img

Năm 2023 là một năm không dễ dàng đối với ngành xuất khẩu. Theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 291,28 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm, giảm 7,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong nhóm các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, hàng dệt may ghi nhận mức giảm 12,9% kể từ đầu năm và thu về hơn 27,6 tỷ USD.

Nhiều doanh nghiệp có chung xu thế tăng thu, giảm chi, tinh giản bộ máy hoạt động để có thể vượt qua giai đoạn khó khăn, nhất là đối với ngành hàng dệt may khi các đơn hàng suy giảm, nhu cầu từ các thị trường lớn có phần chững lại. Tuy nhiên trong cơn bão cắt giảm, thu nhỏ đó, vẫn có một "chiến binh" đang không ngừng nỗ lực mở rộng quy mô sản xuất để phục vụ xuất khẩu, nhìn thấy những tiềm năng to lớn từ thị trường.

Chiến binh này không ai khác là một ‘cây đa cây đề’ trong ngành dệt may Việt Nam: Công ty Cổ phần May Sông Hồng Nam Định.

Hành trình 35 năm đồng lòng vượt khó của May Sông Hồng: Đi ngược dòng đương đầu bão lớn để chinh phục Ngành công nghiệp tỷ đô - Ảnh 1.

Ngành dệt may là một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam khi mang về hàng chục tỷ USD mỗi năm. Trải qua dịch Covid-19, một cơn bão lớn của ngành dệt may toàn cầu, nước ta đang rất nỗ lực đưa ngành công nghiệp dệt may hồi phục quay trở lại đường đua, trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng dệt may của thế giới.

Theo các chuyên gia, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam năm 2023 khả năng có thể đạt mức 40 tỷ USD, nhưng vẫn khó đạt mục tiêu 45 – 48 tỷ USD đặt ra vào thời điểm cuối năm 2022. Các doanh nghiệp dệt may đứng trước bài toán khó: Làm thế nào để có thể vừa tồn tại trong giai đoạn ‘sóng to gió lớn’, vừa có thể đưa ngành dệt may khởi sắc trở lại?

Đứng trước thách thức vận hành giữa thời kỳ khó khăn như vậy, một doanh nghiệp nằm trong top đầu của ngành dệt may là Công ty Cổ phần May Sông Hồng vẫn đang nỗ lực mở rộng quy mô sản xuất để phục vụ nhu cầu xuất khẩu khiến nhiều người không khỏi băn khoăn rằng đây có phải một bước đi đầy táo bạo?

Và thực tế là Sông Hồng đã chính thức khởi công xây dựng Nhà máy Sông Hồng – Xuân Trường 2 đặt tại xã Xuân Hoà, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Đây là nhà máy có quy mô lớn nhất của Sông Hồng nói riêng và thuộc loại lớn của ngành dệt may Việt Nam nói chung, giữa một bối cảnh đầy thách thức như hiện nay.

Hành trình 35 năm đồng lòng vượt khó của May Sông Hồng: Đi ngược dòng đương đầu bão lớn để chinh phục Ngành công nghiệp tỷ đô - Ảnh 2.

Dự án được xây dựng trên diện tích gần 9.6 ha bao gồm 3 xưởng sản xuất, một nhà kho kết hợp với xưởng cắt, một khu nhà văn phòng, cùng các công trình hạ tầng, cây xanh, hồ nước. Tổng vốn đầu tư cho nhà máy này là hơn 700 tỷ đồng, thể hiện cam kết mạnh mẽ của Công ty Cổ phần May Sông Hồng đối với ngành dệt may Việt Nam. Nhà máy có quy mô 50 chuyền may xuất khẩu gồm cả dệt kim và dệt thoi, phục vụ đa dạng các chủng loại từ quần, áo, váy, jacket tới nhiều sản phẩm may mặc khác.

Nhà máy mới đi vào hoạt động sẽ giúp Sông Hồng lớn mạnh hơn nữa, đủ điều kiện để tạo ra khoảng 6.500- 7.000 tỷ đồng doanh thu và trên 300 triệu USD xuất khẩu mỗi năm, đưa doanh nghiệp trở thành đơn vị nộp ngân sách ngang bằng với những huyện khá nhất ở tỉnh Nam Định.

"Nhà máy này dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2024, tạo việc làm cho khoảng 3.000 lao động địa phương, nâng tổng quy mô lao động của Công ty May Sông Hồng lên tới 15.000 người. Mở rộng và xây dựng thêm nhà máy là bước đầu tư của Sông Hồng để đón đầu sự phục hồi của thị trường vào trong những năm tới," ông Bùi Đức Thịnh, Chủ tịch HĐQT May Sông Hồng chia sẻ.

Hành trình 35 năm đồng lòng vượt khó của May Sông Hồng: Đi ngược dòng đương đầu bão lớn để chinh phục Ngành công nghiệp tỷ đô - Ảnh 3.

Dự án được xây dựng trên diện tích gần 9.6 ha bao gồm 3 xưởng sản xuất, một nhà kho kết hợp với xưởng cắt, một khu nhà văn phòng, cùng các công trình hạ tầng, cây xanh, hồ nước. Tổng vốn đầu tư cho nhà máy này là hơn 700 tỷ đồng, thể hiện cam kết mạnh mẽ của Công ty Cổ phần May Sông Hồng đối với ngành dệt may Việt Nam. Nhà máy có quy mô 50 chuyền may xuất khẩu gồm cả dệt kim và dệt thoi, phục vụ đa dạng các chủng loại từ quần, áo, váy, jacket tới nhiều sản phẩm may mặc khác.

Nhà máy mới đi vào hoạt động sẽ giúp Sông Hồng lớn mạnh hơn nữa, đủ điều kiện để tạo ra khoảng 6.500- 7.000 tỷ đồng doanh thu và trên 300 triệu USD xuất khẩu mỗi năm, đưa doanh nghiệp trở thành đơn vị nộp ngân sách ngang bằng với những huyện khá nhất ở tỉnh Nam Định.

"Nhà máy này dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2024, tạo việc làm cho khoảng 3.000 lao động địa phương, nâng tổng quy mô lao động của Công ty May Sông Hồng lên tới 15.000 người. Mở rộng và xây dựng thêm nhà máy là bước đầu tư của Sông Hồng để đón đầu sự phục hồi của thị trường vào trong những năm tới," Ông Bùi Đức Thịnh, Chủ tịch HĐQT May Sông Hồng chia sẻ.

Hành trình 35 năm đồng lòng vượt khó của May Sông Hồng: Đi ngược dòng đương đầu bão lớn để chinh phục Ngành công nghiệp tỷ đô - Ảnh 4.

"Sẽ mãi không bao giờ quên hình ảnh mấy gian nhà kho tối tăm, dột nát của Công ty dịch vụ Thương nghiệp thành phố, rồi một góc Nhà thờ hoang tàn, xiêu vẹo cùng với mấy chục người thợ may với mấy chục chiếc máy đạp chân... Vốn liếng, tài sản ban đầu của May Sông Hồng chỉ có như vậy đó. Niềm tin mong manh và cũng là động lực duy nhất có được để chúng tôi bấu víu vào cuộc sống lúc đó là lời dạy của Phật: Hãy đi tìm điều lành ở trong cái rủi!" Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần May Sông Hồng, ông Bùi Đức Thịnh, từng chia sẻ với báo chí.

Với tinh thần đó, doanh nghiệp nhỏ bé và thiếu thốn ngày nào nay đã là một doanh nghiệp mạnh luôn đứng trong tốp đầu của ngành dệt may Việt Nam và luôn đứng trong Top 50 Doanh nghiệp hoạt động tốt nhất trên sàn Chứng khoán Việt Nam.

May Sông Hồng đã liên tục mở rộng quy mô ở hai mảng kinh doanh chính là sản xuất hàng dệt may cho các tập đoàn nước ngoài theo các hình thức CMT (may gia công), FOB (tự chủ nguyên liệu) và sản xuất chăn ga gối đệm cho thị trường trong nước. May Sông Hồng cũng là doanh nghiệp tiên phong tại Việt Nam đang tăng cường năng lực Nghiên cứu và Phát triển để tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu như sản xuất FOB cấp 2 (tự lựa chọn nguyên liệu), sản xuất ODM (tự thiết kế mẫu) và OBM (có thương hiệu riêng).

Hành trình 35 năm đồng lòng vượt khó của May Sông Hồng: Đi ngược dòng đương đầu bão lớn để chinh phục Ngành công nghiệp tỷ đô - Ảnh 5.

"Sản xuất cao hơn trên chuỗi giá trị dệt may phụ thuộc rất lớn vào nghiên cứu phát triển. Sông Hồng đã và vẫn đang tập trung vào R&D để từ từ chuyển dịch theo chiều sâu theo hướng công nghệ cao hơn, chất lượng cao hơn" bà Nguyễn Thị Ninh - Trợ lý Tổng giám đốc Công ty Cổ phần May Sông Hồng cho biết.

Với nỗ lực đầu tư chuyên sâu, thương hiệu May Sông Hồng khiến bất kỳ khách hàng nước ngoài nào tìm đến Việt Nam đều không thể bỏ qua. Công ty là đối tác chiến lược của nhiều tập đoàn may mặc trong chuỗi cung ứng toàn cầu của họ.

"May Sông Hồng có quy mô lớn bậc nhất trong ngành may mặc Việt Nam. Sở hữu hơn 20 xưởng may tại tỉnh Nam Định, Sông Hồng là nhân tố quan trọng không chỉ trong sự phát triển của cộng đồng địa phương mà còn cho cả sự phát triển của Columbia Sportswear," ông Mark Millar, Giám đốc Columbia Việt Nam cho biết.

Hành trình 35 năm đồng lòng vượt khó của May Sông Hồng: Đi ngược dòng đương đầu bão lớn để chinh phục Ngành công nghiệp tỷ đô - Ảnh 6.

Ngoài thành công trong lĩnh vực may gia công xuất khẩu cho các thương hiệu quốc tế lớn, thương hiệu chăn ga gối đệm Sông Hồng còn là một thương hiệu quốc gia, là lựa chọn tin tưởng của người Việt. Theo lãnh đạo May Sông Hồng, doanh nghiệp đã có chỗ đứng trong lòng khách hàng Việt Nam bởi đặc biệt coi trọng lợi ích của người dân. Hài hoà lợi ích giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng là triết lý của Sông Hồng.

Mỗi bộ chăn ga đệm Sông Hồng đều được đính kèm lời tự sự của Chủ tịch công ty, trong đó có câu: "Làm doanh nghiệp, nếu không tính toán lời lãi, thì e chẳng thực lòng, nhưng nếu quá cao trên lưng đồng bào của mình thì ắt hẳn Đạo Trời chẳng thuận."

Chìa khóa sức mạnh của May Sông Hồng nằm ở sự quan tâm tới con người mà trước hết là chăm lo cho cán bộ công nhân viên. Thu nhập bình quân của công nhân công ty hiện ở mức cao trong khu vực, dao động trên 100 triệu một năm. Mức thưởng Tết bình quân của cán bộ công nhân viên luôn ở mức 2,5 tháng lương thực lĩnh. Trong giai đoạn dịch Covid đầy thách thức, May Sông Hồng kiên quyết tìm mọi cách vượt khó chứ không để công nhân mất việc, nhà máy ngừng hoạt động.

Hành trình 35 năm đồng lòng vượt khó của May Sông Hồng: Đi ngược dòng đương đầu bão lớn để chinh phục Ngành công nghiệp tỷ đô - Ảnh 7.

Nhà máy Sông Hồng – Xuân Trường 2 của Công ty Cổ Phần May Sông Hồng cũng là nhà máy có quy mô lớn nhất được khởi công đúng dịp kỉ niệm 35 năm thành lập công ty.

"Sự phát triển của May Sông Hồng là chặng đường nhiều màu sắc và thăng trầm. May Sông Hồng như con thuyền lớn và mọi cán bộ nhân viên đều có niềm tin tuyệt đối vào người chèo lái con thuyền. Sức mạnh của chúng tôi nằm ở sự đồng lòng nên sức vượt lên của con thuyền rất mạnh mẽ, không khuất phục trước bất kỳ khó khăn nào. Quan trọng nhất đối với May Sông Hồng là dám ước mơ và mơ lớn. Thực tế đã chứng minh những mơ ước của Công ty từ buổi đầu khó khăn giờ đều đã thành hiện thực," ông Bùi Đức Thịnh, Chủ tịch HDQT May Sông Hồng chia sẻ.

Hành trình 35 năm đồng lòng vượt khó của May Sông Hồng: Đi ngược dòng đương đầu bão lớn để chinh phục Ngành công nghiệp tỷ đô - Ảnh 8.

Nhìn lại năm 2023, một năm đầy rẫy những khó khăn khi căng thẳng địa chính trị vẫn còn tồn tại làm phân mảng thương mại, lạm phát tăng cao cùng với sự mất ổn định trên thị trường tài chính đã kéo theo hệ lụy sức mua trên toàn cầu sụt giảm.

Tuy nhiên nhìn về chặng đường dài phía trước, những khó khăn của nền kinh tế nói chung và ngành dệt may nói riêng chỉ là những thách thức trước mắt. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu sụt giảm, tuy nhiên ngành dệt may vẫn có những điểm sáng trong năm vừa qua khi quy mô ngành dệt may Việt Nam ngày càng mở rộng bằng những mặt hàng như áo phông, áo khoác, sơ mi, quần tây,…

Theo Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) Vũ Đức Giang, mặc dù sụt giảm về xuất khẩu nhưng dệt may Việt Nam đã có sự bứt phá cả về thị trường và mặt hàng khi có tới 36 mặt hàng, sản phẩm các loại xuất khẩu tới 104 thị trường các nước và vùng lãnh thổ.

Hành trình 35 năm đồng lòng vượt khó của May Sông Hồng: Đi ngược dòng đương đầu bão lớn để chinh phục Ngành công nghiệp tỷ đô - Ảnh 9.

Chưa dừng lại ở đó, hàng Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trường nhiều nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu,…đặc biệt bước sang năm 2023, nhiều thị trường tăng mạnh nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam phải kể đến như Nga – nền kinh tế lớn nhất châu u với mức tăng 73%, Cộng hòa Tanzania với mức tăng trưởng hơn 100% và đặc biệt là khởi sắc tại thị trường châu Phi với mức tăng mạnh nhất tại Mozambique lên tới hơn 5.000% tính đến hết tháng 8. Điều này chứng minh rằng hàng dệt may đang ngày càng chinh phục được nhiều khách hàng khó tính, định vị trên bản đồ thế giới.

Xét về quy mô, năm 2022, xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt 37,5 tỷ USD, đứng thứ 3 sau Trung Quốc và Bangladesh. Tuy nhiên, xét về tốc độ tăng trưởng, Việt Nam chỉ xếp sau Bangladesh, với mức tăng trưởng 10,5 - 11%.

Bước sang năm 2024, dự báo kinh tế thế giới còn nhiều biến động; thách thức với doanh nghiệp dệt may chưa dừng lại khi ngày càng nhiều thị trường nhập khẩu dệt may lớn đưa ra những quy định mới mang tính bắt buộc liên quan tới thẩm định quyền con người và môi trường trong chuỗi cung ứng, quy định thiết kế sinh thái, sản phẩm tái chế, xử lý chất thải dệt may,…Tuy nhiên, ngành dệt may Việt Nam vẫn có những ưu thế so với các quốc gia cạnh tranh.

Một trong những lợi thế của nước ta là đã tham gia và đang đàm phán 19 Hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có 16 FTA đã ký kết và thực thi, 3 FTA đang trong quá trình đàm phán và là quốc gia duy nhất ký kết Hiệp định thương mại tự do với tất cả các đối tác kinh tế lớn trên toàn cầu như: Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Anh, Nga. Đặc biệt, Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 được Chính phủ phê duyệt mới đây sẽ là nền tảng thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sợi-dệt-nhuộm, tạo cơ hội cho ngành dệt may tận dụng ưu đãi từ các hiệp định, qua đó, thúc đẩy ngành tăng trưởng bền vững.

Hành trình 35 năm đồng lòng vượt khó của May Sông Hồng: Đi ngược dòng đương đầu bão lớn để chinh phục Ngành công nghiệp tỷ đô - Ảnh 10.

Theo các dự báo, tỷ lệ lạm phát của EU trong tháng 9 mới công bố giảm còn 4,3% (trước đó ở mức 5,2%-5,3%), là mức thấp nhất kể từ tháng 10/2021. Thị trường Trung Quốc cũng có dấu hiệu khởi sắc từ tháng 8, khi chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Trung Quốc tăng lên mức 50,2 điểm trong tháng 9 (cao hơn dự báo) từ mức 49,7 điểm trong tháng trước đó. Ðối với thị trường Mỹ, Cục Dự trữ liên bang (FED) cũng có quyết định chưa tăng lãi suất thời điểm này mà lùi xuống cuối năm 2023,... là những yếu tố tích cực giúp kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam có thể tăng lên trong thời gian tới.

Xét những yếu tố trên, có thể thấy ngành dệt may của Việt Nam đang dần bước qua giai đoạn khó khăn nhất, sẵn sàng ‘trở mình’ để thăng hạng trên đường đua quốc tế, bởi vậy việc thay đổi, mở rộng của May Sông Hồng nói riêng và cộng đồng các doanh nghiệp dệt may nói chung là yếu tố then chốt.

Theo các chuyên gia trong ngành, doanh nghiệp phải nhanh chóng thay đổi, thích ứng với biến động thị trường, trong đó, cần tổ chức các lớp đào tạo kỹ năng nghề, đào tạo nhân lực cho chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, qua đó nâng cao năng suất lao động, sức cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó, phải giữ chân khách hàng bằng cách chấp nhận các đơn hàng nhỏ lẻ, có lợi thế chuyên biệt cũng như đẩy mạnh khai thác thị trường mới, đồng thời, tiết giảm các khoản chi phí nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng.

Hải An


Ánh Dương

Tổ Quốc

Trở lên trên