10 nấc thang cô đơn của con người: Càng sợ chúng chứng tỏ bạn càng lún sâu vào bản mệnh cô độc suốt đời
Người càng thản nhiên chấp nhận thì lại càng giỏi đối mặt với sự cô đơn.
- 17-07-2019Giáo sư hỏi: "Con bò, con cừu và con lợn cùng bị bắt, chỉ có lợn chống cự điên cuồng, vì sao?", lời đáp khiến sinh viên thông minh nhất cũng giật mình!
- 16-07-2019Cặp vợ chồng thu nhập 30 triệu đồng/tháng nhưng sống xa xỉ như triệu phú và bài học thấm thía: Sự thỏa mãn của hôm nay có thể là tương lai ngày mai sụp đổ
- 16-07-2019Bài học từ vị triệu phú tuổi 80: Bất kể trắng tay hay nghèo khó, chỉ cần dám tiêu 3 loại tiền, chúng ta sẽ ngày càng giàu có
Ngay từ khi sinh ra, đa số chúng ta đã đến với thế giới này một mình. Đến khi qua đời, chúng ta cũng sẽ rời đi một mình. Có thể thấy sự cô đơn như hình với bóng là một chuyện đương nhiên của lẽ sống mỗi người. Thế nhưng, để có thể gánh chịu nỗi cô đơn thì cần có một tinh thần mạnh mẽ và ý chí kiên cường mà không phải ai cũng có thể làm được.
Gần đây, trên mạng Internet đã xuất hiện một danh sách gồm 10 cấp độ tương ứng với 10 nấc thang cô đơn của con người được liệt kê như sau:
Cấp độ một, đi siêu thị một mình.
Cấp độ hai, đi ăn nhà hàng một mình.
Cấp độ ba, đi quán cà phê một mình.
Cấp độ bốn, đi xem phim một mình.
Cấp độ năm, đi ăn lẩu một mình.
Cấp độ sáu, đi hát karaoke một mình.
Cấp độ bảy, đi tắm biển một mình.
Cấp độ tám, đi công viên giải trí một mình.
Cấp độ chín, đi du lịch một mình.
Cấp độ 10, đi bệnh viện phẫu thuật một mình.
Ngay từ đầu, có những việc cực kỳ giản đơn mà hầu hết chúng ta đều có thể làm một mình, ví dụ như đi siêu thị, đi ăn hay uống cà phê. Thế nhưng đến những cấp độ cao hơn, sự việc trong bảng phân cấp cô đơn lại càng ít khả năng diễn ra, đặc biệt là khi đi khám sức khỏe và phải phẫu thuật một mình. Sở dĩ hành động này được cho là khó khăn nhất bởi vì thời điểm đau ốm luôn là những lúc yếu đuối nhất của con người. Người nào có thân nhân thì sẽ đi cùng thân nhân, không có người thân thì sẽ gọi bạn bè, rất ít người có đủ can đảm để một mình đối mặt với bệnh tật, nhất là trong trường hợp phải phẫu thuật. Nếu ai làm được điều đó chứng tỏ họ không chỉ quen thuộc với sự cô đơn mà còn có một tâm trí cực kỳ mạnh mẽ và kiên cường.
Nếu chúng ta đủ mạnh mẽ, chúng ta sẽ nhận ra rằng, cô đơn không phải là làm mọi việc một mình mà đó là một cảm giác không được ai quan tâm, cũng như không tìm được một nơi mà bản thân thuộc về. Có những cảm giác cô đơn là trạng thái bên ngoài nhưng cũng có những cảm giác cô đơn là cảm xúc ẩn sâu bên trong. Thứ cảm giác cô đơn số một vẫn có thể đem tới sự bình thản và yên ổn trong tâm hồn, là sự lựa chọn chủ động của chúng ta. Tuy nhiên, loại thứ hai là một dạng cảm xúc chúng ta tiếp thu một cách bị động, đem tới sự tiêu cực sâu từ trong tâm hồn với tâm trạng đau buồn, khổ sở, lạc lõng hay chênh vênh.
Chính vì thế, tâm tình khác nhau thì cái nhìn về sự vật, sự việc xảy ra xung quanh cũng sẽ khác nhau. Lấy ví dụ như, có hai người cùng bị tắc đường kẹt xe cho nên đến trễ một buổi công chiếu phim mong chờ đã lâu. Người thứ nhất tự trách bản thân tại sao không chủ động đi sớm hơn một chút. Trong khi người thứ hai lại than trời trách đất, tại sao lại tắc đường đúng vào lúc này làm mình bị muộn giờ. Tương tự như vậy, một khi nội tâm đã không chắc chắn điều gì thì chúng ta đều nhìn mọi chuyện xung quanh bằng con mắt bất an như thế. Có những chuyện tưởng chừng như rất đáng sợ nhưng đặt vào trong mắt người khác nó lại cực kỳ bình thường.
Chẳng hạn như, một anh chàng có thói quen xem phim điện ảnh một mình. Nhiều người tò mò hỏi anh rằng: "Đi như thế không thấy cô đơn hay sao?"
Anh chàng thanh niên hỏi lại: "Cô đơn ở chỗ nào cơ?"
Trước kia, bất kể là đi chơi, mua sắm hay tụ họp bình thường, anh vẫn luôn có một đám bạn thân thiết để cùng nhau vui vẻ. Một tháng ít nhất vẫn phải gặp nhau vài lần cùng ăn ăn uống uống, hỏi thăm tình huống cuộc sống của nhau. Thế nhưng dần dần, khi thời gian trôi qua, mọi người đến tuổi thành gia lập thất, mỗi người đều có cuộc sống của riêng mình cho cả gia đình và sự nghiệp. Vì thế, thời gian bạn bè tụ tập cùng nhau cũng dần dần hạn hẹp hơn. Nếu có nhu cầu mua sắm hay vui chơi gì, anh chàng phải học cách tự thỏa mãn nhu cầu của chính mình.
Thời điểm nhận ra và bình thản chấp nhận điều đó cũng là lúc chúng ta có thể trưởng thành hơn, học được cách quý trọng giá trị của thời gian hơn, và cũng hiểu được nhu cầu của chính bản thân mình hơn. Do đó, chúng ta không còn quá quan tâm tới ánh mắt đánh giá của người đời. Cho dù có đi một mình, chỉ cần chúng ta vẫn có thể vui vẻ và hạnh phúc, vậy thì không có chỗ cho sự cô đơn xuất hiện.