không dễ dàng là do công nghệ của Việt Nam còn chưa đủ tốt hay lý do khác?
    08:02 | 12/22
  • Ngân hàng chuyển đổi số nhanh không phải vì Covid-19 mà đã có nền tảng từ trước
    07:59 | 12/22
  • Số hóa doanh nghiệp có tạo ra rủi ro bị đánh cắp/ đánh tráo thông tin người dùng?
    07:57 | 12/22
  • Sự thay đổi của thương mại điện tử và thanh toán số dưới tác động của Covid-19
    07:51 | 12/22
  • Thương mại điện tử có thực sự tăng trưởng thấp?
    07:44 | 12/22
  • Quá trình số hoá dịch vụ tài chính của người dân và doanh nghiệp biến đổi ra sao với đại dịch Covid-19?
    07:40 | 12/22
  • Trước khi Covid-19 bùng phát, chỉ 20% doanh nghiệp để ý đến chuyển đổi số, sau 6 tháng, tỷ lệ này tăng lên đến hơn 70%
    07:34 | 12/22
  • Chuyển đổi số ngân hàng bứt phá mạnh
    07:15 | 12/22
  • Covid-19 tạo ra "phép màu" cho chuyển đổi số
    07:04 | 12/22
  • Giải mã điều kỳ lạ của kinh tế số năm 2020 và dự báo xu hướng 2021
    07:00 | 12/22
  • Tọa đàm: Giải mã điều kỳ lạ của kinh tế số năm 2020 và dự báo xu hướng 2021
    06:55 | 12/22
  • Trở lên trên