img

Tiến sĩ  Moon Chung In được mệnh danh là cánh tay phải của Tổng thống Moon Jae In về Thống nhất, Ngoại giao và An ninh quốc gia. Ông được công nhận rộng rãi là một trong những chuyên gia hàng đầu trong các vấn đề Liên Triều, người đã góp công rất lớn vào các cuộc Hội nghị Thượng đỉnh song phương giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un. Cả hai miền Triều Tiên đã đạt được nhiều thành tựu sau những cuộc gặp "xây dựng lòng tin và hòa bình lâu dài giữa hai quốc gia".

Cố vấn đặc biệt của Tổng thống Hàn Quốc: Ông Kim Jong Un không điên rồ, bốc đồng - Ảnh 1.

Trong cuộc phỏng vấn với National Interest, ông Moon Chung In cho biết phần lớn các chuyên gia, quan chức, các nhà bình luận và các tổ chức đều có quan điểm rất không tích cực về Triều Tiên. Họ cho rằng Triều Tiên là một quốc gia ngang ngược, Nhà lãnh đạo Kim Jong Un là một người điên rồ và bốc đồng. Tuy nhiên, việc tiếp xúc gần gũi với nhà lãnh đạo Triều Tiên trong vai trò cố vấn đặc biệt của Tổng thống Hàn Quốc đã khiến ông Moon Chung In khẳng định những điều đó khác xa với nhận định trên.

"Triều Tiên không phải một quốc gia ngang ngược mà là một nước có thể làm việc cùng. Nhà lãnh đạo của họ cũng không điên rồ hay bốc đồng mà rất thông thạo các vấn đề quốc tế, tỉnh táo và lý trí, thậm chí quyết đoán và rất thuyết phục", ông Moon Chung In nhấn mạnh.

Cố vấn đặc biệt của Tổng thống Hàn Quốc: Ông Kim Jong Un không điên rồ, bốc đồng - Ảnh 2.

Tiến sĩ Moon Chung In, cố vấn đặc biệt của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In về Thống nhất, Ngoại giao và An ninh quốc gia.

Cố vấn của Tổng thống Hàn Quốc cũng cho rằng, dù Triều Tiên từng nhiều lần không làm đúng những gì họ nói nhưng điều đó chỉ nên làm các bên có những sự phòng ngừa nhất định. Những phòng ngừa này có thể được giải quyết bằng cách làm việc chung với nhau và xây dựng lòng tin.

"Những người khăng khăng về sự vô ích khi cam kết và đàm phán với Triều Tiên là những người mắc sai lầm. Dù muốn hay không, Bình Nhưỡng cũng đang thể hiện sự sẵn sàng ngồi vào các bàn đàm phán. Ở thời khắc này, khi ông Kim thể hiện sự sẵn sàng đối thoại, sự cố chấp chỉ làm phung phí một cơ hội lịch sử", ông Moon Chung In nhận định.

Cố vấn đặc biệt của Tổng thống Hàn Quốc: Ông Kim Jong Un không điên rồ, bốc đồng - Ảnh 3.

Ông Moon cũng nhấn mạnh, cách để các nhà quan sát có thể hiểu rõ hơn về ý định của Bình Nhưỡng chính là xem bản gốc các tờ báo chính thống của Triều Tiên, ví dụ như Rodong Shinmun hay KCNA thay vì đọc các bài bình luận trên báo chí phương Tây.

"Các nhà quan sát bên ngoài thường dựa vào các nguồn sai lệch về Triều Tiên. Chúng ta cũng cần tránh những sai lầm như đánh giá quá cao hoặc quá thấp những thông tin từ phía Triều Tiên. Những điều này được cho là gây ra sự thất bại của hệ thống tình báo Hàn Quốc và phương Tây", ông Moon nói.

Theo đó, vũng lầy hạt nhân hiện tại ở Triều Tiên có thể đã được ngăn chặn nếu các bên thực hiện một phân tích khách quan và thực tế hơn về ý định và khả năng của Triều Tiên. Một báo cáo tình báo trước đó đã đánh giá thấp khả năng của Triều Tiên, cho rằng quốc gia này chưa sẵn sàng cho tên lửa đạn đạo và vũ khí hạt nhân. Sau đó, người ta lại đánh giá quá cao khi cho rằng Bình Nhưỡng có thể thực hiện các vụ tấn công bằng tên lửa đạn đạo liên lục địa nhằm vào Mỹ, phá hủy nghiêm trọng cơ hội giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên.

Việc đánh giáp thấp khả năng chịu đựng và thích ứng của Triều Tiên cũng gây cản trở với các biện pháp trừng phạt kinh tế và các vấn đề liên quan. Ông William Perry, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ từng nói rằng: "Chúng ta cần đối phó với Triều Tiên dựa trên tình hình thực tế bởi họ không như những gì chúng ta nghĩ".

Cố vấn đặc biệt của Tổng thống Hàn Quốc: Ông Kim Jong Un không điên rồ, bốc đồng - Ảnh 4.

Với những kiến thức sâu rộng trong vấn đề Liên Triều, ông Moon nhấn mạnh sự đúng đắn khi tiếp tục tiếp cận Triều Tiên. Bình Nhưỡng đã thể hiện những phản ứng tích cực với các chính sách họ cam kết đồng thời thể hiện phản ứng tiêu cực với lệnh trừng phạt và áp lực quốc tế nhằm vào chương trình hạt nhân của nước này.

"Kể từ khi Tổng thống Trump và Tổng thống Moon Jae In chấp nhận tham gia đàm phán, Bình Nhưỡng đã có những phản ứng tích cực như đình chỉ các vụ thử hạt nhân và tên lửa cũng như các hành động khiêu khích quân sự thông thường. Nhà lãnh đạo Triều Tiên đưa thêm những tuyên bố và cam kết táo bạo, trong đó có việc phá hủy một bãi thử hạt nhân, cơ sở thử nghiệm động cơ tên lửa đạn đạo và bãi phóng tên lửa ở Yongbyon. Ông Kim Jong Un cũng đã cam kết thực hiện phi hạt nhân hóa hoàn toàn trước thế giới và quan trọng hơn và người dân Triều Tiên", ông Moon nói.

Cố vấn đặc biệt của Tổng thống Hàn Quốc: Ông Kim Jong Un không điên rồ, bốc đồng - Ảnh 5.

Trong khi đó, Bình Nhưỡng đã chứng tỏ sự hợp tác trong việc đạt thỏa thuận về một loạt vấn đề và thực hiện kiểm soát vũ khí với Hàn Quốc như đình chỉ các hoạt động thù địch trên mặt đất, trên biển và trên không.

"Hơn nữa, sẽ không có lựa chọn nào khả thi ngoại trừ làm việc với Triều Tiên nhất là khi các biện pháp trừng phạt và áp lực tối đa có hiệu quả hạn chế, lựa chọn quân sự không thể chấp nhận vì có thể gây ra sự tàn phá ngoài sức tưởng tượng. Sự phối hợp giữa ông Trump, ông Kim và ông Moon sẽ giúp cho kết quả trở nên tích cực hơn nữa", ông Moon nói.

Ở thời điểm hiện tại, Triều Tiên, Mỹ và Hàn Quốc đang có một môi trường hoàn toàn khác so với quá khứ. Mỹ duy trì các kênh liên lạc với Triều Tiên ở cấp cao và cấp độ làm việc. Trong khi đó, Hàn Quốc cũng có các kênh liên lạc với Triều Tiên ở tất cả các lĩnh vực. Hàn Quốc cũng đã thành lập một văn phòng liên lạc tại Gaesung, hoạt động tất cả các ngày, suốt 24 giờ.

Hàn Quốc và Mỹ cũng thành lập nhóm làm việc hai tuần một lần. Tương lai, nó sẽ hữu ích cho Hàn Quốc, Triều Tiên và Mỹ để thể chế hóa một cơ chế giám sát và quản lý khủng hoảng 3 bên. Nếu Mỹ và Triều Tiên tiến tới bình thường hóa quan hệ, điều đó tất nhiên sẽ làm cải thiện đáng kể khả năng duy trì đối thoại của các bên.

Cố vấn đặc biệt của Tổng thống Hàn Quốc: Ông Kim Jong Un không điên rồ, bốc đồng - Ảnh 6.

Khi quan hệ Liên Triều bị phá vỡ, cần có sự can thiệp của bên thứ 3 để thúc đẩy đối thoại và hiểu biết lẫn nhau. Điều này còn có ý nghĩa hơn thế bởi Triều Tiên từng từ chối bất cứ cuộc đối thoại có ý nghĩa nào với Hàn Quốc nhưng vẫn cố gắng liên lạc với Mỹ. Tuy nhiên, chiến thuật này đã được Triều Tiên loại bỏ. Họ sử dụng Seoul như một phương tiện liên lạc với Washington.

Bây giờ, đối thoại và hiểu biết Liên Triều đã mạnh mẽ và đã đến lúc cần đưa ra những sáng tạo và linh hoạt hơn trong việc tận dụng cơ hội hiếm có này để tiếp tục mục tiêu chung là phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, sự hậu thuẫn của bên thứ 3 có thể vẫn cần thiết trong các lĩnh vực xây dựng lòng tin quân sự, kiểm soát vũ khí, thương mại và đầu tư quốc tế, ông Moon nói.

Cố vấn đặc biệt của Tổng thống Hàn Quốc: Ông Kim Jong Un không điên rồ, bốc đồng - Ảnh 7.

Ông Moon cũng vạch ra những sai lầm phổ biến trong trong số các nhà quan sát và chỉ ra cách làm thế nào để tránh chúng. Một trong những giả định sai lầm rõ rệt nhất là người ta mãi tin vào sự điên cuồng của Triều Tiên, tạo thành nền móng cho tình trạng thiếu tin tưởng. Những thông tin sai lầm về Triều Tiên khiến người ta tin rằng quốc gia này không thể đàm phán và các nhà quan sát đưa ra kết luận đàm phán với Triều Tiên là vô ích.

"Tệ hơn, họ từ chối tiếp nhận khi nhìn thấy bất cứ sự thay đổi tích cực nào của Triều Tiên. Họ rơi vào sự tự huyễn hoặc về một Triều Tiên không thể cải thiện. Cái bẫy này chỉ có thể tránh được bằng sự hiểu biết đa chiều. Đặt mình vào vị trí của người khác là cách tốt nhất để sửa chữa sai lầm", ông Moon nói.

Cố vấn đặc biệt của Tổng thống Hàn Quốc: Ông Kim Jong Un không điên rồ, bốc đồng - Ảnh 8.

Một tâm lý khác là logic tội phạm và hình phạt. Người ta cho rằng Triều Tiên đã phạm lỗi nên cần trừng phạt dù họ có thay đổi như thế nào. Một chiến lược đi theo lối mòn này chỉ gây ra sự phản tác dụng. Bình Nhưỡng tin rằng họ "vô tội" nên sẽ đáp trả một cách hung dữ hơn.

"Đây là lúc để cân nhắc về việc áp dụng chiến lược cải thiện tích cực. Dù có thể có hành vi chưa đúng trong quá khứ nhưng việc khen thưởng cho những hành vi tốt hiện tại có thể thúc đẩy sự thay đổi điều chỉnh hành vi của họ theo hướng tích cực hơn", ông Moon cho hay.

Cố vấn đặc biệt của Tổng thống Hàn Quốc: Ông Kim Jong Un không điên rồ, bốc đồng - Ảnh 9.

Chủ nghĩa đơn phương cũng đặt ra một vấn đề khác. Không thể phủ nhận Mỹ là một siêu cường trong khi Triều Tiên là một quốc gia rất nhỏ. Sự bất cân xứng giữa hai nước là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, Triều Tiên không phải quốc gia bị đánh bại và đối xử với họ như vậy sẽ không dẫn đến một cuộc đàm phán thành công. Cần có sự thỏa hiệp mà hai bên đều có thể chấp nhận.

Ngược lại, áp đặt đơn phương quan điểm và lợi ích của Mỹ chỉ khiến tình hình tệ hơn. Văn hóa chiến lược được áp dụng từ thời nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành cho thấy khi Triều Tiên bị đồn vào tình thế này, họ sẽ đáp trả gấp đôi.

"Cuối cùng, các nhà quan sát ở Mỹ cần có thái độ thực tế và linh hoạt hơn với Triều Tiên. Bình Nhưỡng dường như sẽ không ngay lập tức đáp ứng yêu cầu giải giáp vũ khí hạt nhân của Mỹ. Tuy nhiên, nếu cứng nhắc buộc Triều Tiên phải hành động để đổi lại điều gì đó, mọi thứ sẽ đổ bể và Washington cũng chẳng nhận được gì", ông Moon nhận định.

Cố vấn đặc biệt của Tổng thống Hàn Quốc: Ông Kim Jong Un không điên rồ, bốc đồng - Ảnh 10.

Những chuyến thăm tới Bình Nhưỡng cho ông Moon nhìn thấy một sự thay đổi mạnh mẽ ở quốc gia được mệnh danh là bí ẩn nhất thế giới. Trong chuyến công du tháng 9/2018, ông Moon nhìn thấy Triều Tiên đã thay đổi khẩu hiệu từ "Chính sách Quân sự là số một" thành "Chính sách Kinh tế là số một".

Sự thịnh vượng về kinh tế là từ thông dụng khắp các thị trấn. Họ muốn đạt được những bước nhảy vọt và bắt kịp tiến bộ khoa học và công nghệ. "Những người mà tôi nói chuyện ở Bình Nhưỡng thực sự quan tâm đến Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4", ông Moon nhấn mạnh.

Cố vấn đặc biệt của Tổng thống Hàn Quốc: Ông Kim Jong Un không điên rồ, bốc đồng - Ảnh 11.

Dù kinh tế lạc hậu nhưng người Triều Tiên tin rằng họ sẽ bắt kịp các nước trong khu vực thông qua đổi mới công nghệ. Điều đó giúp giải thích vì sao Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un cúi đầu công khai trước hơn một nghìn giảng viên và sinh viên của Viện Công nghệ Khoa học Kim Chaek, vốn được gọi là MIT của Triều Tiên, nhân dịp kỷ niệm 70 năm thành lập trường.

"Các ưu tiên hàng đầu khác bao gồm phát triển cơ sở hạ tầng, đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng, thúc đẩy lĩnh vực tiêu dùng, phát triển hệ thống các đặc khu kinh tế và khôi phục vành đai công nghiệp ở đông bắc đất nước. Tất cả sẽ được hoàn thành trong 10 tới 20 năm tới", ông Moon nói.

Cố vấn đặc biệt của Tổng thống Hàn Quốc cũng dẫn lại câu nói của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc phỏng vấn với CBS gần đây: "Ông Kim Jong Un có cơ hội để Triều Tiên trở thành một người khổng lồ về kinh tế. Quốc gia này có cơ hội trở thành một trong những nền kinh tế lớn của thế giới".

Tuy nhiên, ông Trump nhấn mạnh rằng những điều này sẽ không thể thành hiện thực nếu không có sự chuyển đổi thể chế tương ứng để cải cách và mở cửa, trau dồi lớp doanh nhân mới hay nói cách khác là tái thiết lại Triều Tiên. Và tất nhiên, điều đó phải diễn ra với quá trình phi hạt nhân hóa.

Linh Anh
National Interest
Hương Xuân
Theo Trí Thức Trẻ21/2/2019

Linh Anh

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên