10 năm sắp tới Facebook sẽ làm gì?
Nhà sáng lập kiêm tổng giám đốc điều hành (CEO) Facebook Mark Zuckerberg hôm 12-4 đã công bố kế hoạch 10 năm đầy tham vọng của tập đoàn này.
- 24-03-2016Vượt qua khủng hoảng 2008, startup vô danh kiếm 400 triệu người dùng và chuẩn bị đối đầu với Facebook
- 04-03-2016Trước sức ép của Chính phủ Anh, Facebook đã không còn trốn được thuế, còn tại Việt Nam thì sao?
- 04-02-2016Mỗi giây, Facebook, Youtube và Google... kiếm được bao nhiêu tiền?
- 29-01-2016Ông chủ Facebook trở thành người giàu thứ 6 thế giới
- 28-01-2016"Mỏ vàng" quảng cáo di động giúp Facebook tăng gấp rưỡi doanh thu
F8 là sự kiện thường niên của Facebook. Đây là nơi các nhà phát triển ứng dụng gặp gỡ và xây dựng hệ sinh thái trên các nền tảng do Facebook phát triển. Năm nay F8 diễn ra ở San Francisco, California trong hai ngày 12 và 13-4.
Báo Newsweek cho biết trong bài phát biểu tại hội nghị, CEO Facebook Zuckerberg đã chia kế hoạch 10 năm về tương lai của Facebook thành 3 giai đoạn. Mục tiêu của Facebook là làm cho thế giới trở thành một nơi mà người với người kết nối với nhau nhiều hơn.
Trong nửa bài phát biểu Zuckerberg nói về việc Facebook sẽ ở đâu trong khoảng thời gian từ 3,5 đến 10 năm tới. Nửa bài phát biểu sau CEO Facebook trình bày về sự phát triển và hệ sinh thái do Facebook phát triển.
Zuckerberg cũng bày tỏ hi vọng trong tương lai chatbots, live video sẽ là những hệ sinh thái tự lực của tập đoàn này vào năm 2026.
Zuckerberg cho biết Facebook đã mở ứng dụng Messenger cho các nhà phát triển ứng dụng tạo ra những “chatbots”. CEO Facebook hi vọng rằng bằng việc tạo ra các cuộc đối thoại trực tiếp giữa người dùng và doanh nghiệp, Facebook sẽ mở rộng tầm với của mình trong dịch vụ giữa khách hàng và giao dịch doanh nghiệp.
Theo hãng tin Reuters, chatbots là các chương trình tự động hóa giúp người sử dụng kết nối với các doanh nghiệp và thực hiện các thao tác như mua hàng trực tuyến, dù trên thực tế chatbots đã xuất hiện trong vài năm gần đây.
Song, hiện nay ứng dụng này đã trở thành một đề tài nóng đối với ngành kinh doanh kỹ thuật khi có những bước tiến trong lĩnh vực trí thông minh nhân tạo. Và, có thể nói chatbots đóng vai trò quan trọng trong cách thức mà khách hàng kết nối với các doanh nghiệp.
Facebook đã công bố chatbots với một số đối tác, trong đó có trang thương mại điện tử Shopify và mạng tin tức truyền hình cáp CNN.
“Chatbots” là một phần nỗ lực của Facebook nhằm xây dựng ứng dụng tin nhắn nhanh. Đây được xem là một chiến lược đang đe dọa các trung tâm điện thoại truyền thống và có thể giúp cắt giảm chi phí cá nhân trong một số doanh nghiệp.
Dù các dịch vụ nhắn tin như Kik, Slack và Telegram đã có “chatbots” nhưng Facebook được cho là có những lợi thế vượt trội hơn.
Cụ thể, Facebook đang kiểm soát khối dữ liệu ước chừng của khoảng 1,6 tỉ người sử dụng dịch vụ chính của mạng này và khoảng 900 triệu người sử dụng ứng dụng Messenger. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ cho phép các nhà phát triển tạo “chatbots” để có thể ứng dụng thuận tiện cho người dùng lẫn doanh nghiệp như đăng ký hàng không hay đặt chỗ trước ở nhà hàng.
Facebook đã đều đặn thêm những tính năng đặc biệt trong ứng dụng Messenger từ năm 2014. Gần đây, tập đoàn này đã phối hợp với hãng hàng không KLM Royal Dutch Airlines để khách hàng của họ có thể nhận thông tin cập nhật chuyến bay và xác nhận thông tin đặt chỗ qua Messenger.
CEO Facebook nhấn mạnh tới đây, mọi cửa hàng đều có thể dùng chatbots và Messenger sẽ trở thành một cửa hàng khổng lồ, nơi mà người dùng sẽ tiếp cận được mọi dịch vụ họ cần.
Tại F8, Zuckerberg cũng đã nhìn thấy cơ hội phát triển của hệ thống AI (trí thông minh nhân tạo) của Facebook, nhất là kỹ thuật nhận dạng của hệ thống này. Ông chủ Facebook chia sẻ rằng trong tương lai giới bác sĩ y khoa có thể chẩn đoán bệnh ung thư da từ hình ảnh được gửi tới điện thoại thông minh của họ.
Live video cũng đang tạo ra bước nhảy vọt trên ứng dụng điện thoại của Facebook. Tập đoàn này đã mở ứng dụng Facebook Live API cho phép sắp xếp kế hoạch từ bất kỳ thiết bị nào.
Tuổi Trẻ