10 năm tới, dự báo 30 triệu người Việt Nam sử dụng tiền blockchain
Hiện tại, số người sở hữu tiền điện tử và sử dụng blockchain ở Việt Nam chỉ chiếm khoản 1% dân số. Tuy nhiên, với tốc độ mở rộng như hiện nay, trong khoảng 10 năm tới số lượng người sử dụng blockchain ở Việt Nam lên tới 30 triệu người.
- 25-08-2017Công nghệ blockchain đằng sau bitcoin là gì và nó được ứng dụng như thế nào?
- 19-08-2017Chân dung triệu phú tự thân 25 tuổi nhờ bitcoin: vận may đến từ 2 lần bỏ học, làm việc không lương cho quỹ đầu tư vào blockchain
- 03-08-2017Điều gì xảy ra nếu toàn bộ thế giới được vận hành bằng blockchain?
Thông tin được chuyên gia Terry O'Hearn đến từ Canada chia sẻ tại hội thảo “Tiền điện tử và chuỗi khối Blockchain” diễn ra vào chiều ngày 9/9 ở Hà Nội.
Tiền điện tử hay tiền mã hóa (cryptocurrency) là phương thức trao đổi sử dụng mật mã để đảm bảo an toàn giao dịch và kiểm soát các đơn vị tiền mới được tạo ra. Loại tiền này trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet mà không cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian, giúp giảm thiểu phí giao dịch. Người dùng sử dụng tiền điện tử được ở mọi nơi trên thế giới, thậm chí đổi thành tiền mặt khi cần thiết. Dưới hình thức đồng Bitcoin, đồng Ethereum, đồng Steem…còn là nguồn đầu tư tài chính.
Bà Jean Y.Foo, chuyên gia đến từ Singapore chỉ ra sự khác biệt giữa đồng tiền pháp định (đồng USD, euro, yên Nhật...) và đồng tiền điện tử. Nếu như đồng tiền pháp định phải thông qua bên thứ 3 (ngân hàng) để thực hiện giao dịch thì đồng tiền điện tử không có cơ quan quản lý trung gian nào cả. Bà Y.Foo cho rằng đặc điểm nổi trội của tiền điện tử là tính bảo mật cao do nó được quản lý bởi công nghệ.
Tại Việt Nam, tiền điện tử đã xuất hiện từ lâu dưới nhiều hình thức. Phổ biến nhất là loại tiền điện tử offline (thẻ trả trước, thẻ thông minh), tiền điện tử online (ví điện tử), đồng bitcoin…Xuất hiện từ năm 2009, đồng Bitcoin đang thu hút sự quan tâm của giới đầu tư. Doanh nghiệp quản lý sàn giao dịch Bitcoin đầu tiên tại Việt Nam cho biết tăng trưởng đến 2 con số mỗi năm về lượng người dùng, giá trị giao dịch trung bình mỗi ngày hàng nghìn USD.
Ông Terry O'Hearn
Blockchain là công nghệ phức hợp của các thuật toán cho phép đồng tiền ảo trong đó bao gồm bitcoin được giao dịch và xác nhận qua hệ thống các máy tính kết nối với nhau mà không phải qua trung gian.
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Đề án Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản tiền điện tử. Với Đề án này, các hình thức tiền điện tử như bitcoin có thể được thừa nhận cũng như có hình thức quản lý phù hợp.
Tại buổi hội thảo, giáo sư Hoàng Tôn Vinh cho biết trên thế giới lượng tiền mặt chỉ chiếm 10%, các thanh toàn qua thẻ ngân hàng chiếm tới 90%. Ông Vinh dự đoán "Một ngày nào đó, các bạn sẽ thấy trên thị trường tài chính sẽ không còn tiền mặt, cũng không dùng thẻ ngân hàng. Với việc sử dụng công nghệ chuỗi khối blockchain, các thanh toán sẽ dựa vào vân tay và đồng tử mắt".
Giáo sư Hà Tôn Vinh
Tính đến thời điểm hiện tại một số quốc gia đã chấp thuận sử dụng Bitcoin để thanh toán điển hình như Nhật Bản. Mới đây nhất tại Dubai, người dân có thể mua nhà bằng tiền điện tử.
Thời điểm đồng Bitcoin mới ra đời, giá trị của khoảng 30 cent/Bitcoin (tương đương khoảng 6.000 VNĐ/Bitcoin). Tuy nhiên, đồng tiền điện tử này có thời điểm đạt đỉnh tới 5.000 USD. Ông Vinh giải thích nguyên nhân của việc đồng bitcoin tăng giá mạnh mẽ tới vậy là do nhiều nhà đầu tư đầu cơ. Điều này đã tạo nên hàng trăm triệu phú đô la trong vòng chưa đến 1 thập kỉ đồng thời làm cho toàn thế giới công nghệ và tài chính nghiên cứu các ứng dụng mở rộng ra các ngành khác, kể cả việc quản lý dữ liệu chính phủ. Khoảng 2 tỷ USD đầu tư vào nghiên cứu ứng dụng Blockchain trong 5 năm thông qua các quỹ.
Người đồng hành