Cập nhật lúc

CEO Vĩnh Hoàn: Với EVFTA, kim ngạch cá tra sang châu Âu dự tăng gấp đôi lên 500 triệu USD

14h chiều nay (18/6/2020), Trí Thức Trẻ tổ chức bàn tròn trực tuyến với chủ đề "Hậu Covid-19: Vị thế chủ động trước vận hội mới". Nhận định của các diễn giả về việc doanh nghiệp Việt sẽ tận dụng các cơ hội ra sao sau khi Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sớm đẩy lùi Covid-19 và kiểm soát được dịch bệnh sẽ được cập nhật trực tiếp.

Sau khi gây ấn tượng mạnh với cộng đồng quốc tế và WHO về khả năng chống dịch Covid-19, Việt Nam đã trở về trạng thái bình thường mới. Nhưng như vậy là chưa đủ để khắc phục những thiệt hại mà đại dịch đã gây ra cho nền kinh tế. Làm sao để doanh nghiệp nói riêng và Việt Nam nói chung có thể tìm cơ trong nguy?

 diễn biến
  • 09:18:00 18-06-2020

    Ông Lê Trọng Hiếu-CBRE: Nhà xưởng 4.0 sẽ là xu hướng của tương lai

    Ông đánh giá thế nào về xu hướng phát triển BĐS công nghiệp thời gian sắp tới thưa ông?

    CBRE nhận thấy thời điểm hiện tại là cơ hội rất tốt để BĐS công nghiệp tham gia thị trường. Tuy nhiên, Việt Nam cần tận dụng cơ hội này cải thiện hạ tầng. Hạ tầng đi trước giúp cho các khu vực phát triển. Hạ tầng phát triển không chỉ giúp cho BĐS công nghiệp mà kéo theo nhiều phân khúc khác cũng đi theo.

    Ngoài ra, CBRE cho rằng xu hướng nhà xưởng 4.0 sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong thời gian tới. Hiện nay, có một số doanh nghiệp đang triển khai nhà xưởng 4.0. Theo đó, khách hàng chỉ cần ngồi từ xa sử dụng công nghệ tham quan và thuê nhà xưởng. CBRE cho rằng, sử dụng công nghệ sẽ giúp kết nối ngày càng tốt hơn giữa khách thuê và chủ đầu tư.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 09:13:00 18-06-2020

    Với EVFTA, kim ngạch cá tra sang châu Âu dự tăng gấp đôi lên 500 triệu USD

    Thuế nhập khẩu đối với cá fillet đông lạnh sang EU hiện nay là 5.5%. Sau khi EVFTA được thực hiện, mức thuế này sẽ giảm dần và về mức 0% trong 3 năm. Thị trường EU hiện nay là thị trường có giá trị khoảng 250 triệu USD cho ngành xuất khẩu cá tra. Việc giảm thuế nhập khẩu sẽ tạo cơ hội lớn cho cá tra trong việc cạnh tranh với các loài cá biển thịt trắng khác (gần nhất là cá pollock từ lâu đã không chịu thuế nhập khẩu vào Châu Âu) trong đặc biệt là trong phân khúc dùng để chế biến thành các sản phẩm thực phẩm tiêu dùng khác (như cá tẩm bột) ở Châu Âu.

    Chúng tôi nhiều hi vọng rằng EVFTA cùng với những nỗ lực khác của ngành, thị trường Châu Âu có thể nhanh chóng trở lại là thị trường 500 triệu USD của cá tra Việt Nam như những năm trước đây và tiếp tục phát triển, mở rộng tiêu thụ tại Châu Âu.

    VHC có đề xuất gì cho doanh nghiệp thuỷ sản để thúc đẩy hoạt động kinh doanh?

    Đối với ngành xuất khẩu cá tra qua thách thức này chúng tôi nhận thấy doanh nghiệp nên gia tăng sản xuất, năng lực cạnh tranh qua phân khúc có giá trị gia tăng cao, hàm lượng công nghệ kỹ thuật cao.

    Mặt khác, qua những tháng xuất khẩu yếu, thì doanh nghiệp xác định phải luôn có hàng dự trữ. Đây cũng là bài học cho doanh nghiệp, để chủ động không bị ép giá.

    Ngành thuỷ sản cũng đang hưởng lợi từ việc dịch chuyển dòng vốn khỏi Trung Quốc

    Liên quan đến việc thu hút đầu tư, liên quan đến ngành thuỷ sản cũng có cơ hội hưởng lợi khi các doanh nghiệp châu Âu, Mỹ chuyển sản xuất thuỷ sản từ Trung Quốc sang Việt Nam. Chưa kể, Việt Nam hiện đáo ứng được về tay nghề công nhân, hạ tầng…

    Nhưng có một bất cập đó là chi phí logistics tại nước ta hiện hơi cao so với khu vực, đây là điểm cần cải thiện, đồng thời hoàn chỉnh dần cơ sở hạ tầng để có thể đón nhận được dòng vốn lớn trung dài hạn sắp tới.


    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 08:47:00 18-06-2020

    CEO Vietravel: Để quay lại với con số 18 triệu khách du lịch quốc tế của năm 2019, Việt Nam cần 2 năm nữa

    Ông Kỳ dự báo, để quay lại với con số 18 triệu khách du lịch quốc tế của năm 2019, Việt Nam cần 2 năm nữa. Với tình hình hiện tại, nếu mở cửa vào tháng 10, 11 thì chỉ có khoảng 6 triệu khách, nếu không chỉ có 3,9 triệu khách từ quý I đến nay.

    Như vậy, khách inbound sẽ quay lại con số 18 triệu vào năm 2021. Vietravel đánh giá đến 2022 thì Việt Nam mới đạt được mức 2021. Vì năm 2002, dịch Sars phải 2 năm sau mới phục hồi thị trường inbound, lâu hơn so với 6 tháng của thị trường nội địa.

    Các thị trường chủ lực của Việt Nam vẫn còn rất dè dặt vì bị ảnh hưởng nặng, tuy nhiên không có nghĩa là ta sẽ ngồi chờ. Ông Kỳ cho rằng cần nhanh chóng phân chia khu vực an toàn ở Trung Quốc, có khả năng mở cửa trước. Hoặc tại Hàn Quốc, Nhật Bản, dự báo đến tháng 10,11 Nhật Bản ổn thì có thể tận dụng được kỳ du lịch mùa đông của họ. Đài Loan và Hong Kong cũng có thể tính toán mở cửa ngay. Thái Lan có xu hướng rất tốt, đến tháng 9 độ an toàn có thể đủ để mở cửa du lịch.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 08:45:00 18-06-2020

    Nhiều nhà đầu tư BĐS giàu lên vì đi trước đón đầu tại các khu vực phát triển BĐS khu công nghiệp

    Thưa ông, BĐS công nghiệp phát triển có tác động lan tỏa sang cho các phân khúc khác cho thị trường BĐS?

    Chúng ta có thể thấy, hiện nay nhu cầu về nhà xưởng đang gia tăng mạnh, thống kê của CBRE cho thấy nhu cầu nhà xưởng đã tăng 20-30% tại các tỉnh như Bắc Ninh, Bắc Giang, Bình Dương, Đồng Nai. ..Cùng với đó, giá nhà xưởng tại các khu công nghiệp cũng tăng khoảng 7-11% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Sự phát triển mạnh mẽ của BĐS công nghiệp đang tạo nên sự lan tỏa mạnh sang các phân khúc BĐS khác như đất nền, nhà ở.  Tôi có đọc bài viết trên CafeF, nhiều dự án BĐS xung quanh khu công nghiệp VSIP 3 mở rộng bán hết sạch sản phẩm chỉ trong một thời gian ngắn. Nhiều khu vực đất đai trong dân xung quanh cũng tăng trưởng theo.

    Rõ ràng, khu công nghiệp phát triển đến đâu kéo theo thị trường BĐS ở đó phát triển theo. Chính vì thế mới có xu hướng nhiều nhà đầu tư cá nhân đi trước đón đầu ở những nơi chuẩn bị mở các khu công nghiệp.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 08:36:00 18-06-2020

    CEO Vietravel: Chúng ta có thể đẩy mạnh truyền thông xúc tiến đến tận nhà, tận giường khách, kênh bán cũng vậy!

    Điểm sáng duy nhất của Covid-19 với ngành du lịch, theo ông Kỳ, đây là cơ hội để nhìn lại mình vì doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào thị trường outbound và inbound. Qua đại dịch này, ta mới nhìn thấy thị trường nội địa chững lại - thị trường lớn nhất với 100 triệu dân, và ta thấy ta đầu tư chưa đủ, chưa đúng mức với sự phát triển, các sản phẩm "na ná" như nhau, chất lượng chưa cao.

    Duy có lần này, với Covid-19, tất cả các chương trình đang tạo ra giá tốt, chất lượng tốt cho thị trường nội địa, vì từ thị trường quốc tế chuyển sang. Ông Kỳ cho rằng, dù sau dịch có hay không có khách quốc tế, chỉ doanh nghiệp cũng cần đầu tư cẩn thận vào thị trường trong nước.

    Tiếp đó, về du lịch số, số hóa sẽ đẩy mạnh quảng bá và kênh bản còn sản phẩm thì không số hóa được. "Chúng ta có thể đẩy mạnh truyền thông xúc tiến đến tận nhà, tận giường khách, kênh bán cũng vậy!" - ông Kỳ nói.

    Cơ hội cho doanh nghiệp Việt chuyển dịch số, tận dụng được càng nhanh thì dịch vụ tốt càng sớm được đưa đến khách. 

    Qua dịch này ông Kỳ cho rằng việc quản lý lỏng lẻo càng được thể hiện rõ. Khi có khủng hoảng, tính liên kết của các doanh nghiệp còn kém. Ông Kỳ khuyên doanh nghiệp nên tái cấu trúc, ngành du lịch cần xem lại xem đã "mũi nhọn" chưa, mức độ đóng góp của du lịch cho xã hội đã ổn hay chưa.

    Trong định hướng phát triển sắp tới cần đánh giá lại vị trí kinh tế mũi nhọn, kinh tế tổng hợp của du lịch.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 08:32:00 18-06-2020

    Ông Lê Trọng Hiếu-CBRE: Giá bất động sản khu công nghiệp sẽ giảm nhiệt sau thời gian tăng mạnh

    Xin ông cho biết xu hướng phân khúc BĐS công nghiệp trong thời gian tới?

    Về giá cả, tôi cho rằng  thị trường BĐS công nghiệp đã tăng 20-30% trong thời gian vừa qua, trong 6 tháng còn lại của năm 2020 giá sẽ không tăng. Lý do là các chủ đầu tư đang gia tăng hỗ trợ, ưu đãi để có thêm khách thuê mới. Chi phí BĐS là chi phí lớn trong yếu tố đầu vào, nếu cứ để tăng như hiện tại sẽ làm giảm thu hút đầu tư nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

    Về cung, hiện tại là thời điểm nhiều chủ đầu tư khu công nghiệp mở rộng, tăng nguồn cung ra thị trường bởi nguồn cầu gia tăng bởi các yếu tố Trung Quốc +1, nhiều hiệp định thương mại vừa được ký kết. CBRE cũng quan sát thấy các quỹ đầu tư, các doanh nghiệp nhỏ đang có xu hướng đầu tư vài chục ha trong khu công nghiệp để phát triển nhà xưởng nhà kho cho thuê.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 08:27:00 18-06-2020

    Ông Nguyễn Quốc Kỳ: Nếu không mở đường bay quốc tế thì chuẩn bị vẫn chỉ là chuẩn bị

    Ông Nguyễn Quốc Kỳ chia sẻ, Vietravel đã sẵn sàng mở cửa lại cho thị trường nước ngoài, nhấn mạnh rằng công ty này có 6 văn phòng ở thị trường nước ngoài hiện nay. 6 văn phòng này đều ở những thị trường quan trọng bao gồm Mỹ, Úc, và Pháp, Singapore, Thái Lan, Campuchia, đã được yêu cầu duy trì hoạt động trong bối cảnh dịch bắt đầu được kiểm soát để giữ quan hệ với khách hàng.

    Với Vietravel, thị trường quan trọng nhất là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản thì cũng đã có sự chuẩn bị sẵn sàng cho các bộ sản phẩm, chương trình xúc tiến cho các đối tác tại các thị trường này.

    Các thị trường nói trên, nhu cầu sang Việt Nam rất lớn nhưng ông Kỳ khẳng định tất cả còn phải chờ các yếu tố như quy định về mặt an toàn sức khỏe, thị trường điểm đến và mở cửa đường bay quốc tế. Nếu không mở đường bay quốc tế thì chuẩn bị vẫn chỉ là chuẩn bị.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 08:23:00 18-06-2020

    Bây giờ Việt Nam đang có cơ hội biến khát vọng thịnh vượng trở thành hiện thực

    5% dòng vốn từ Trung Quốc chuyển ra ngoài cũng tương đương 100 tỷ USD, là con số đáng kể nếu hấp thụ được. Bên cạnh đó còn có những dòng đầu tư mới từ CPTPP, EVFTA. Không phải Việt Nam không có cơ hội mà như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói là làm thế nào để biến cơ hội thành hiện thực.  

    Tôi muốn nhắc lại 3 ý của Thủ tướng:

    -Các Bộ trưởng, ngành ở trung ương phải coi đây là cơ hội và quyết tâm cải cách bằng được để đáp ứng nhà đầu tư. 

    -Truyền thông tham gia mạnh mẽ để đưa tin đúng, đầy đủ về thực tế, chủ trương của Đảng, nhà nước. 

    -Thủ tướng có đề cập đến việc tạm thời chưa tăng lương, coi đây là bước lùi để tiến trong tương lai, đảm bảo cho người lao động về sau có thể chủ động sống bằng lương. 

    Tổng Bí thư, Thủ tướng đều đề cập đến là chưa lúc nào như lúc này, Việt Nam đang đứng trước cơ hội biến khát vọng thịnh vượng của đất nước thành hiện thực. Vấn đề là làm thế nào để người dân tích cực, chủ động tham gia... 


    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 08:20:00 18-06-2020

    Vĩnh Hoàn chưa có chiến lược phát triển thị trường nội địa

    Chia sẻ về thị trường trong nước, tín hiệu tốt mới đây đã có sự kết nối giữa các doanh nghiệp, nông dân với các kênh bán như siêu thị. Tôi đánh giá đây là một trong những động lực thúc đẩy năng lực xuất khẩu cũng như ngày càng củng cố thị trường nội địa.

    Riêng VHC hiện đang sản xuất hàng đông lạnh, dẫn đến việc bán hàng khá đặc thù, do đó đòi hỏi một sự trưởng thành nhất định của thị trường mới chính thức phân phối. Hiện, VHC vẫn chưa có chiến lược cho thị trường trong nước.


    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 08:19:00 18-06-2020

    Ông Nguyễn Mại: Dân Bắc Ninh giàu lên nhờ các KCN

    Dân Bắc Ninh đã giàu lên nhờ các KCN. Ví dụ như doanh nghiệp, người dân cung ứng về nhà ở hay thức ăn. Samsung Bắc Ninh mỗi ngày cần tiêu thụ khoảng 9 tấn gạo dẫn đến cả huyện Bắc Ninh cung cấp mặt hàng này có đầu ra thoải mái. Các dịch vụ vui chơi, giải trí, cũng được phát triển nhiều. Đây là tác động lan toả quan trọng. Ở Bắc Ninh, cơ cấu nông nghiệp chỉ còn 2,5%, còn lại là dịch vụ. 



    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 08:14:00 18-06-2020

    Ông Nguyễn Quốc Kỳ: Kinh tế ban đêm chiếm 70% nguồn thu chính cho ngành du lịch

    Ông Kỳ cho biết, các nhà hàng phục vụ khách du lịch hiện nay mở cửa chưa đủ, buổi tối đóng cửa rất nhiều. Làm việc với Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam, ông Kỳ cho biết mới chỉ có 22% nhà hàng quay trở lại, như vậy nguyên liệu tiêu thụ để phục vụ khách buổi tối đang bị khuyết đầu tiêu thụ. 

    Kinh tế ban đêm, theo ông Kỳ chỉ có thể có khi chúng ta tổ chức thật tốt việc phục vụ khách buổi tối. Với tình hình hiện nay, như ông Kỳ đã trình bày, kinh tế ban đêm chủ yếu là ăn uống, chưa có vui chơi giải trí, chưa có loại hình có sự khác biệt để khách chọn. Nhà hàng phục vụ tối cũng chưa mở cửa lại đầy đủ. 

    Kinh tế ban đêm chiếm 70% nguồn thu chính cho ngành du lịch, còn kinh tế ban ngày, từ 7h sáng đến 5h chiều chỉ 30%. Khách mặc cả với doanh nghiệp từng đồng ban ngày nhưng sẵn sàng chi hàng chục, hàng trăm đô la để tiêu xài ban đêm. Làm tốt điều này, du lịch sẽ thu về được kinh phí rất lớn.

    Theo CEO Vietravel, chúng ta đầu tư cho du lịch nghỉ dưỡng nhưng còn rất ít vui chơi giải trí cho kinh tế đêm. Khách không có nhiều sự lựa chọn ngoài khách sạn sẽ rất chán. Nếu không quan tâm đầu tư đúng mức cho kinh tế đêm thì sẽ thiệt hại rất lớn.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 07:55:00 18-06-2020

    CEO Vietravel: Đã đến lúc chúng ta phải tính toán mở cửa nhưng trên cơ sở thận trọng, đảm bảo an toàn

    Theo ông Kỳ, việc mở cửa thị trường quốc tế phải đi song song với việc an toàn. "Rất cần phải mở trên nguyên tắc đối mặt, cùng công nhận. Hai bên [quốc gia, khu vực-PV] cùng công nhận nhau để đưa ngành trở lại.

    Bộ Y tế cũng cho biết, nếu chúng ta xây dựng được bộ tiêu chí an toàn, với mức an toàn màu xanh, màu vàng, màu đỏ thì sẽ xây dựng được bộ tiêu chí. Nước nào đạt chuẩn màu xanh thì ta đồng ý ký "tay đôi" với họ, và phải đảm bảo không có khách bay từ nước thứ ba vào.

    "Tôi nghĩ như vậy chúng ta có thể đảm bảo an toàn. Cần phải mở, chúng ta biết như Thái Lan hay Singapore hiện nay đã chấp nhận khách Việt Nam ở Việt Nam 14 ngày sang đó không phải cách ly tập trung nữa, vì thế việc mở lại thị trường quốc tế vừa giúp ngành du lịch, vừa giúp ngành hàng không, vừa giúp các ngành nghề khác phát triển" - ông Kỳ nói - "Đã đến lúc chúng ta phải tính toán mở cửa nhưng trên cơ sở thận trọng, đảm bảo an toàn. Muốn vậy, Chính phủ cần quy định quy chuẩn thị trường an toàn, có sự công nhận lẫn nhau giữa các nước để mở cửa".

    Với 3 kịch bản, mở cửa vào tháng 8, tháng 11 hoặc tháng 2 năm sau, thì kịch bản tháng 8, theo ông Kỳ là đẹp nhất. Mở cửa tháng 8 sẽ áp dụng với một số quốc gia và khu vực trọng điểm, chiếm tới 70% khách du lịch vào Việt Nam.

    Nếu mở sớm, khách quốc tế vào Việt Nam tính đến cuối năm có thể được 8 triệu, ông Kỳ dự tính.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 07:47:00 18-06-2020

    Ông Nguyễn Mại: Khả năng các địa phương thành lập các KCN mới tăng lên so với năm 2019

    Khi Covid-19 xảy ra, các DN FDI kể cả DN lớn đối diện với 3 mặt khó khăn:

    -Nguyên liệu đầu vào do Trung Quốc bùng dịch, hầu như 2 nước không có giao thương. Điều này diễn ra từ tháng 1 - tháng 3. Khi tháng 4 Trung Quốc khống chế dịch, DN được đảm bảo về đầu vào thì dịch bùng phát ở châu Âu, Mỹ, ảnh hưởng đến đầu ra. 

    -Tình trạng thất nghiệp, mất việc cao của người lao động 

    -Lượng đầu tư mới vào Việt Nam giảm trong 5 tháng đầu năm. Xuất khẩu của DN FDI lần đầu tiên giảm trong 10 năm qua. 

    Đây là những tác động rất lớn. Tuy nhiên, dù có sụt giảm nhưng mức sụt giảm của cá DN FDI không nhiều lắm, chưa đến 5% tổng kim ngạch xuất khẩu. Họ cũng tìm mọi cách linh hoạt để bám trụ. Từ tháng 6 DN đã khôi phục được. 

    Về làn sóng đầu tư BĐS công nghiệp, Việt Nam cẫn còn khoảng 30% đất trống ở hơn 270 KCN đã khai thác và gần 60 KCN hoàn toàn mới làm hoặc chưa làm xong. Đây là thời kỳ các nhà đầu tư đến nhận chuyển nhượng nếu như trước đây không có khả năng. 

    Bắc Giang đã nhận yêu cầu của nhà đầu tư Đài Loan muốn đầu tư 4,2 tỷ USD để làm  đầu tư công nghiệp hiện đại. Bắc Giang đã đề nghị Chính phủ cho lập KCN 500 ha để thoả mãn nhu cầu đất đai của nhà đầu tư. 

    Khả năng các địa phương sẽ thành lập các KCN mới tăng lên so với năm 2019. 

    Các DN lớn cũng đang có sự chuyển hướng. Ví dụ như VinGroup mở rộng đầu tư ở KCN Đình Vũ. Cụm KCN 320 ha nhận các DN làm linh kiện cho Vinfast. Đây là 1 điều tôi nghĩ rất tốt cho DN. 

    Thu hút nhà đầu tư lớn tôi cho rằng cần có những lợi thế thực sự hấp dẫn, ví dụ như giá đất. Phải làm thế nào để có lợi thế hơn Trung Quốc. Ngoài ra là yêu cầu về chất lượng và chi phí nhân công. 

    Có nghi ngại về việc đưa thiết bị cũ vào, Việt Nam cũng cần có hoạt động giám sát, đảm bảo các chỉ tiêu khí thải, an toàn cho người lao động. 

    Nút thắt của Việt Nam với thu hút FDI là thoả mãn nhà đầu tư nước ngoài. Có nghịch lí là đầu tư từ châu Âu, Mỹ ở Việt Nam quá ít nếu so sánh với các nước khác, ví dụ như Indonesia chẳng hạn. 

    Do vậy, Việt Nam cần có những thay đổi để giải quyét vấn đề này. Như EVFTA cũng đặt ra các yêu cầu về điều kiện cao lao động, sở hữu trí tuệ, bảo vệ môi trường.... 



    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 07:43:00 18-06-2020

    CEO Vĩnh Hoàn Nguyễn Ngô Vi Tâm: Doanh nghiệp cần thiết phải chuẩn bị năng lực dự trữ hàng tồn

    Đến nay, thị trường Trung Quốc đang khôi phục 60-70%. Ở các thị trường châu Âu và Mỹ thì cũng dần ổn định.

    Tuy nhiên, phản nhấn mạnh thách thức ngành sản xuất nói chung, mặc dù thị trường có tín hiệu tốt trở lại, khách hàng mở cửa và sản phẩm cũng được bán ở nhiều siêu thị. Nhưng, tâm lý người tiêu dùng dù đã mở cửa nhưng vẫn có những lo ngại nhất định.

    Chưa kể cầu tại phân khúc thực phẩm vẫn có rủi ro trong những tháng tới, đặc biệt trước nguy cơ một đợt dịch thứ 2 sẽ bùng phát. Như vậy, cầu chắc chắn bị ảnh hưởng mạnh.

    Cuối cùng, một khó khăn khác của ngành thuỷ sản là nguồn nguyên liệu. Nếu bị đứt đoạn thì để quay lại rất khó. Đợt vừa qua lúc dịch bùng tại Trung Quốc, thì Vĩnh Hoàn cũng rút ra kinh nghiệm phải có một nguồn nguyên liệu dự trữ.

    Nhìn chung, trong bối cảnh thị trường chưa có dự báo chắc chắn 100% thì điều doanh nghiệp cần là năng lực dự trữ hàng tồn kho.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 07:43:00 18-06-2020

    Ông Lê Trọng Hiếu-CBRE: BĐS công nghiệp- "Miếng bánh ngon" không dành cho tất cả các doanh nghiệp

    Thưa ông, với thông tin dòng vốn quốc tế đang xem Việt Nam là điểm đến, ông đánh giá thế nào về cơ hội cho thị trường bất động sản công nghiệp? Đây có phải là cơ hội cho các doanh nghiệp vào đầu tư, thưa ông?

    Dòng vốn đầu tư từ nước ngoài đang ngắm đến Việt Nam tạo nên những cơ hội mới cho thị trường BĐS công nghiệp Việt Nam. Nguồn vốn đổ vào sẽ khiến thị trường BĐS khu công nghiệp nóng hơn, nhu cầu cao sẽ đẩy giá tăng theo. Và như vậy tỷ suất lợi nhuận của các chủ đầu tư sẽ tăng theo.

    Cùng với đó, dòng vốn mới từ nước ngoài sẽ kéo theo nhu cầu đa dạng hơn, tạo nên các sản phẩm BĐS công nghiệp phong phú trên thị trường. Hiện nay, sản phẩm BĐS công nghiệp có thể kể đến như nhà xưởng xây sẵn, nhà xưởng xây sẵn theo đặt hàng. Bên cạnh đó, xu hướng mua và cho thuê cũng xuất hiện nhiều hơn.

    Để đầu tư bất động sản khu công nghiệp, đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn, đền bù đất, xây dựng hạ tầng điện cấp nước. Đây không phải là cuộc chơi cho tất cả các doanh nghiệp mà chỉ dành cho các chủ đầu tư lớn. Đối với các chủ đầu tư cá nhân có thể hưởng lợi gián tiếp từ xu hướng này ở phân khúc nhà cho chuyên gia bên cạnh các khu công nghiệp.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 07:38:00 18-06-2020

    Ông Nguyễn Quốc Kỳ: Với 10 triệu khách nội địa, chi ra nghìn tỷ hỗ trợ mỗi người 1 triệu đồng nhưng sẽ tạo ra giá trị doanh thu 30 nghìn tỷ đồng cho du lịch

    Đề xuất các phương án để hồi phục du lịch, trước hết, CEO Vietravel nhấn mạnh, dịch vụ hạ tầng hiện nay, đặc biệt là dịch vụ du lịch ngoài giờ đêm cần có chính sách cơ bản hỗ trợ quay trở lại.

    Ông Kỳ cho rằng việc mở cửa lại thị trường trong nước và thúc đẩy người Việt Nam đi du lịch Việt Nam hiện nay có tác động đến thị trường, tuy nhiên vì chúng ta triển khai chưa đồng bộ, không có trọng điểm, mỗi nơi làm một kiểu nên hiệu quả không cao như mong muốn.

    Ông đề nghị chia ra 5 trọng điểm vì không thể cùng một lúc du lịch tất cả các tỉnh đều phát triển: miền Bắc có cụm Hà Nội, Quảng Ninh, Ninh Bình; miền Trung có cụm Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam, cùng với cụm Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và Đắc Lắc; Đông Nam Bộ có TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Phan Thiết ; Tây Nam Bộ có Cần Thơ, Phú Quốc, Cà Mau. 5 trọng điểm này, theo ông Kỳ, nên được phân vùng và chọn để đầu tư chứ không thể đầu tư cùng một lúc.

    Ông Kỳ cũng đề xuất, bên cạnh những chính sách hỗ trợ chung cho các doanh nghiệp, thì đa phần doanh nghiệp hiện nay chưa nhận được hỗ trợ, rất hạn chế. 

    "Công ty lớn như Vietravel gần như chưa nhận được gì. Chính sách giảm VAT chẳng hạn, những tháng vừa qua làm gì có doanh thu mà có VAT? Giãn thuế thu nhập doanh nghiệp chẳng hạn, mà doanh nghiệp đang lỗ thì cũng không có để nộp" - ông Kỳ tâm sự - "Chính sách được thiết kế theo hướng chung nhưng với du lịch thì cần có chính sách thiết kế riêng để giúp du lịch hồi phục".

    Ông Kỳ mong muốn việc nghỉ hè của học sinh sẽ có sự thay đổi. Ngành du lịch rất chú trọng vào các kỳ nghỉ gia đình, trong đó có nghỉ hè. Nếu năm nay 15/8 mới nghỉ hè và 5/9 đã đi học lại thì như vậy vừa không phù hợp tâm sinh lý trẻ em, "no dồn đói góp" vừa làm mất kỳ nghỉ gia đình. Ông mong Chính phủ ra quyết định giành ít nhất 4-6 tuần cho học sinh nghỉ hè.

    Bên cạnh đó là chính sách hỗ trợ du lịch nội địa 1 triệu đồng. Doanh nghiệp hạch toán trừ vào thuế cuối kỳ. Với 10 triệu khách du lịch nội địa, chi ra nghìn tỷ nhưng tạo ra giá trị doanh thu 30 nghìn tỷ cho du lịch. Với mức chi cho ngành du lịch 3, chi cho xã hội 7 của ngành du lịch hiện nay thì sẽ tạo ra dòng 70 nghìn tỷ VND ra xã hội.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 07:28:00 18-06-2020

    Khoảng 22 tỷ USD đang được bàn thảo để vào Việt Nam

    Thị trường Trung Quốc vẫn luôn là thị trường hấp dẫn các nhà đầu tư. Không bao giờ người ta rút hết vốn khỏi Trung Quốc cho dù bị ép buộc thế nào từ phía chính quyền. Nhiều lắm chỉ 10% DN rút đi khỏi Trung Quốc. DN sẽ không ào ào rút đi. 

    Các nước thứ 3 có thể nhận nguồn vốn rút đi từ Trung Quốc có thể kể đến như Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam... Nhiều lắm mà các nước này có thể đón nhận được là từ 3 - 5% nhưng cũng rất đáng kể. 

    Việt Nam bên cạnh những lợi thế về ổn định kinh tế, chính trị thì thông qua dịch Covid-19 đã chứng minh được năng lực phản ứng cũng như khả năng chống chịu của nền kinh tế. 

    Việt Nam đang là điểm đến của DN nước ngoài rồi, thông qua sự dịch chuyển của Apple, Samsung (1 năm trước), Panasonic. Tuy nhiên, Việt Nam không phải 1 mình một chợ, đây là cuộc đua khốc liệt. 2 đối thủ lớn nhất của Việt Nam là Ấn Độ và Indonesia. Muốn cạnh tranh tốt thì phải tiếp tục cải cách hành chính, ổn định vĩ mô... 


    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 07:22:00 18-06-2020

    CEO Vietravel: Chữ "du" đã chiếm 50% của du lịch rồi!

    Việc chúng ta dỡ bỏ các biện pháp giãn cách xã hội và mở cửa lại hoạt động xã hội, đảm bảo sự an toàn trong nước đóng vai trò rất lớn cho doanh nghiệp thúc đẩy du lịch trở lại được. Tuy nhiên, theo ông Kỳ, muốn du lịch quay trở lại được thì cũng cần phải lưu ý có những giải pháp đồng bộ vì bản chất ngành du lịch không thể tự mình vận hành. Đây là ngành kinh tế thượng tầng, có cả một nền kinh tế hạ tầng ở phía dưới. 

    "Cái chúng ta nhìn thấy đầu tiên là hệ thống vận chuyển, lưu trú, dịch vụ phục vụ... Với việc chính phủ cho mở lại vận chuyển như hiện nay, về hàng không thì theo như tôi được biết đến nay là yếu tố rất quan trọng giúp vận chuyển khách trong nước phục hồi gần như và thậm chí là đã quá tải khi công suất hiện nay là 130-140%. Tức là chuyến bay mở rất dày, là cơ hội cho du lịch trở lại được. Việc giao thương giữa các vùng miền cũng nhanh hơn" - CEO này chia sẻ.

    Với giá máy bay hiện nay, các hãng áp dụng khá rẻ, đây là điều kiện thuận lợi khi giãn cách để chính phủ mở cửa lại thị trường hàng không cũng như vận chuyển đến các vùng miền hiện nay bằng ô tô thì không còn phải khai báo y tế và kiểm soát chặt chẽ như trước đây nữa. 

    "Du lịch mà không có vận chuyển thì không thể có, chữ "du" đã chiếm 50% của du lịch rồi" - ông Kỳ nhấn mạnh. 

    Thứ hai, ta cũng thấy du lịch chịu hậu quả rất nặng nề là hàng trăm ngàn khách sạn, nhà nghỉ, hệ thống hạ tầng lưu trú hiện nay đã bị đình trệ và đóng cửa sau dịch. Với việc người Việt Nam đi du lịch Việt Nam, đã có sự lưu thông trở lại, giúp một số khu vực chính, điểm du lịch quan trọng và dòng khách nội địa tăng trưởng và phục hồi từ 70-80% vào cuối tuần. 

    Song, những điểm phổ biến với khách quốc tế vẫn đìu hiu. Chúng ta vẫn thấy có sự hồi phục không đồng đều giữa các điểm du lịch hiện nay.

    Thứ ba, hệ thống dịch vụ hỗ trợ cho du lịch phát triển đến giờ phút này vẫn còn bị tê liệt. Người đi du lịch không có cơ hội tiếp cận văn hóa địa phương vào buổi tối vì kinh tế đêm chưa được triển khai. Đây là khó khăn lớn của ngành du lịch hiện nay, vì bản thân ngành không thể tự mình triển khai tất cả hệ thống này được. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 07:03:00 18-06-2020

    CEO Nguyễn Quốc Kỳ: Vietravel coi đây là cơ hội để "tái khởi nghiệp"!

    Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Vietravel cho biết, như ông đã nhiều lần chia sẻ, trạng thái bình thường mới của du lịch Việt Nam nói chung và Vietravel nói riêng là không có khách. Chúng ta cũng đã thấy, ngay sau khi lệnh giãn cách xã hội được dỡ bỏ mới có dòng khách nội địa quay trở lại. 

    "Vietravel coi đây là cơ hội để "tái khởi nghiệp" lại vì toàn bộ thị trường đã bị mất. 3 thị trường chính của Vietravel bao gồm thị trường nội địa, outbound và inbound thì cả 3 thị trường đều mất. Lượng khách 1 năm khoảng 1 triệu khách thì hoàn toàn mất. Việc khôi phục lại hạ tầng cho hệ sinh thái du lịch sẽ rất mất thời gian, và quan trọng nhất là khôi phục lại tâm lý đi du lịch của du khách đòi hỏi chúng ta phải đầu tư rất lớn. Vì thế chúng tôi cho rằng với tình hình như vậy, Vietravel sẽ phải xây dựng chiến lược, phương hướng khác hẳn so với trước đây mà chúng tôi gọi là tinh thần khởi nghiệp trở lại lần thứ hai" - CEO này chia sẻ.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 06:54:00 18-06-2020

    Livestream: "Hậu Covid-19: Vị thế chủ động trước vận hội mới"

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 06:51:00 18-06-2020

    Lời mở đầu

    Tính đến thời điểm hiện tại, tháng 6/2020, Việt Nam đã có 61 ngày không có ca lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng, cả nước chỉ còn 5 ca dương tính, điều trị khỏi 325 ca và 5 ca âm tính lần 1 trở lên.

    Việt Nam đã gây ấn tượng mạnh với cộng đồng quốc tế và WHO về khả năng chống dịch, chỉ có hơn 330 ca nhiễm, không có ca tử vong nào trong khi toàn thế giới có hơn 8,2 triệu người nhiễm, hơn 445 nghìn người tử vong.

    Mọi thứ đã trở về trạng thái bình thường mới, các chuyến bay nội địa đầy công suất, tắc đường triền miên ở các thành phố lớn, các điểm du lịch đông đúc trở lại, và đây là một điều thần kỳ đối với thế giới.

    Nhưng chúng ta không dừng lại ở đây.

    Thủ tướng trong một lần phát biểu gần đây yêu cầu Việt Nam không chỉ kiểm soát dịch bệnh mà phải ở thế chủ động trước vận hội mới, Việt Nam cần vượt lên nhanh, rút ngắn khoảng cách phát triển với khu vực. Chúng ta có lợi thế kiểm soát dịch bệnh sớm hơn so với thế giới, vậy các doanh nghiệp Việt có thể làm gì, tận dụng được cơ hội gì ở thời điểm này để thu hút dòng vốn đầu tư, tạo ra các cơ hội phục hồi mạnh mẽ sau dịch.

    Tuần này, Trí Thức Trẻ tổ chức hội thảo trực tuyến với chủ đề "Hậu Covid-19: Vị thế chủ động trước vận hội mới" với sự tham gia của các diễn giả bao gồm:

    - Giáo sư - TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (Vafie)

    - Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Vietravel

    - Bà Nguyễn Ngô Vi Tâm, Thành viên HĐQT kiêm CEO CTCP Vĩnh Hoàn

    - Ông Lê Trọng Hiếu, Giám đốc bộ phận Tư vấn và giao dịch - dịch vụ BĐS Công nghiệp của CBRE

    Các diễn giả tham dự bàn tròn sẽ đưa ra một góc nhìn về việc các doanh nghiệp Việt có thể tận dụng được các cơ hội ra sao sau khi Việt Nam có thể được coi là nước đầu tiên của thế giới sớm đẩy lùi Covid-19 và kiểm soát được dịch bệnh.

    Bàn tròn trực tuyến sẽ diễn ra vào lúc 14h ngày 18/6/2020 và được tường thuật trực tiếp.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ

BBT

Trí Thức Trẻ

Tâm điểm
Trở lên trên