Vào tháng 12, Đảng cộng sản kỷ niệm 40 năm chính sách “cải cách và mở cửa” đã biến đổi Trung Quốc. Chiến dịch tuyên truyền chiến thắng đã bắt đầu. Ông Tập đặt mình vào vị trí trung tâm, như thể chính ông đem về chiến thắng cho đất nước.
Chủ tịch Tập Cận Bình hiện là lãnh đạo Đảng quyền lực nhất kể từ thời Đặng Tiểu Bình. Ông là con trai của một quan chức cấp cao phục vụ Đặng Tiểu Bình. Mặc dù thừa hưởng di sản mà ông Đặng để lại, ông Tập tự khiến bản thân trở nên nổi bật.
Bởi lẽ ông Đặng khuyến khích Đảng tìm kiếm sự giúp đỡ và chuyên môn từ nước ngoài, nhưng ông Tập ca tụng sự tự chủ và cảnh báo mối đe dọa từ các “thế lực thù địch nước ngoài”. Nói cách khác, ông có vẻ ít sử dụng đến chiến lược “mở cửa” trong khẩu hiệu của Đặng Tiểu Bình.
Chủ tịch Tập không có dấu hiệu từ bỏ điều ông gọi là “sự phục hưng vĩ đại của Trung Quốc”. Bức ảnh từ tầng quan sát của Tháp Thương mại, tòa nhà cao thứ hai trên thế giới
Trong nhiều nguy cơ mà Đảng phải đối mặt khi theo đuổi tăng trưởng, có lẽ nguy cơ lớn nhất là cho phép đầu tư, thương mại và những ý tưởng từ nước ngoài. Đây là canh bạc hiếm có của một đất nước từng bị cô lập như Nam Hàn ngày nay, và nước này đã được đền đáp.
Trung Quốc tận dụng cơn sóng toàn cầu hóa đang quét qua toàn thế giới và họ nổi lên như một công xưởng của thế giới. Trung Quốc tận dụng Internet (trong những giới hạn) để trở thành quốc gia hàng đầu về công nghệ. Những tư vấn từ nước ngoài giúp Trung Quốc tái cơ cấu các ngân hàng, xây dựng hệ thống pháp lý và tạo ra nhiều tập đoàn hiện đại.
Những ngày này, Đảng Cộng sản Trung Quốc ưa thích một câu chuyện khác. Chuyện kể rằng kinh tế bùng nổ “phát triển vượt ra ngoài Trung Quốc” chủ yếu là kết quả của sự lãnh đạo. Tuy nhiên, câu chuyện này che lấp một trong những điều trớ trêu nhất về sự trỗi dậy của Bắc Kinh. Sự trớ trêu ở chỗ Trung Quốc phát triển như ngày hôm nay cũng nhờ vào những kẻ thù trước đây của mình.
Lắp đặt các tấm năng lượng mặt trời trên một khu dân cư cao 47 tầng. Trung Quốc thành công nhờ bảo toàn nền kinh tế kế hoạch và cho phép kinh tế thị trường phát triển.
Một nhân viên thiết kế thời trang trong triển lãm trang phục cô dâu ở Bắc Kinh có lẽ đang tận dụng cơ hội nghỉ ngơi, nhưng không ai gọi Trung Quốc là gã khổng lồ đang ngủ nữa.
Đại hội Đảng Cộng sản, ông Tập Cận Bình có vẻ tự tin rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục thành công nhờ luật riêng của mình
Hoa Kỳ và Nhật Bản là hai nước thường xuyên bị Trung Quốc chỉ trích, nay đã trở thành những đối tác thương mại lớn và là nguồn quan trọng cung cấp viện trợ, đầu tư và chuyên môn. Tuy nhiên, người thực sự thay đổi cuộc chơi lại là những người như Tony Lin, một giám đốc nhà máy.
Ông Lin lần đầu tiên thực hiện chuyến đi đến đại lục vào năm 1988. Ông Lin sinh ra và lớn lên tại Đài Loan - nơi những người thua cuộc trong nội chiến Trung Quốc chạy trốn sau Cách mạng Cộng sản. Khi còn là học sinh, ông được dạy rằng Trung Hoa đại lục là kẻ thù.
Cuối những năm 80, nhà máy giày thể thao (sneaker) ông điều hành ở trung tâm Đài Loan gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nhân công. Một trong những khách hàng lớn nhất là Nike đề nghị chuyển một số sản phẩm sang Trung Quốc. Ông Lin bỏ qua nỗi sợ và bắt đầu chuyến đi.
Điều khiến ông ngạc nhiên ở Trung Quốc là lực lượng lao động dồi dào và sẵn sàng làm việc, các quan chức khát khao vốn đầu tư và họ cho phép sử dụng miễn phí một nhà máy của Nhà nước và còn miễn thuế 5 năm.
Ông Lin dành cả thập kỷ sau đó đi đi về về miền nam Trung Quốc. Nhiều tháng ông ở lại đây và chỉ trở về nhà trong những dịp nghỉ ngắn để gặp vợ con. Ông đã xây dựng và vận hành 5 nhà máy sản xuất sneaker bao gồm nhà cung cấp lớn nhất của Nike tại Trung Quốc.
“Chính sách của Trung Quốc rất rộng lượng”, ông hồi tưởng. “Họ như miếng bọt biển thấm nước, tiền, công nghệ và mọi thứ”.
Ông Lin là một phần trong dòng vốn đầu tư từ những người Trung Quốc ở Hồng Kông, Đài Loan, Singapore và nhiều nơi khác – những quốc gia và vùng lãnh thổ đã vượt qua Trung Quốc và giúp đỡ các nước đang phát triển. Một số nhà kinh tế cho rằng nếu không có cộng đồng này thì sự thay đổi của đại lục có lẽ chỉ đình trệ ở mức như Indonesia hay Mexico.
Thời cơ đã ủng hộ Trung Quốc, họ mở cửa ngay khi Đài Loan phát triển mạnh mẽ trở thành một mắt xích trong chuỗi sản xuất toàn cầu. Trung Quốc không chỉ hưởng lợi từ tiền của Đài Loan mà còn từ kinh nghiệm quản lý, công nghệ và các mối quan hệ với các khách hàng trên khắp thế giới mà Đài Loan có được. Thực tế, Đài Loan đã khởi động Chủ nghĩa Tư bản ở Trung Quốc và đưa nước này kết nối với nền kinh tế toàn cầu.
Không lâu sau, Đài Loan bắt đầu lo lắng rằng họ phụ thuộc quá nhiều vào “kẻ thù một thời” và cố gắng chuyển dịch đầu tư sang các nước khác. Nhưng đại lục vẫn quá rẻ, quá gần, lại có chung ngôn ngữ và di sản, thật quá đỗi thân quen. Ông Lin cố gắng mở các nhà máy ở Thái Lan, Việt Nam và Indonesia nhưng lại trở về Trung Quốc.
Ngày nay, Đài Loan nhận thấy họ ngày càng phụ thuộc vào một Trung Quốc hùng mạnh. Trong khi đó, Trung Quốc đẩy mạnh tiến trình thống nhất, tương lai của Đài Loan là bất định.
Không phải chỉ mình Đài Loan mà nhiều nước khác cũng hối hận về việc họ vội vã hợp tác thương mại và đầu tư với Bắc Kinh.
Hối hận mạnh mẽ nhất có lẽ là Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đưa Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và trở thành khách hàng lớn nhất của nước này. Giờ đây, họ buộc tội Trung Quốc ăn cắp công nghệ quy mô lớn, một quan chức gọi đó là “sự chuyển giao của cải lớn nhất trong lịch sử”.
Giới chức Washington từng dự đoán rằng thương mại sẽ đem đến những thay đổi về chính trị. Và đúng là như vậy, nhưng không phải ở Trung Quốc. “Mở cửa” hóa ra lại củng cố quyền lực của Đảng, thay vì làm suy yếu nó. Cú sốc trước sự trỗi dậy của Trung Quốc như một gã khổng lồ về xuất khẩu được cảm nhận ở nhiều thành phố công nghiệp trên thế giới.
Tại Hoa Kỳ, các nhà kinh tế cho rằng hệ quả là ít nhất hai triệu công việc sẽ mất đi và nhiều khu vực rốt cuộc sẽ bầu cho Tổng thống Trump.
Trung Quốc không phải quốc gia duy nhất điều chỉnh nhu cầu cai trị độc đoán với nhu cầu của thị trường tự do. Nhưng họ thực hiện điều này trong thời gian dài hơn, ở quy mô lớn hơn và đạt được nhiều kết quả hơn bất cứ quốc gia nào khác.
Câu hỏi đặt ra là liệu Trung Quốc có thể duy trì mô hình này khi Hoa Kỳ trở thành đối thủ thay vì đối tác.
Chiến tranh thương mại mới chỉ bắt đầu và nó không đơn thuần là cuộc chiến thương mại. Tàu chiến và phi cơ của Mỹ đang thách thức những tuyên bố của Trung Quốc đối với các vùng biển tranh chấp, tần suất tăng dần ngay cả khi Trung Quốc tiếp tục tăng chi tiêu cho quân sự.
Washington dàn xếp chống lại sức ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Bắc Kinh trên toàn thế giới. Họ cảnh báo rằng việc Trung Quốc chi mạnh tay cho cơ sở hạ tầng trên khắp thế giới luôn đi kèm những ràng buộc.
Cả Mỹ và Trung Quốc đều chưa đi đến thỏa thuận. Tại Hoa Kỳ, cánh tả và cánh hữu nhìn nhận Trung Quốc là nhà vô địch của trật tự toàn cầu mới, một trật tự bao gồm cả những giá trị chuyên quyền độc đoán và làm suy yếu cạnh tranh công bằng. Đây là sự đồng thuận hiếm có ở Hoa Kỳ, quốc gia luôn chia rẽ sâu sắc về nhiều vấn đề khác, bao gồm việc sử dụng quyền lực ở nước ngoài trong những thập kỷ gần đây và cách thức nên làm hiện nay.
Về phía ông Tập, vị Chủ tịch không có dấu hiệu từ bỏ điều ông gọi là “sự phục hưng vĩ đại của Trung Quốc”. Phần nào ông cũng nóng lòng đối đầu với Hoa Kỳ kể từ khủng hoảng tài chính thế giới 2008 và coi chính sách của chính quyền ông Trump là bằng chứng của điều họ luôn nghi ngờ lâu nay, rằng Mỹ quyết tâm kìm hãm Trung Quốc.
Cùng lúc đó, trong nước xuất hiện nỗi lo về những động thái mới, vì Hoa Kỳ từ lâu truyền cảm hứng cho cả sự ngưỡng mộ và thù ghét ở Trung Quốc, và vì một cảm giác day dứt rằng công thức thành công của Đảng có thể bị lung lay.
Thịnh vượng mang đến những kỳ vọng ngày càng cao ở Trung Quốc, công chúng mong muốn nhiều hơn là tăng trưởng kinh tế đơn thuần. Họ muốn không khí trong lành hơn, thức ăn và dược phẩm an toàn hơn, trường học và y tế tốt hơn, ít tham những và bình đẳng hơn. Đảng đang gặp khó khăn trong việc đáp ứng những nhu cầu đó.
“Vấn đề cơ bản là tăng trưởng cho ai?”, ông Xu, một quan chức đã nghỉ hưu viết trong báo cáo ở Mạc Can Sơn. “Chúng ta vẫn chưa giải quyết được vấn đề này.” Tăng trưởng bắt đầu chậm lại, có thể như vậy là tốt hơn cho nền kinh tế trong dài hạn nhưng cũng có thể khiến niềm tin của công chúng lung lay. Đảng đầu tư nhiều hơn vào kiểm duyệt để kiểm soát những thảo luận về thách thức mà quốc gia phải đối mặt như bất bình đẳng kéo giãn, tỷ lệ nợ ở mức nguy hiểm và dân số già.
Ông Tập nhận thức được Đảng phải thích nghi, ông tuyên bố rằng đất nước của ông đang bước vào một “kỷ nguyên mới” đòi hỏi những phương thức mới. “Mở cửa” được thay thế thúc đẩy sự ảnh hưởng với nước ngoài, với những khoản nợ lớn mà các nhà phê bình mô tả như sự thâu tóm và những nỗ lực khác nhằm tạo ảnh hưởng hoặc can thiệp vào chính trị của các quốc gia khác. Ở trong nước, thử nghiệm chỉ là bề ngoài trong khi chính trị chính thống và kỷ luật vẫn nằm trong bản chất.
Thực tế, ông Tập có vẻ tin rằng sự thành công của Trung Quốc lớn đến mức Đảng có thể trở lại hình thái truyền thống và để tồn tại và vượt qua Hoa Kỳ thì nó phải như vậy.
Chắc chắn đà phát triển vẫn đang còn đó. Qua hơn bốn thập kỷ, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc nhanh gấp 10 lần so với Hoa Kỳ, và hiện nay vẫn đang gấp hơn hai lần. Chính phủ dường như tận hưởng sự ủng hộ rộng rãi của công chúng. Giới quan sát cho rằng nước Mỹ của ông Trump đang thoái lui trong khi sự đi lên của Trung Quốc mới chỉ bắt đầu.
Và một lần nữa, Trung Quốc lại bất chấp các kỳ vọng.
Trí Thức Trẻ