MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

10 bí quyết "phòng hơn chữa" giúp tránh xa viêm mũi, viêm họng, cảm cúm, sổ mũi... mùa rét

13-12-2017 - 21:11 PM | Sống

Bệnh ho, đau họng, viêm mũi, sổ mũi... đều bắt đầu từ chứng cảm lạnh. Muốn phòng tránh bị ho, bạn bắt buộc phải chú ý phòng bệnh. Sau đây là 10 bí quyết giúp bạn thoát khỏi cơn ho.

Theo quan niệm của Đông y, hầu hết các trường hợp ho đều do các bệnh về đường hô hấp, do đó phòng ngừa bệnh hô hấp chính là chìa khóa để phòng ngừa ho.

Sau đây là tổng hợp 10 biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu các tác nhân gây ra các bệnh về hô hấp như viêm mũi, viêm họng, ho, cảm cúm, nghẹt mũi, sổ mũi…

Hãy "bỏ túi" 10 bí quyết này, đặc biệt cần thiết cho 2 nhóm người dễ bị mắc bệnh nhất là trẻ em và người cao tuổi.

1. Tập thể dục

Nếu bạn tăng cường tập thể dục, hoạt động ngoài trời nhiều hơn, sẽ có thể cải thiện sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật.

2. Chú ý đến thay đổi khí hậu

Hãy xem bản tin thời tiết hoặc để ý nhiệt độ ngoài trời để mặc thêm hoặc cởi bớt quần áo, đảm bảo không để cho cơ thể rơi vào tình trạng quá lạnh hoặc nóng quá.

3. Hạn chế đến nơi đông người

Trừ khi bắt buộc, còn lại bạn không nên đến những nơi công cộng tập trung đông người để giảm thiểu các nguy cơ lây nhiễm bệnh. Trong những giai đoạn bệnh truyền nhiễm bùng phát thì lưu ý việc đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.

4. Chú ý đến chế độ ăn uống

Nên duy trì một thực đơn ăn uống thanh đạm, hạn chế ăn đồ ngọt chứa đường, kẹo, đồ uống lạnh và các thực phẩm thiếu lành mạnh khác.

Ngoài ra, theo quan niệm của Đông y, một số loại thực phẩm thuộc tính lạnh như tôm, cua, cá đông lạnh chứa chất macromolecules có thể dễ dẫn đến dị ứng, người nhạy cảm có thể xuất hiện ho do dị ứng gây ra, vì vậy không nên ăn nhiều.

5. Thường xuyên mở cửa sổ, lưu thông không khí trong nhà

Khi trong nhà bạn có người bị cảm cúm hoặc các bệnh liên quan đến truyền nhiễm thì nhanh chóng mở cửa để không khí và gió lưu thông cho thoáng khí, đổi về môi trường trong lành. Một cách khác là có thể khử trùng bằng cách xịt dấm khử trùng, đề phòng các virus lây lan.

6. Tiêm phòng

Chú ý việc tiêm phòng kịp thời để ngăn ngừa sự xuất hiện của bệnh truyền nhiễm.

7. Muốn phòng tránh ho trước hết phải phòng tránh cảm

Để phòng ngừa ho thì việc quan trọng trước tiên bạn cần làm là phải chống cảm lạnh, điều này rất quan trọng. Đối với trẻ em, nên thường xuyên vận động, tập thể dục để tăng cường khả năng miễn dịch, từ đó phòng tránh được các bệnh về cảm, cũng là cách để không khiến cho bệnh trở nên nặng hơn nếu chẳng may mắc phải.

8. Cân bằng, điều hòa cuộc sống

Bạn nên tăng cường điều chỉnh chế độ sinh hoạt và cân bằng cuộc sống, ăn uống hợp lý, đảm bảo giấc ngủ, môi trường trong phòng ở cần được yên tĩnh, sạch sẽ, không khí phải tươi mới, trong lành.

9. Ăn thêm quả lê và củ cải

Đông y cho rằng, ăn một lượng phù hợp quả lê và củ cải sẽ mang lại một số tác dụng phòng ngừa đối với các chứng ho.

10. Chú ý môi trường tiếp xúc

Có rất nhiều lý do gây ho mãn tính liên quan đến dị ứng, vì vậy bệnh nhân bị ho thì không nên tiếp xúc với chất gây dị ứng, chẳng hạn như: khói, bụi, vật nuôi, phấn hoa, không khí lạnh, sơn, thuốc dị ứng, thực phẩm dễ gây dị ứng. Không lạm dụng kháng sinh sau khi bị bệnh.

Tóm lại, ho thực chất là cơ chế bảo vệ tốt của bộ máy hô hấp. Nếu ho trong 3 ngày không kèm các triệu chứng như: đờm, máu mủ, khó thở, tức ngực, không sốt thì chỉ nên dùng thuốc bổ phế Nam Hà chớ nên lạm dụng kháng sinh. Đa phần các cơn ho đều bắt nguồn từ sự tổn thương của phế phổi. Vì thế khi bị ho cần những loại thảo dược bồi bổ phế phổi để điều trị từ gốc rễ của bệnh.

"Bổ phế chỉ khái lộ" - bài thuốc dân gian bí truyền trị ho hiệu quả nay đã được bào chế thành công thành hai dạng: siro và viên ngậm rất tiện lợi. Ngay khi có những dấu hiệu ban đầu của ho cảm, ho gió, ho khan, ho do thay đổi thời tiết và các chứng ho do viêm họng, viêm phế quản… bạn có thể sử dụng ngay thuốc ho bổ phế Nam Hà chỉ khái lộ để chấm dứt những cơn ho khó chịu.

Thuốc ho bổ phế Nam Hà chỉ khái lộ thích hợp dùng cho mọi thành viên trong gia đình.

*Theo Bách khoa PcLady (TQ)

Theo Vân Hồng

Trí thức trẻ

Trở lên trên